Tokyo và nỗ lực tăng ngân sách quân sự
Đối mặt với mối đe dọa ngày càng tăng của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, Nhật Bản bắt đầu “giải phóng bản thân” khỏi những hạn chế lịch sử quân sự để xây dựng một quân đội tốt hơn cho an ninh quốc gia.
Đủ sức mạnh tấn công
Hiến pháp Nhật được ban hành năm 1947 khi Nhật bị chiếm đóng bởi lực lượng Đồng minh trong bối cảnh Thế chiến II. Nhật thời quân phiệt đã hành động tàn bạo trong chiến tranh, gồm giết người và cưỡng bức lao động hàng triệu tù nhân chiến tranh và thường dân, nô dịch phụ nữ, tiến hành thí nghiệm gây chết người và tra tấn. Do đó, khi phác thảo Hiến pháp Nhật, Mỹ khẳng định Hiến pháp Nhật bao gồm các quy định hòa bình. Đáng chú ý nhất, Điều 9 quy định rằng, Nhật phải từ bỏ chiến tranh, không sử dụng và đe dọa vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế và tuyên bố từ bỏ quyền duy trì lực lượng vũ trang.
Thủ tướng Shinzo Abe đã đạt được các mục tiêu ban đầu cho chương trình bình thường hóa quân đội Nhật
Sau Thế chiến II, Nhật Bản chỉ có quân đội chiếm đóng và một lực lượng cảnh sát nhỏ để bảo vệ an ninh nội địa. Đến năm 1950, khi các binh sĩ Nhật tham gia cuộc chiến Triều Tiên, quân đội Nhật về cơ bản là không có khả năng tự vệ. 4 năm sau, Tokyo tạo ra một lực lượng bán quân sự: Cục Phòng vệ. Luật pháp Nhật Bản quy định Lực lượng Phòng vệ chỉ được sử dụng để duy trì phòng thủ, hạn chế triển khai ở nước ngoài và ngăn cản hợp tác phát triển vũ khí với các nước. Các giới hạn này cuối cùng đã giảm. Với hơn 240.000 người, khoảng 400 máy bay chiến đấu, 3 tàu sân bay, 16 tàu ngầm và 47 tàu khu trục, Lực lượng Phòng vệ hiện có thể thể hiện sức mạnh tấn công bên ngoài phạm vi Nhật Bản. Nhiệm vụ của họ đã vượt ra ngoài nhu cầu an ninh quốc gia. Ví dụ, Nhật Bản đã gửi Lực lượng Phòng vệ tới Iraq cho chương trình tái thiết. Và trong năm 2011, Tokyo đã bắt đầu hợp tác sản xuất vũ khí với Washington.
Tuy nhiên, cho đến gần đây, Lực lượng Phòng vệ vẫn bị giới hạn nghiêm trọng. Nhật Bản không thể tiến hành các trường hợp phòng vệ tập thể với nước khác. Ví dụ, mặc dù với liên minh quốc phòng với Mỹ, Tokyo lại bị cấm bắn hạ tên lửa Bình Nhưỡng trong không phận họ nếu tên lửa hướng đến Mỹ chứ không phải Nhật. Ngoài ra, Tokyo cũng bị cấm xuất khẩu vũ khí. Trong khi đó, môi trường an ninh xấu đi những năm gần đây do các mối đe dọa ngày càng tăng. Từ năm 2006, Bình Nhưỡng đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân, có khả năng phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có khả năng tấn Nhật Bản…
Ngân sách quân sự Trung Quốc, theo con số công bố chính thức, đã tăng gấp 4 lần trong thập niên qua (hiện gần 132 tỉ USD), trong khi kinh phí quân sự Tokyo lại giảm trong cùng thời gian (hiện gần 49 tỉ USD). Trung Quốc chi tiêu quân sự nhiều hơn so với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam cộng lại. Phát triển khả năng quân sự tấn công mạnh mẽ hơn, Trung Quốc tích cực khẳng định âm mưu kiểm soát Biển Đông, nơi Senkaku được quản lý bởi Tokyo là đối tượng tranh chấp của Nhật Bản và Trung Quốc, nơi là ngư trường phong phú, có trữ lượng dầu khí tiềm năng và là nơi có tuyến hàng hải thương mại quan trọng.
