Tôi ước gì bố mẹ không li thân
Nếu như có một điều ước, tôi ước bố mẹ tôi chưa từng li thân…
Trong cuộc sống này có một thứ tồn tại mãi mãi, cứ thế trôi đi nhưng không thể quay trở lại. Đó là thời gian. Khi thời gian qua đi cũng là lúc con người nhìn lại những góc khuất của quá khứ, đều mong muốn có một điều ước kì diệu để thay đổi, để biến những điều tồi tệ trở nên tốt đẹp hơn. Và tôi cũng vậy, nếu như có một điều ước, tôi ước bố mẹ tôi chưa từng li thân.
Gia đình tôi có bốn người: bố mẹ, tôi và em trai tôi, cùng nhau chung sống với bà ngoại trong một căn nhà nhỏ ở giữa lòng thành phố. Vào một buổi tối năm tôi 7 tuổi, bố mẹ tôi có xảy ra cãi vã dẫn đến li thân. Mẹ và em trai tôi vẫn sống ở Hà Nội với bà ngoại, tôi cùng bố vào Sài Gòn sinh sống. Tôi là người nghe và chứng kiến toàn bộ cuộc cãi nhau của bố mẹ, chỉ biết đứng nép vào tủ quần áo và đứng im. Một đứa bé học hết lớp 2 phải sống xa mẹ, phải thích nghi với một môi trường mới, bạn bè mới. 7 tuổi thôi mà, đâu biết xa mẹ sẽ như thế nào, chỉ biết được đi cùng bố như là đi chơi nên cũng gật đầu đi theo. Vào Nam cùng bố cũng vui thật đấy, nhưng đôi lúc cảm thấy nhớ mẹ, muốn được ăn cơm mẹ nấu nhưng không được, muốn được bố mẹ dẫn đi chơi nhưng mẹ đâu ở đây. Lúc ấy tôi mới đầu lớp 3, chưa biết buồn, chỉ biết nhớ mẹ, nhớ em trai, muốn được bàn tay mẹ chăm sóc, muốn được cùng mẹ chăm chút cho đứa em bé bỏng. Tôi và bố sống ở trong Nam được 2 năm, đến hết năm lớp 4, hai bố con lại trở ra ngoài Bắc. Lúc đó tôi vui lắm, vui vì được gặp lại mẹ, gặp lại em, vui vì gia đình mình lại được đoàn tụ.
Gia đình tôi sống với bà đến năm tôi 13 tuổi, bố mẹ tôi lại có xích mích và tiếp tục li thân. Vẫn như lần trước, tôi lại nép mình vào sau cánh cửa của tủ quần áo nghe toàn bộ cuộc cãi vã. Lúc này tôi lớn hơn nên bắt đầu biết nghĩ, biết buồn. Lần li thân này tôi vẫn quyết định sống với bố vì sợ bố sống một mình sẽ cô đơn mặc kệ mọi người nói rằng con gái ở cùng bố là không nên. Con gái tuổi dậy thì cần mẹ lắm chứ nhưng biết làm sao được, em trai tôi lúc ấy vẫn còn nhỏ, cần mẹ hơn tôi nên tôi quyết định sống cùng bố. Hai bố con thuê một căn nhà trọ nhỏ và dọn đồ đến đó để sinh sống. Tôi bắt đầu tự lập dần. Bố đi làm cả ngày, tôi đi học, đến chiều về tự thổi cơm, đun thức ăn, dọn nhà và giặt giũ đợi bố. Bữa cơm gia đình năm người ngày nào giờ còn mỗi hai. Những tháng ngày ở đó, tôi như rơi vào chứng trầm cảm, thường xuyên cảm thấy tủi thân. Ngày nào cũng vậy, ngồi trên bàn học mà nước mắt cứ chảy xuống ướt đẫm trang sách vở, đêm cứ nằm khóc vì tủi thân, lúc nào cũng thường trực suy nghĩ “Sao mình không được như các bạn, mình có làm gì sai đâu…”. Tôi nằm cạnh bố khóc thầm nhưng bố không biết vì tôi khóc không thành tiếng. Thực ra thời cấp 2 tôi không có bạn đâu, vì có chơi với ai đâu mà có bạn. Ở lớp tôi bắt đầu sống khép mình, như một đứa trẻ tự kỉ, không giao lưu với bạn bè và bất cứ ai. Ngày nào cũng khóc, cũng buồn, cũng tủi thân mà có ai hiểu đâu. Thời gian ấy tinh thần tôi thật sự suy sụp, học tập cũng bị ảnh hưởng. Lúc ấy tôi không muốn đi học nữa vì sợ các bạn biết sẽ chê cười, giễu cợt, vì kết quả học tập bị ảnh hưởng quá nhiều thậm chí là học sinh yếu. Và lúc này tôi có được một nguồn động lực lớn từ thần tượng của mình. Đó là một ca sĩ. Chị cùng cảnh ngộ với tôi, bố mẹ chị cũng li hôn năm chị 13 tuổi. Tôi ngưỡng mộ chị lắm, gia đình chị sứt mẻ, khó khăn mà chị vẫn có thể vượt qua, trở thành ca sĩ thần tượng của giới trẻ, được nhiều người mến mộ và biết đến. Cô gái ấy đã tạo động lực cho cô bé 13 tuổi, thổi nguồn sinh khí lạc quan vào tâm hồn để cô bé ấy có thể học tập tốt và sống tốt hơn. Và từ lúc ấy, tôi không chỉ coi chị là thần tượng mà còn là ân nhân đã cứu tôi ra khỏi những ngày tháng đau khổ và tủi nhục của quá khứ để tinh thần tôi ngày một ổn định hơn. Và kể từ đó, tôi sống tốt hơn, vượt qua được nỗi đau trong quá khứ, trở thành cô học sinh, sinh viên chăm chỉ, lạc quan và yêu đời.
