Tóm gọn nhóm chuyên “hack Facebook” để lừa đảo
Qua công tác nắm tình hình, thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Bình Phước xảy ra nhiều vụ việc người dùng mạng xã hội Facebook bị “hack” tài khoản cá nhân, sau đó đối tượng sử dụng tài khoản này để nhắn tin đến người thân, bạn bè của họ để mượn tiền hoặc nhờ chuyển tiền giùm rồi chiếm đoạt.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà các bị hại không trình báo vụ việc đến cơ quan Công an nên đã gây khó khăn trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bình Phước nắm được thông tin: Chị L.T.T.N (33 tuổi, trú tại huyện Đồng Phú) là một trường hợp bị hack tài khoản Facebook. Các đối tượng đã hack tài khoản Facebook của chị, sau đó lừa nhiều bạn bè của chị N để chiếm đoạt với số tiền 55 triệu đồng.
Tổ chức truy xét trên không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh đã xác định được đây là một nhóm đối tượng hoạt động chuyên nghiệp hiện đang có mặt tại tỉnh Quảng Trị.
Đối tượng Nguyễn Đức Thủy và Nguyễn Xuân Quí tại cơ quan Công an.
Ngay sau khi xác định được nhóm đối tượng, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước đã phân công một tổ công tác ra Quảng Trị phối hợp với các đồng nghiệp tại Công an tỉnh Quảng Trị để tiến hành điều tra, xác minh. Qua nhiều ngày kiên trì điều tra xác minh, thu thập thông tin tài liệu, tổ công tác đã xác định được đối tượng và tiến hành triệu tập đến cơ quan Công an làm việc.
Video đang HOT
Các đối tượng được triệu tập là: Nguyễn Đức Thủy, 20 tuổi, trú thôn Tân Kiên, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị và Nguyễn Xuân Quí, 22 tuổi, trú thôn An Thuận, xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Tại cơ quan Công an, các đối tượng đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Cụ thể: Thủy và Quí sử dụng đường link “hack” tạo trên mạng Internet gửi tin nhắn qua Messenger nhờ bình chọn kèm đường link cho nhiều người để “hack” tài khoản, khi người nhận truy cập đường link để bình chọn sẽ dẫn đến trang website có giao diện “tài năng nhí”… để tham gia bình chọn thì phải điền đầy đủ thông tin đăng nhập tài khoản Facebook.
Lúc này các đối tượng sẽ lấy được thông tin đăng nhập sử dụng cho việc “hack” tài khoản Facebook. Sau khi “hack” được tài khoản, các đối tượng nghiên cứu mục tin nhắn Messenger, xem cách thức chủ tài khoản nhắn tin với bạn bè, người thân rồi giả mạo là chủ tài khoản nhắn tin cho bạn bè, người thân của họ để mượn tiền với nhiều lý do khác nhau, yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp để chiếm đoạt.
Các đối tượng khai nhận từ tháng 01/2022 đến nay đã “hack” trên 300 tài khoản Facebook của nhiều người ở nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước để chiếm đoạt tổng số tiền khoảng 1,2 tỷ đồng. Cơ quan Công an đã thu giữ các tang vật gồm: 1 laptop, 5 ĐTDĐ là phương tiện các đối tượng sử dụng để “hack” tài khoản Facebook, 4 tài khoản ngân hàng các đối tượng dùng để nhận tiền của bị hại, cùng nhiều đồ vật, tài liệu có liên quan.
Quá trình điều tra mở rộng, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bình Phước xác định đối tượng Phạm Văn Sơn, 25 tuổi, trú xã Triệu Thành, huyện Triệu Sơn, tỉnh Quảng Trị có liên quan đến vụ án và đang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ tổ chức truy tìm.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thông báo để nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác không bị rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo với thủ đoạn tương tự. Tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link, trang web lạ khi chưa tìm hiểu kỹ. Đồng thời, đề nghị những ai là bị hại liên quan đến vụ án hãy liên hệ với Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Bình Phước (găp cán bộ điều tra Phạm Văn Quỳnh, SĐT 0916221133) để được giải quyết theo quy định pháp luật.