Tháng 1-2013, tàu chiến Trung Quốc đã khóa radar nhắm vào một máy bay trực thăng và tàu khu trục Hải quân Nhật. Tháng 11-2013, Bắc Kinh mở rộng khu vực xác định phòng không phủ rộng phần lớn Biển Đông. Trong một năm tính đến tháng 3-2014, không quân Nhật đã đụng độ máy bay Trung Quốc 415 lần (tăng 36% so với năm trước). Vào tháng 5 và tháng 6-2014, máy bay chiến đấu Trung Quốc đã chặn máy bay giám sát Nhật trên vùng trời tranh chấp đến mức suýt va chạm. Trong suốt thời gian này, Trung Quốc tiến hành loạt tập trận quân sự mà Hải quân Hoa Kỳ gọi là sự chuẩn bị cho một cuộc chiến chớp nhoáng để chiếm các hòn đảo tranh chấp với Nhật.
Tổng tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Shigeru Iwasaki và Tổng tham mưu trưởng Quân lực Hoa Kỳ Martin Dempsey trong cuộc gặp tại Mỹ ngày 3-4-2014
Trong bối cảnh trên, Tokyo nghiên cứu sự tụt giảm ngân sách quân sự Washington, sự mệt mỏi chiến tranh của cử tri Mỹ, và sự mở rộng danh sách các cuộc khủng hoảng ở Đông Âu và Trung Đông khiến Mỹ phải can thiệp, bằng cách này hay cách khác… Tất cả đều khiến nguồn lực Mỹ đối với châu Á bị giảm đáng kể. Cục xương khó nuốt Syria rồi sự kiện Crimea và tiếp đó là chiến dịch bành trướng của Trung Quốc, bao gồm loạt sự kiện trục xuất tàu Philippines khỏi vùng tranh chấp bãi cạn Scarborough hoặc đánh chìm tàu cá Việt Nam. Mỹ đã phản ứng ít hơn so với những cam kết của họ. Nhật Bản bắt đầu nhìn thấy một tổng thống Mỹ quá thận trọng khi đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng thế giới. Tokyo buộc phải tự lo.
Năm 2013, Nhật tăng ngân sách quân sự lần đầu tiên trong 11 năm. Thứ hai, vào tháng 12-2013, Nhật thành lập Hội đồng An ninh quốc gia và công bố tài liệu chiến lược đầu tiên, trong đó tập trung việc chống lại Trung Quốc và tăng cường khả năng quân sự Nhật Bản. Thứ ba, tháng 4-2014, Tokyo kết thúc lệnh cấm xuất khẩu vũ khí và tuyên bố cùng phát triển vũ khí với nước ngoài, như lâu nay với Mỹ. Thứ tư, tháng 7-2014, Nội các Nhật Bản diễn dịch lại Điều 9 Hiến pháp để cho phép Nhật tham gia các chiến dịch phòng vệ tập thể. Động thái này đặt nền tảng cho Lực lượng phòng vệ sử dụng vũ lực ở nước ngoài để bảo vệ đồng minh ngay cả khi Nhật không bị tấn công. Tất cả nhằm mang lại một “phương pháp” mới để chống lại chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc.
Trung Quốc từng bước ép vấn đề chủ quyền lãnh thổ thông qua các hành động khiêu khích dân sự ở mức độ thấp (chẳng hạn sử dụng tàu dân sự để tuần tra, phong tỏa hoặc trục xuất). Năm ngoái, để hỗ trợ cho chiến lược này, Trung Quốc đặt các lực lượng hàng hải dân sự, bao gồm bảo vệ bờ biển, đánh cá và phương tiện giám sát, dưới sự kiểm soát của một cơ quan phi quân sự duy nhất. Để ngăn chặn phản ứng nghiêm trọng của Mỹ, Trung Quốc tránh xung đột cường độ cao (như xâm lược một quốc gia) và chủ yếu giữ quân đội không trực tiếp tham gia các hành động khiêu khích, nếu có, chỉ ở mức độ thấp.
