Tỏi – Vị thuốc ngừa bệnh, gia vị cho món ăn ngon
Nhiều người không mấy &’thiện cảm’ với tỏi bởi nó để lại mùi đặc trưng cho hơi thở làm bạn kém tự tin khi giao tiếp với mọi người. Mách bạn bí kíp ăn tỏi chữa bệnh sau đó nhai kẹo cao su sẽ giúp bạn đánh bay mùi tỏi để hoàn toàn tự tin trước đám đông.
Dưới đây là một số lợi ích bất ngờ của tỏi cho sức khỏe:
- Tỏi có khả năng kháng vi-rút, kháng khuẩn và kháng nấm. Thành phần hóa học allicin có trong tỏi được chứng minh là hiệu quả giúp phòng ngừa phát triển nấm candida albicans.
- Tỏi giúp làm giảm cholesterol trong máu, vì nó giàu chất chống ôxy hóa giúp ngăn ngừa tổn thương gốc tự do niêm mạc động mạch và ngừa hình thành các mô sẹo.
- Ăn tỏi giúp làm giảm huyết áp vì tỏi có khả năng làm giảm tiểu cầu dính nhau, giảm cục máu đông, làm loãng máu giúp tuần hoàn tốt hơn
- Tỏi giúp giúp điều hòa đường huyết rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường týp 2.
- Khoai tây nướng tỏi với salát cải xoong – một cách chế biến đơn giản để thưởng thức món tỏi với hương vị tuyệt vời của nó rất tốt cho sức khỏe tim mạch và còn chữa bệnh gút hiệu quả.
- Chống cảm cúm bằng cách ăn tỏi bất cứ khi nào có thể, bạn có thể ăn với món súp, sa-lát cũng ngon như món rau xào.
Video đang HOT
Theo TPO
Bài thuốc quý từ 5 loại lá giúp nhiều người dứt bệnh lao phổi
Đó là cụ Lương Thị Khai (Người Mẹ liệt sĩ 105 tuổi, ở đội 6, xóm La Cút, La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên) - vị lương y với bài thuốc gia truyền chữa lao phổi hiệu nghiệm.
Cơ duyên đưa cụ Khai đến với nghề thuốc là khi còn sống bố chồng cụ nức tiếng về cách trị vết thương, bệnh lao phổi... Nhiều lúc người bệnh đến nhà lấy thuốc đông quá mà không đủ thuốc.
Bố chồng cụ chỉ cho cụ cách nhận biết lá thuốc và công dụng của lá thuốc với từng bệnh để cụ lên núi hái thuốc. Làm theo chỉ dạy của bố chồng, những bài thuốc cụ tìm được có hiệu quả cụ đâm ham mê với công việc. Sau khi ông mất, nhà đông anh em nhưng chỉ mình cụ Khai là biết được các bài thuốc quý này.
Tiễn con đi mẹ vẫn đợi ngày trở về
Sau chiến tranh, có những người con không trở về với mẹ. Hồn, cốt các anh hóa vào thiên thu, để mỗi chiều nơi đầu làng có người mẹ già trông ngóng, đợi con về. Trong lòng mẹ, các anh còn trẻ lắm, mới mười chín, đôi mươi. Hàng triệu người mẹ Việt Nam đã chờ con trở về khi đất nước hòa bình. Và sau lời chúc mừng của ngày đại thắng, những người mẹ ấy nén lau nước mắt, lặng im, rồi trong đêm thâu chợt thảng thốt gọi tên con.
Cụ Lương Thị Khai, ở đội 6, xóm La Cút, xã La Bằng (Đại Từ) là một trong những người mẹ như thế. Cụ Khai có 6 người con, 4 gái, 2 trai, 2 người con trai của cụ đều tình nguyện vào quân đội. Khi người con trai lớn là Lê Mạnh Khoát vào chiến trường miền Nam được 2 năm, thì người con trai thứ hai là Lê Quang Đạt cũng tình nguyện nhập ngũ.
Sau giải phóng miền Nam năm 1975, người con trai lớn trở về mang trên mình vết sẹo đạn bom. Anh Khoát là thương binh hạng 4/4. Theo anh Khoát về với mẹ là tấm giấy báo tử ghi tên em trai mình là liệt sĩ Lê Quang Đạt.