Đến đầu năm lớp 8, một nỗi đau đớn nữa lại đến với tôi. Lần này mẹ và em trai tôi đến phòng trọ cùng bố và tôi ở với bà ngoại. Một lần nữa gia đình tôi lại bị chia cắt. Và tôi tự hỏi rằng tại sao mình không được ở cùng họ. Tại sao gia đình tôi toàn bị chia năm xẻ bảy hết lần này tới lần khác. Một lần nữa nỗi nhớ gia đình cứ chồng chất lên, lại những lần khóc lóc trong đêm nhưng không ai biết. Những ký ức về quá khứ lại hiện ra, buồn lắm, đau lắm nhưng vẫn phải một mình gắng gượng, không biết kể cho ai và tâm sự cùng ai. Liệu có ai hiểu được nỗi đau buồn đến tận tim gan của tôi lúc ấy không ? “Dễ chịu” lắm.
Video đang HOT
Những tháng ngày ấy kéo dài khoảng vài tháng thì gia đình tôi đoàn tụ, lại trở về sống với bà ngoại như trước kia. Tôi vui thật đấy nhưng những vết sẹo trong lòng, những góc khuất trong tâm hồn tôi sau ba lần gia đình bị chia cắt không thể nào xóa được. Bây giờ lớn lên đôi lúc cũng nhớ lại và tủi thân lắm, sống rất trầm và rất nhiều suy tư, không thể kiềm lại nước mắt của mình mỗi khi nhớ về quá khứ. Ngay lúc này khi lần đầu tiên đặt bút viết ra những điều này, tôi cũng không kiềm chế được cảm xúc, nước mắt cứ chảy ra thành dòng ướt đẫm trang giấy trắng. Nhưng vẫn phải viết thôi, viết ra cho nhẹ lòng, cho tâm hồn thanh thản và để bản thân dũng cảm hơn, mạnh mẽ hơn, dám nói ra những khó khăn của quá khứ và mong được chia sẻ,đồng cảm. Thật sự giờ đây tôi cảm thấy lòng nhẹ hơn rất nhiều khi được viết ra những điều mình chôn giấu bấy lâu. Có lẽ tôi thuộc tuýp người có tâm hồn nghệ sĩ, thích hát, thích làm thơ, thích làm những thứ mà người ta gọi là nghệ thuật, không phải ai cũng có thể làm được nên tôi rất dễ bị tổn thương, dễ khóc và có nhiều tâm sự. Đôi lúc khó hiểu vô cùng.
Có một con đường, một sự nghiệp mà tôi đang theo học đó là nghề giáo viên. Thực ra ngày trước chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ theo nghề này vì tôi vốn dĩ thích làm ca sĩ và làm nhà thơ. Nhưng trong quãng thời gian cấp 3 tôi đã được gặp một người, người đó đã cho tôi một nguồn cảm xúc, niềm ham học, yêu văn và muốn gắn bó nghề dạy văn. Ngày trước tôi nghĩ mình sẽ vào trong Nam để học và lập nghiệp. Vì tôi bị bệnh viêm khớp nên không thể ở ngoài Bắc bởi đến mùa đông sẽ rất đau. Nhưng vì người đó mà tôi đã ở lại, cố gắng học và thi đỗ vào một trong các trường ở Hà Nội. Bởi họ cũng có hoàn cảnh giống gia đình tôi vậy. Nên tôi thương lắm, không nỡ rời xa đâu, tôi muốn làm đồng nghiệp của người ấy để có thể hiểu và chia sẻ với họ những buồn vui trong cuộc sống, trong công việc. Và tôi tin rằng mình đã làm đúng. Bởi tôi là người được thương nhất, quý nhất, được kỳ vọng nhiều nhất, là đứa học sinh hay tâm sự, chia sẻ cùng người ấy. Nên nếu tôi đi thì họ sẽ buồn, tôi cũng không vui. Chính vì thế mà tôi ở lại đây bất chấp sức khỏe của mình, chỉ cần người đó vui, tôi cũng cảm thấy vui. Và khi đã quyết định ở lại, tôi sẽ không ân hận đâu.
