Tôm hùm đất ‘chiếm’ ruộng lúa của nông dân Trung Quốc
Nghiên cứu mới cho thấy nông dân Trung Quốc đang giảm trồng lúa và tăng cường đào mương nước nuôi tôm.
Nhiều nông dân Trung Quốc đang giảm trồng lúa để nuôi tôm hùm đất. Ảnh: SCMP.
Sự bùng nổ của nghề nuôi tôm hùm đất đang ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh lương thực Trung Quốc, khiến các nỗ lực của chính phủ nhằm xóa nghèo và đảm bảo tự cung cấp đủ lương thực gặp khó khăn, SCMP hôm 7/8 đưa tin.
Do nhu cầu từ người tiêu dùng trẻ tăng lên, sản lượng tôm hùm đất hàng năm cũng tăng hơn 30 lần từ năm 2003 – 2018, trở thành ngành công nghiệp trị giá 369 tỷ NDT (53 tỷ USD), theo Bộ Nông nghiệp và Các vấn đề Nông thôn Trung Quốc. Diện tích đất cần thiết để nuôi tôm hùm đất cũng mở rộng, làm giảm đất trồng trọt cho mùa đông, theo nghiên cứu 5 năm của Viện hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc (CAAS).
Các nhà nghiên cứu xem xét sự kết hợp giữa việc nuôi thủy sản và trồng lúa. Theo đó, nông dân nuôi cá hoặc động vật giáp xác trong những mương nước dưới ruộng. Nhóm chuyên gia nhận thấy nông dân đang đào mương rộng hơn và biến những cánh đồng ngập nước theo mùa thành ngập quanh năm để nuôi tôm hùm đất, khiến diện tích đất khô ráo dành cho cây trồng mùa đông giảm.
Video đang HOT
Ví dụ, trong 667.000 ha ruộng lúa kết hợp tôm hùm đất ở trung lưu sông Dương Tử hiện nay, khoảng một nửa từng được dùng để trồng trọt vào mùa đông. “Ngập nước kéo dài gây hại cho chất lượng đất. Điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến chiến lược an ninh lương thực của Trung Quốc”, Liu Hongbin, nhà khoa học tại CAAS, cho biết.
Tôm hùm đất có thể bán giá cao. Một số chính quyền địa phương cũng khuyến khích nông dân kết hợp trồng lúa với nuôi thủy sản để tăng thu nhập. Truyền thông cũng đưa tin về một trong 10 nông dân thành công nhất năm ngoái, cho thấy hiệu quả của việc trồng lúa và nuôi tôm hùm đất trong cùng một mảnh ruộng.
Tuy nhiên, nghiên cứu của CAAS cho thấy nhiều nông dân trồng lúa đang ưu tiên nuôi tôm hùm đất. Một số trường hợp, họ thậm chí không thu hoạch lúa mà chỉ để đó làm thức ăn cho tôm. Số khác mở rộng mương nước và thu hẹp diện tích đất trồng chỉ còn 40%.
Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và Các vấn đề Nông thôn Trung Quốc, 75% trong 1,1 triệu ha dùng để nuôi tôm hùm đất năm 2018 là ruộng lúa kết hợp. Diện tích này dự kiến tăng lên thành 1,3 triệu ha trong năm nay. 5 tỉnh nuôi nhiều tôm hùm đất nhất gồm Hồ Bắc, Hồ Nam, An Huy, Giang Tô và Giang Tây, chiếm 90% sản lượng cả nước. Tại những tỉnh này, diện tích nuôi tôm hùm đất tăng gấp 2,8 lần trong giai đoạn 2012-2018, theo nghiên cứu của CAAS.
Sự thật về loài rắn nhỏ bé bị cho là độc đến mức "cắn là chết" khiến nhiều người kinh sợ
Nơi ở ưa thích của chúng là nơi nhiều gỗ mục và dưới đất ẩm, gần tổ kiến, tổ mối.
Rắn giun có hình dáng giống giun đất nhưng màu đen bóng và có vảy - Ảnh: Internet
Rắn giun (tên khoa học Typhlopidae) là một loài thuộc họ Rắn Mù. Chúng có ngoại hình rất giống giun đất nên thường bị nhầm, tuy nhiên rắn giun có màu đen bóng, nếu nhìn dưới ánh sáng sẽ thấy da chúng ánh lên. Rắn giun có vảy và không phân đốt, đặc điểm để phân biệt với giun đất. Đặc biệt, rắn giun cũng có một chiếc lưỡi chẻ đặc trưng của loài rắn.
Rắn giun có thể bắt gặp ở nhiều nơi trên thế giới, thường ưa thích những nơi có khí hậu ôn hòa. Nơi ở ưa thích của chúng là nơi nhiều gỗ mục và dưới đất ẩm, gần tổ kiến, tổ mối. Người nông dân thường rất dễ bắt gặp rắn giun mỗi khi cuốc đất trên đồng.
Ở nhiều nơi, rắn giun có màu hồng nhạt thay vì đen - Ảnh: Internet
Dù kích thước của chúng rất bé nhưng khá nhiều người kinh sợ trước loài rắn này. Trong dân gian thường đồn đại rằng rắn giun cực kỳ độc, chỉ cần bị cắn trúng là cầm chắc cái chết.
Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy. Rắn giun là một loài vật hoàn toàn vô hại với con người. Miệng của chúng quá bé và không có răng nanh nên không thể cắn người. Chúng cũng không hề có nọc độc vì không cần phải săn mồi. Thức ăn chủ yếu của rắn giun là trứng kiến và trứng mối.
Rắn giun bị nhiều người xem là loài rắn cực kỳ nguy hiểm - Ảnh: Internet
Vì sống thường xuyên dưới lòng đất nên thị lực của rắn giun hoàn toàn suy giảm, đôi mắt chúng không thể nhìn và chủ yếu sử dụng lưỡi để dò đường. Thông qua chiếc lưỡi này, chúng có thể "nếm" không khí và đánh giá độ ẩm, sự lay động trong không khí, mùi của các sinh vật khác và nơi dẫn đến thức ăn.
Lưỡi là công cụ dò đường của rắn giun - Ảnh: Internet
Rắn giun là loài sinh sản đơn tính. Chúng không có con đực, toàn bộ rắn giun phát hiện được trong tự nhiên đều là rắn cái. Chúng đẻ trứng và con non nở ra từ trứng cũng là con cái.
Cũng giống như giun, rắn giun là loài hữu ích với con người. Chúng đào đất giúp cho đất tơi hơn, nhiều dinh dưỡng và thoáng khí, có lợi cho cây trồng.
Phát hiện tôm hùm xanh cực hiếm, 200 triệu con mới có một Một con tôm hùm mới được đưa đến vườn thú sau khi nhân viên nhà hàng ở Mỹ nhận thấy con tôm hùm này có lớp vỏ bên ngoài khác biệt so với đồng loại. Nhân viên nhà hàng phát hiện con tôm hùm có màu xanh khác biệt so với đồng loại. Theo USA Today, con tôm hùm may mắn chưa bị...