Mẹ đã không khóc nổi vì thương con. Nhưng hình ảnh người con trai hy sinh ngoài trận mạc luôn chập chờn làm mẹ trắng đêm không ngon giấc.
Nay 105 tuổi, cụ Khai vẫn minh mẫn lạ kỳ nhưng nhắc đến tên của người con trai hy sinh, cụ bảo: "Mẹ vẫn đợi con trai mẹ về. Đạt hiền lắm, 17 tuổi đã giấu mẹ xung phong đi bộ đội. Đi biệt luôn cho đến bây giờ vẫn chưa chịu về".
Năm 2008, cụ được chính quyền địa phương hỗ trợ 20 triệu đồng để địa phương và gia đình xây dựng nhà tình nghĩa cho cụ. Cụ phấn khởi đón nhận tình cảm của con, cháu và ở trong ngôi nhà đó để hằng ngày hương khói thờ con.
"Trước, chỉ thờ con liệt sĩ, nay có thêm thằng lớn cùng ngồi trên ban thờ. Thôi, cũng đành để cho chúng nó có anh, có em", cụ nói. Con cháu đông đàn, song cụ luôn nhắc đến người con trai của mình nằm lại mặt trận miền Nam. Cụ mong ước trước ngày về cõi trời, nhìn thấy hài cốt con được phủ quốc kỳ đưa về nghĩa trang liệt sĩ của xã.
Đứt gần lìa xương đắp thuốc là khỏi...
Một bất ngờ đối với tôi khi biết tin hằng ngày cụ vẫn cùng các cháu đi nhặt lá thuốc để chữa bệnh cho mọi người trong vùng. Nói đến cụ Khải mẹ liệt sĩ Lê Quang Đạt người dân xã La Bằng (Đại Từ, Thái Nguyên) thì ai cũng biết.
Người dân trong vùng người thì được cụ chữa cho vết thương, người bị bệnh lao phổi uống thuốc của cụ bệnh thuyên giảm, cháu nhỏ trong vùng được cụ chữa cho khỏi sài nhọt... nhưng đặc trị nhất vẫn là trị đứt vết thương. Người dân nơi đây vẫn gọi cụ Khai với cái tên thân mật là "Thầy lang trị bách bệnh".
Chúng tôi tìm đến nhà cụ vào một buổi trưa, khi đó cụ vẫn đang loay hoay hái thuốc ở ngoài cổng, lưng cụ đã còng, mắt đã mờ nhưng ngược lại tai cụ rất thính.
Cụ cười và chia sẻ với chúng tôi: "Tôi sống được đến cái tuổi này cũng nhờ có những bài thuốc được bố chồng truyền lại cho. Tôi cũng không nhớ mình đã chữa khỏi bệnh cho bao nhiêu người bị đứt chân, đứt tay nữa. Người từ khắp nơi đến lấy thuốc... Bài thuốc cũng rất đơn giản, người bị thương nhẹ chỉ cần đắp lá rồi buộc vết thương lại khoảng 2 ngày, còn người nặng thì một tuần là khỏi, điều quan trọng là phải giữ vệ sinh vết thương".
Nỗi lo thất truyền bài thuốc đặc trị của mẹ liệt sĩ ở đất chè Thái Nguyên.
Cụ cười rồi nói tiếp: "Giờ đây tuổi đã cao, con cháu không cho đi lên rừng hái thuốc nữa, tôi chỉ hái những vị thuốc ở gần nhà, những vị thuốc hiếm phải lên rừng hái thì chỉ cho đứa cháu dâu đi lấy. Thực ra, thuốc ở cạnh xung quanh mình, ra cổng nhà hay ngoài bờ ruộng cũng có thể hái được vài ba vị thuốc quý.
Ví dụ vị thuốc chữa lành vết thương, có tác dụng cầm máu ở ngay xung quanh mà mọi người không biết có tên là lá Hoài Ngọc, nhưng để sử dụng được hiệu quả tác dụng của các loại lá thuốc thì không phải ai cũng biết vì nó cần có sự kết hợp và bí quyết lấy lá thuốc".