Video đang HOT
Sự trưởng thành của quân đội Nhật có thể là câu trả lời cho vấn đề Trung Quốc, vì nó có thể tăng cường năng lực quân sự của cá nhân lẫn tập thể, giúp Mỹ có thể tránh trực tiếp xử lý các hành động khiêu khích ở mức độ thấp từ Trung Quốc và dành nguồn lực tập trung vào các mối đe dọa cấp cao hơn. Để thực hiện chiến lược này, quân đội Nhật phải có được thông số hoạt động rộng hơn, từ trên không, đất liền đến hàng hải; phải có khả năng giám sát mạnh để bảo vệ (và có thể lấy lại) các hòn đảo cũng như hỗ trợ các nước láng giềng.
Mối quan tâm của châu Á
Nhật Bản không cần phải mua nhiều vũ khí đắt tiền khi mà ngân sách giới hạn trong khi tình hình kinh tế chưa hồi phục. Từ nay đến năm 2019, Nhật Bản hy vọng có thêm 6 tàu ngầm, 3 máy bay trinh sát, 17 trực thăng Osprey, 52 phương tiện đổ bộ, 4 máy bay tiếp liệu, 7 tàu khu trục hải quân bổ sung, thêm 4 máy bay tuần tra hàng hải và 28 chiến đấu cơ F-35. Nhật cũng tái phối trí các nguồn lực quân sự về phía nam để được gần khu vực tranh chấp với Trung Quốc.
Việc bình thường hóa quân sự của Nhật báo hiệu sự tạo ra một hệ thống liên minh mới ở châu Á. Hòa bình trong khu vực được bảo đảm chủ yếu thông qua các mối quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ trên một mặt; Nhật Bản và Hàn Quốc trên một mặt khác. Mỹ có thể dựa vào các liên minh hẹp thay vì nuôi dưỡng các mối quan hệ đa phương. Washington và nhiều nước láng giềng Tokyo, bao gồm Australia, Ấn Độ, Philippines và Việt Nam, đều ủng hộ kế hoạch bình thường hóa quân sự của Nhật Bản. Quan chức chính phủ cấp cao của gần như tất cả quốc gia nói trên đã công khai bày tỏ ủng hộ hành động của Nhật Bản.
Và trong quá trình thúc đẩy Thủ tướng Shinzo Abe trong việc diễn giải Điều 9, hợp tác quân sự giữa Nhật Bản với các quốc gia khu vực đã tăng dần, trong đó có huấn luyện quân sự và viện trợ, phát triển vũ khí chung và bán vũ khí. Thậm chí Đài Loan, nơi có cùng quan điểm Trung Quốc trong một số vấn đề tranh chấp chủ quyền, cũng tỏ ra ủng hộ Nhật. Cựu lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy nói rằng việc Nhật Bản triển khai quân đội từ phòng vệ sang tấn công sẽ làm cho khu vực an toàn hơn. Đài Loan dường như đã không công khai phản đối việc Nhật xây một trạm radar và sắp triển khai quân đội trên đảo Yonaguni, cách 67 dặm từ Đài Loan và 93 dặm từ quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh, Tokyo và Đài Bắc cùng tranh chấp.
Trung Quốc có thể ngăn cản mối quan hệ Mỹ – Hàn Quốc thành một liên minh ba bên với Nhật Bản. Do đó, trong kịch bản đối phó Trung Quốc, Tokyo phải hàn gắn rạn nứt với Seoul. Các nhà quan sát cho rằng, nếu Nhật Bản tỏ ra biết luật chơi, Hàn Quốc cũng nên công khai thừa nhận sự hòa giải của Nhật như một trận chung kết có tỉ số hòa. Các nước châu Á yếu cần cân nhắc có nên cân bằng giữa việc chống lại với việc “nối toa” với Trung Quốc. Nhìn chung, với lý lịch hòa bình của Nhật kể từ sau Thế chiến II, một sự đồng thuận đang hình thành mà quan hệ quân sự gần gũi hơn với một nước Nhật Bản hồi sinh (và đồng minh của Mỹ) là con đường an toàn hơn về phía trước, đối với nhiều quốc gia châu Á hiện nay.
Theo Petrotimes
Tân Tổng thư ký NATO và những thách thức trong nhiệm kỳ mới
Cựu Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã nhậm chức Tổng thư ký NATO, thay thế người tiền nhiệm Anders Fogh Rasmussen, trong bối cảnh liên minh quân sự này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, mối quan hệ xấu đi với Nga và mối đe dọa từ các nhóm khủng bố.
