Tokyo “mặc cả” về chi phí cho các căn cứ Mỹ tại Nhật
Chính quyền Tokyo đã thông báo với Washington rằng, họ muốn cắt giảm hàng tỷ Yên từ khoản chi phí kếch xù mà Nhật phải chi trả để duy trì hoạt động của các căn cứ Mỹ tại Nhật cũng như lương cho quân nhân nước này đang đồn trú ở đây, theo South China Morning Post.
Tờ Mainichi Shimbun của Nhật đưa tin, Tokyo đã thông báo với Washington rằng, sau khi dự luật an ninh mới của Nhật được thông qua gần đây, nước này cần phân bổ ngân sách cho lĩnh vực quốc phòng riêng của nước này.
Do đó, Tokyo muốn trả ít hơn khoản chi phí để duy trì hoạt động của các căn cứ Mỹ tại nước này cho phù hợp với dự trù ngân sách năm 2016.
Các máy bay đậu tại căn cứ không quân Futenma của Mỹ ở Ginowan, tỉnh Okinawa, Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo)
Hiện Tokyo đang phải chi trả 189,9 tỷ Yên mỗi năm, tương đương 90% tổng số tiền phải chi trả cho 25.000 nhân viên Nhật Bản đang làm việc tại các căn cứ quân sự Mỹ cũng như 100% chi phí tiện ích ở các căn cứ này.
Video đang HOT
Chính quyền Tokyo đang muốn đàm phán để không phải gánh toàn bộ 100% chi phí tiện ích ở các căn cứ quân sự của Mỹ. Việc này sẽ giúp Nhật Bản tiết kiệm hàng chục tỷ Yên mỗi năm.Theo South China Morning Post, Đại sứ quán của Mỹ tại Tokyo hiện từ chối bình luận về thông tin này.
Nhật Bản bắt đầu phải trang trải các chi phí cho sự hiện diện của quân đội Mỹ ở nước này kể từ năm 1978. Mức đóng góp đỉnh điểm của Tokyo đạt đỉnh điểm là 275,6 tỷ Yên vào năm 1999. Tuy nhiên, sau đó, mức đóng góp trên giảm xuống do Nhật gặp các khó khăn tài chính.
Bình luận về thông tin Nhật Bản muốn cắt giảm khoản đóng góp để duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại nước này, ông Jun Okumura, một học giả thỉnh giảng tại Viện Meiji về Các vấn đề toàn cầu nhấn mạnh, Tokyo thiếu các đòn bẩy để “mặc cả” với Washington trong vấn đề này.
Trong một động thái liên quan, một căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ phải di dời khỏi hòn đảo này trong thời gian tới. Lý do là, Tỉnh trưởng tỉnh Okinawa, ông Onaga vừa chính thức thu hồi quyết định tái bố trí căn cứ quân sự chủ chốt của Mỹ trên hòn đảo này do người tiền nhiệm của ông đưa ra trước đó.
Động thái trên được đưa ra sau khi chính quyền trung ương ở Tokyo và chính quyền tỉnh Okinawa không đạt được thỏa hiệp về việc tái bố trí căn cứ Futenma trong các cuộc tham vấn kéo dài nhiều tháng trời và vừa kết thúc hồi đầu tháng 9 vừa qua.
Ông Onaga là người kiên quyết phản đối kế hoạch gây tranh cãi nhằm di dời căn cứ Futenma từ Ginowan sang Nago, đều thuộc đảo Okinawa. Vị tỉnh trưởng cho rằng, Futenma là căn cứ quân sự nguy hiểm nhất trên thế giới và cần phải loại bỏ những nguy hiểm đã gây ra nỗi đau cho người dân nơi đây. Ông yêu cầu cần phải tái bố trí căn cứ này bên ngoài Okinawa.
Theo Danviet
Rô bốt thông minh giặt quần áo xong biết gấp gọn
Phát minh mới của người Nhật đó là một con rô bốt có khả năng thay con người trong việc giặt, làm khô quần áo rồi phân loại, xếp ngay ngắn vào tủ.
Rô bốt thông minh có tên gọi " Laundroid" đươc tao ra bơi môt nhom công ty điện tử Nhât Ban bao gôm công ty Panasonic cung công ty công nghê Seven Dreamers va Daina vơi muc đich biên những công viêc nha nham chan trở nên dê dang hơn.
Rô bốt đa năng Laundroid
Cac ba nôi trơ giờ đây đã co thê thơ phao nhe nhom nhơ phat minh đôc đao nay khi no không chi biêt giăt, lam khô quân ao ma con phân loai va xêp đăt ngay ngăn lên tu. Rô bốt đa năng nay co kha năng xư ly rât nhiêu loai trang phuc tư ao sơ mi, vay, quân short, quân ao đi lam, khăn...Ro rang vơi kha năng trên, phát minh này của Nhật Bản co thể tạo ra một cuộc cách mạng, giúp nâng cao chât lương cuôc sông con ngươi, bơi chúng ta se co nhiêu thơi gian hơn danh cho gia đinh va theo đuôi nhưng sơ thich ca nhân.
Trên thực tế, rô bốt thông minh nay đa giăt một chiếc ao trăng lân đâu tiên trong Triển lãm thương mai công nghê quôc tê 2015 (Combined Exhibition of Advanced Technology 2015) - được tổ chức tại Tokyo (Nhật Bản).
Nhât Ban luôn la quôc gia đi đâu trong công nghê chê tao rô bôt, sô lương rô bốt đươc san xuât tư quôc gia nay ngay cang tăng tư nhưng con rô bốt hinh ngươi đên rô bốt kich thich cam xuc. Khach san có nhân viên phuc vu rô bốt đâu tiên trên thê giơi cung đa đươc mơ cưa ơ thành phố Nagasaki ( phia nam Nhât Ban) hôi đâu năm 2015.
Theo_An ninh thủ đô
Chiến dịch không kích của Nga tốn kém tới đâu? Ước tính sơ bộ cho thấy Moscow phải chi ít nhất 87 triệu USD cho các cuộc không kích và tấn công bằng tên lửa hành trình trong hai tuần oanh tạc các mục tiêu IS tại Syria. Với khoản đầu tư tương đối khiêm tốn, Kremlin là một nhân tố không thể phớt lờ trong cuộc xung đột ở Syria. Moscow ủng...