Cơ duyên đưa cụ Khai đến với nghề thuốc là ngày trước bố chồng cụ nức tiếng về cách trị vết thương, bệnh lao phổi... Nhiều lúc người bị bệnh đến nhà lấy thuốc đông quá không đủ thuốc, bố chồng cụ chỉ cho cụ những loại lá với từng bệnh để lên núi hái thuốc. Làm theo bài thuốc của bố chồng thấy hiệu quả rồi thành ham mê với công việc. Sau khi ông mất, nhà đông anh em nhưng chỉ mình cụ Khai là biết được các bài thuốc quý này.
Anh Tuấn, người dân ở đội 6, xóm La Cút, xã La Bằng (Đại Từ, Thái Nguyên) cho biết: Một lần tôi đi lên núi bị ngã, cành cây đập vào mặt bầm dập, vợ tôi đến nhà cụ Khai bốc thuốc nhưng cụ nói "Tao cho nắm lá này về giã ra đắp vào vết thương mai là khỏi". Quả thật có tác dụng, đắp lá vào vết thương bớt đau, đến ngày hôm sau thì chỗ bị thương khô và khỏi dần.
Trường hợp của chị Nguyễn Oanh ở xã Ký Phú (Đại Từ, Thái Nguyên) bị miếng sắt rơi xuống ngón chân cái đứt gần tới xương. Được người dân giới thiệu, chị Oanh tìm đến nhà cụ Khai lấy thuốc, đắp thuốc của cụ chỉ một tuần sau vết thương đã liền. Nhiều người đi phát chè trên núi, không may phát vào tay đứt cũng đều tìm đến cụ, nhưng cụ chẳng bao giờ lấy tiền của ai cả.
Nỗi lo bị thất truyền...
Ở cái tuổi gần đất xa trời cụ tiếp tôi rồi trăn trở. "Trước đây còn trẻ khỏe thì còn lên núi kiếm thuốc, nhưng giờ già rồi nên mang cây về vườn gây giống. Nhưng đấy chưa phải là nỗi lo lớn nhất của tôi, sợ nhất vẫn là sau khi tôi mất đi bài thuốc sẽ bị thất truyền".
Cụ cho biết: Chưa bao giờ cụ phải bắt mạch cho bệnh nhân đến khám, với những người bị bệnh lao phổi, cụ chỉ cần nghe giọng nói và hơi thở là đoán biết được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Những bệnh nhân bị lao phổi chỉ cần uống thuốc của cụ sau khoảng một giờ là thấy bệnh thuyên giảm.
Để có thể trị được bệnh cho người bị ho lao, cụ Khai cần 5 vị thuốc. Nếu chỉ dùng riêng một trong năm loại lá trên thì không có tác dụng nhưng khi sử dụng 5 vị lá đó thì tác dụng lại rất cao. Đặc biệt có 1 vị lá trong số 5 loại lá đó có công hiệu tổng hợp của bốn vị lá còn lại.
"Cũng vì lo cho sức khỏe của tôi nên con cháu khuyên tôi nghỉ ngơi, không cho tôi leo núi hái thuốc. Nhưng "Lương y như từ mẫu", cứu sống được một người đó mới là hạnh phúc, nếu vì đồng tiền thì tôi nhiều tiền lắm rồi.
Đồng tiền rất quý, vì thế tôi chỉ lấy một chút tiền công nho nhỏ vài ba chục nghìn, bệnh nào cần những vị thuốc kỳ công mà phải nhờ con cháu lên núi hái về thì tôi lấy họ 120 nghìn. Bài thuốc là tâm huyết của đời tôi, con cháu trong dòng họ ai muốn học tôi sẽ truyền lại cho chúng. Tôi cũng sẵn sàng cống hiến bí quyết về bài thuốc cho các nhà khoa học nghiên cứu, để có thể nhân rộng và cứu được nhiều người bị bệnh hơn", cụ Khai chia sẻ.
Trí Thức Trẻ
Bạch tuộc - Vị thuốc chống suy nhược Bạch tuộc còn được gọi là mực trùm. Bên cạnh tác dụng bồi bổ sức khỏe cực tốt cho những người bệnh mới ốm dậy và phụ nữ sau sinh, các món từ bạch tuộc còn là thức ăn khoái khẩu đối với nhiều người. Thịt bạch tuộc chỉ ngon khi vừa được câu về, phải còn sống hoặc vẫn còn tươi. Theo...