Tân Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Không có kinh nghiệm quốc phòng
Ông Stoltenberg, 55 tuổi, đã trở thành tổng thư ký thứ 13 của NATO kể từ ngày 1/10.
Cựu Thủ tướng Na Uy dường như không phải là một lựa chọn thích hợp cho chức tổng thư ký NATO vì lý do ông là một nhà kinh tế không có kinh nghiệm quốc phòng.
Ông Stoltenberg từng phục vụ trên cương vị thủ tướng tại đất nước của ông với 3 nhiệm kỳ. Ông từng trở thành thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Na Uy khi trở thành thủ tướng ở tuổi 40 vào năm 2000 và tại vị cho tới năm 2001. Sau đó, ông trở lại ghế thủ tướng và phục vụ 2 nhiệm kỳ liên tiếp từ 2005-2013.
Ngoài 3 nhiệm kỳ làm thủ tướng, ông Stoltenberg còn từng đứng đầu các bộ trong các nội các cầm quyền khác nhau nhưng chưa từng giữ bộ trưởng quốc phòng. Vào đầu những năm 1990, ông Stoltenberg là thành viên của Ủy ban quốc phòng Na Uy và đây có lẽ là vị trí duy nhất gắn kết ông với NATO.
Khi còn trẻ, ông Stoltenberg từng phản đối Na Uy gia nhập khối liên minh quân sự và các chính sách gây tranh cãi của Mỹ. Trong cuộc biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam, ông Stoltenberg từng đập vỡ cửa sổ tại tòa nhà đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Oslo. Ông cũng phản đối liên minh quân sự phương Tây.
Nhưng về sau này ông Stoltenberg đã thay đổi quan điểm đối với NATO.
Trên cương vị thủ tướng, ông Stoltenberg đã chịu trách nhiệm về các sứ mệnh quân sự quốc tế: NATO tham gia vào cuộc chiến tại Afghanistan, chiến dịch không kích tại Libya. Điều này đã giúp ông và Na Uy giành được sự ủng hộ của Mỹ.
Nhờ đó, Mỹ và các quốc gia thành viên khác của NATO đã quên đi những hành động thời trẻ của Stoltenberg và ông dần dần nổi lên thành ứng viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo NATO.
Những thách thức to lớn
Ông Stoltenberg nhậm chức trong bối cảnh NATO đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Trong cuộc họp báo đầu tiên trên cương vị mới, tân Tổng thư ký NATO đã nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng tại Ukraine, mối quan hệ giữa NATO với Nga và cuộc chiến chống khủng bố là những vấn đề ưu tiên hàng đầu của ông.
Giới phân tích cho hay, NATO đã tìm thấy một mục đích mới do cuộc khủng hoảng tại Ukraine, nhưng ông Stoltenberg cũng ý thức rằng khối quân sự phương Tây còn phải đối mặt với nhiều thách thức khác và lâu dài.
Cuộc xung đột với Nga chắc chắn sẽ đòi hỏi ông Stoltenberg vận dụng tất cả các kỹ năng ngoại giao cả trong và bên ngoài khối NATO. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra khi ông nhậm chức là: Làm cách nào để NATO có thể bảo vệ các quốc gia thành viên ở phía đông nhằm chống lại sự ảnh hưởng của Nga mà không gây ra một cuộc đối đầu quân sự công khai với Mátxcơva?
NATO sẽ phải thúc đẩy một mối quan hệ hợp tác với Nga do các mối đe dọa lớn hơn - sự phổ biến vũ khí hạt nhân, khủng bố, tình trạng bất ổn tại Trung Đông - mà cả hai bên phải đối mặt.
NATO nên duy trì các biện pháp hợp tác với Nga về lâu dài, điều đó có thể đồng nghĩa với việc phải có cách thức tiếp cận thận trọng và thực tế về Ukraine.
Tiền cũng là một vấn đề đối với 28 quốc gia thành viên của NATO.
Trước khi cuộc khủng hoảng tại Ukraien bùng phát, Mỹ đã nhiều lần hối thúc các đồng minh NATO tại châu Âu chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng. Những yêu cầu này ngày càng trở nên khẩn thiết hơn.
Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng đã khiến các lực lượng của NATO bị "đuối sức" nghiêm trọng nhằm thực thi sự răn đe với Nga ở phía đông châu Âu, trong khi đối mặt với mối đe dọa ngày càng gia tăng ở Bắc Phi và Trung Đông.