Hoãn phiên tòa xét xử Trương Châu Hữu Danh
Một số luật sư có đơn đề nghị hoãn phiên tòa xét xử Trương Châu Hữu Danh và các bị cáo.
TAND huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) đã xem xét, thời gian xét xử các bị cáo sẽ dời sang ngày khác.
Ngày 11/10, bà Trương Thụy Đang Phượng, Chánh án TAND huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) cho biết, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Châu Hữu Danh (SN 1982, ngụ tỉnh Long An), Nguyễn Phước Trung Bảo (SN 1982), Đoàn Kiên Giang (SN 1985), Nguyễn Thanh Nhã (SN 1980, cùng ngụ TP Hồ Chí Minh) và Lê Thế Thắng (SN 1982, ngụ TP Hà Nội), sẽ được dời sang ngày khác.
Theo lịch xét xử, phiên tòa dự kiến diễn ra vào ngày mai (12/10). Một số luật sư bào chữa cho các bị cáo đã có đơn đề nghị hoãn phiên toà do không thể đến tham dự vì tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp. TAND huyện Thới Lai đã xem xét, chấp nhận đơn đề nghị hoãn phiên tòa và thời gian xét xử vụ án sẽ được thông báo sau.
Trương Châu Hữu Danh và các bị cáo trong vụ án.
Hồi cuối tháng 8, Viện KSND huyện Thới Lai đã ban hành cáo trạng truy tố 5 bị cáo nói trên cùng về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích, Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo cáo trạng, năm 2019, Danh cùng với các bị cáo nêu trên tạo Fanpage "Báo Sạch", Group "Làm Báo Sạch" và kênh Youtube "BS Channel" để viết, đăng 47 bài, video về các chủ đề được dư luận quan tâm trên Facebook. Trong đó Bảo, Danh giữ vai trò quản trị viên. Nhã, Giang và Thắng giữ vai trò biên tập viên. Cả 5 thành viên đều có sự thống nhất khi đăng các bài viết.
Quá trình cùng nhau thành lập các tài khoản nói trên để đăng bài viết, các bị cáo nhận hợp đồng làm truyền thông quảng cáo cho doanh nghiệp thu hơn 2,8 tỷ đồng và chia nhau hưởng lợi.
Cụ thể Nhã hưởng lợi 245 triệu đồng, Giang 250 triệu đồng, Thắng 260 triệu đồng, Danh 300 triệu đồng và Bảo 410 triệu đồng. Bảo còn giữ riêng 500 triệu đồng từ hợp đồng làm truyền thông cho một tập đoàn nhưng chưa chia cho thành viên trong nhóm.
Cuối tháng 12/2020, Danh bị bắt. Bảo, Giang, Nhã và Thắng đều rời khỏi nhóm. Thắng trực tiếp thao tác xóa Fanpage "Báo Sạch", kênh Youtube "BS Channel" và tự thoát khỏi Group "Làm Báo Sạch".
Theo Viện KSND huyện Thới Lai, các bị cáo lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để viết, đăng tải, phát tán thông tin chưa kiểm chứng, không đúng sự thật, tiêu cực, một chiều để đăng tải, phát tán công khai trên mạng xã hội.
Việc làm của các bị cáo nhằm hướng dư luận theo ý thức chủ quan, làm cho người đọc hiểu nhầm, hiểu sai sự thật, tạo điều kiện cho các phần tử lợi dụng tham gia bình luận tiêu cực, kích động một số người có nhận thức lệch lạc tham gia chống phá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước...
Vết trượt dài của một thầy giáo Từng là sinh viên đại học sư phạm, từng đi dạy tại một số trường tư thục trên địa bàn Hà Nội, thế nhưng Thuận đã trượt dài, tham gia vào hội nhóm chống phá Đảng, Nhà nước. Vừa đi dạy vừa chống phá Nhà nước Bùi Văn Thuận (SN 1981) sinh ra và lớn lên tại xã Bảo Hiệu (huyện Yên Thủy,...