Khi Mỹ chuyển sự tập trung sang châu Á-Thái Bình Dương, Washington sẽ mong muốn nhiều hơn từ các đồng minh, vốn sẽ phải định hình xem họ phải làm thế nào để thiết lập an ninh và sự ổn định từ Đông Âu tới Trung Á, và từ Trung Đông tới Bắc Phi.
Tình trạng bất ổn tại Trung Đông và châu Phi đang gây ra những mối nguy hiểm phức tạp, vốn cũng cần một câu trả lời.
Tại Afghanistan, NATO đang kết thúc sứ mệnh chiến đấu dài nhất trong lịch sử trong khi vẫn thực hiện sứ mệnh huấn luyện và cố vấn sau năm 2014.
Tại hội nghị thượng đỉnh của NATO ở xứ Wales hồi đầu tháng 9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi các đồng minh ủng hộ một liên minh quốc tế rộng lớn nhằm đánh bại nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria.
Hội nghị sau đó nhất trí tăng cường sự sẵn sàng của NATO, thiết lập một lực lượng phản ứng nhanh để đối mặt với các cuộc khủng hoảng trong tương lai, và quan trọng là tăng chi tiêu quốc phòng sau nhiều năm giảm.
"Chúng tôi đã tái khẳng định nhiệm vụ trung tâm của liên minh. Một cuộc tấn công có vũ trang nhằm chống lại một quốc gia sẽ được xem là một cuộc tấn công nhằm vào tất cả các thành viên của liên minh. Đây là một quy định hiệp ước bắt buộc. Đó là điều không phải bàn cãi", ông Obam nói.
Stoltenberg "sẽ phải tập trung vào việc thực thi điều mà liên minh đã quyết định tại hội nghị", Jan Techau, giám đốc tổ chức nghiên cứu chính sách Carnegie Europe tại Brussels, nhận định.
Cam kết nhằm dành 2% GDP cho quân sự trong vòng 10 năm - một mục tiêu mà hầu hết các quốc gia thành viên NATO không đạt được hiện nay - sẽ là rất khó khăn: một số quốc gia có thể không tuân thủ điều đó, những người khác sau đó sẽ làm theo. Đây là một trò chơi chính trị đòi hỏi cần phải rất khéo léo.
Tại cuộc họp báo trong ngày đầu nhậm chức, ông Stoltenberg cho biết Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ là những quốc gia đầu tiên mà ông sẽ tới thăm trên cương vị tổng thư ký NATO. Điều này phản ánh các mối quan tâm của ông trong nhiệm kỳ này.
Ba Lan ngày càng có ảnh hưởng tại châu Âu và có vị trí chiến lược trong mối quan hệ phức tạp hiện thời giữa NATO và Nga. NATO đã tăng cường sự hiện diện và nỗ lực tại cả Ba Lan và khu vực Baltic như một biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Chuyến thăm của ông Stoltenberg tới Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy các ưu tiên của tân Tổng thư ký NATO. Do Syria và Iraq nằm ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, các mối đe dọa từ nhóm khủng bố IS có thể trở thành thách thức lớn đối với liên minh quân sự và nhà lãnh đạo mới của khối.
NATO đang chờ đợi xem ông Stoltenberg sẽ chọn phong cách lãnh đạo nào để giải quyết tất cả vấn đề phức tạp mà khối phải đối mặt.
Người tiền nhiệm của ông Stoltenberg vốn nổi tiếng là cứng rắn và đơn độc về quan điểm. Thách thức cho ông Stoltenberg sẽ là làm thế nào để đạt được sự đồng thuận trong liên minh, nơi tất cả các quyết định phải được thông qua bằng sự nhất trí của 28 quốc gia thành viên.
An Bình
Tổng hợp
Theo dantri
Tổng thống Ukraine ra lệnh hủy bỏ quy chế không liên minh Ngày 25-9, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ra lệnh cho nội các nước này bãi bỏ quy chế không liên minh, mở đường cho Ukraine gia nhập các liên minh quân sự. Trong một tuyên bố cùng này, quốc hội nước này cho biết: "Sắc lệnh bãi bỏ quy chế không liên minh của Ukraine đã được đăng ký lên quốc hội...