Sau những chuyện của quá khứ, tôi tự nhủ với lòng mình rằng nếu có chuyện gì xảy ra thì hãy lạc quan hơn, chỉ được buồn một chút thôi rồi lại phải cười lên. Vì chỉ cần bạn cười lên, mọi chuyện rồi sẽ qua đi rất nhanh chóng. Những thứ đã mất đi rồi, cho dù bạn buồn phiền đến đâu vẫn không thể lấy lại được nên đừng bi quan hay buồn bực làm gì cả. Hãy cứ vui đi, vui để tâm hồn trẻ trung, lãng mạn.
Hãy sống thật vui vẻ, cười thật tươi để đón nhận những điều tốt đẹp trước mắt mà cuộc sống sắp đem đến cho bạn. Hãy coi cuộc sống này như một bức tranh tuyệt đẹp, như một bản nhạc hay để bản thân bạn có thể chiêm ngưỡng và tận hưởng. Cuối cùng, tôi xin chúc cho các bạn, những ai đọc được những dòng tâm sự này của tôi sẽ có một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn như các bạn mong ước !
Theo muctim.com.vn
Nhà có hai mẹ chồng
Cuộc sống đang êm ấm trong căn nhà nhỏ, thì một ngày, có người đến báo với chồng tôi rằng mẹ ruột của anh đang đợi anh ở Hà Tĩnh.
Tôi sốc, anh sốc, cứ nghĩ rằng người ta nhầm lẫn. Nhưng sự việc lại đúng như thế.
Cách đây gần 40 năm, anh được sinh ra ở một bệnh viện tỉnh miền núi, sau 2 ngày mẹ ôm anh "chạy tàu" về Sơn Tây. Tôi và anh gặp nhau ở trường đại học, ra trường thì cưới và theo anh về làm dâu. Mấy năm sau, chúng tôi lên thành phố lập nghiệp và mua được nhà.
Lúc đó bố chồng tôi mất, nhà chỉ còn mẹ chồng nên chúng tôi đưa bà lên thành phố để chăm nom, ngôi nhà cũ ở quê cho người ta thuê để làm chỗ ở cho thợ nề. Kể từ khi bố chồng mất, mẹ chồng khó tính hơn. Bà tập trung vào chăm sóc chồng tôi nhiều hơn nhưng cũng tỏ thái độ "giành giật" cho nên cuộc sống của chúng tôi đôi khi khó xử, bí bách. Nghĩ rằng mẹ chỉ sinh được mình anh nên tôi luôn cố nhẫn nhịn, thông cảm và cố yêu thương bà.
Nghe người ta nói, mẹ không phải mẹ ruột của chồng tôi, mà thực ra mấy chục năm trước bệnh viện đã trao nhầm con cho sản phụ. Thật ra thì người mẹ ruột của anh đã phát hiện ra chuyện nhầm con từ sau đó mấy ngày nhưng vì thời điểm biên giới loạn lạc nên bà không thể tìm lại được con ruột của mình. Rồi gần đây có người y tá cũ vô tình gặp lại bà ở Hà Tĩnh đã cho biết địa chỉ của nhà chồng tôi. Bởi vậy, họ đến tìm và muốn chồng tôi vào đón mẹ ruột của mình.
Bán tín bán nghi, hai vợ chồng dấu mẹ để vào Hà Tĩnh. Phải nói rằng, anh trông giống hệt người cha đã mất của anh, không lẫn đi đâu được. Chỉ có điều, mẹ anh nghèo quá, nhà tranh vách đất giữa một vùng cát ven biển nắng cháy. Còn người con nuôi của mẹ thì nheo nhóc một vợ 4 con vì kinh tế gia đình eo hẹp. Anh không cầm được lòng, liền xin phép đưa mẹ ra Bắc. Tôi nhìn thấy bà thật hiền lành, kham khổ và đáng thương nên đồng tình ngay.
Cả gia đình lớn sum họp, người con của mẹ chồng tôi cũng ra Bắc và có nhã ý đón bà về Hà Tĩnh. Nhưng chồng tôi lo mẹ nuôi khổ, hơn nữa những gì anh có ngày hôm nay là do một tay mẹ nuôi vun vén, anh không muốn bà đi đâu. Vì thế, mẹ chồng tôi quyết định cho con ruột của bà ngôi nhà ở quê, và vẫn sống cùng chúng tôi. Vậy là tôi có tới 2 mẹ chồng theo đúng nghĩa đen.
Vừa đi làm, vừa chăm con cái học hành, vừa chăm lo cho hai người già khó tính khiến tôi muốn bở hơi tai. Thật ra thì việc nhà cũng không nhiều, hai mẹ cũng có thể chia sẻ với nhau, có bầu có bạn tuổi già cũng tốt, nhưng cứ thỉnh thoảng, mẹ nuôi chồng tôi lại lấn át mẹ đẻ của chồng vì bà là người nhà quê chân lấm tay bùn, lại thật như đếm cho nên thỉnh thoảng giữa hai mẹ chồng lại xảy ra cuộc chiến khiến vợ chồng tôi rất đau đầu.
Mỗi lần cãi cọ là mẹ nuôi chồng lại lớn tiếng kể lể chuyện nuôi nấng con trai thế nào, rồi trách móc mẹ ruột chồng là làm cho con ruột của bà khổ sở, sống ở đất chó ăn đá, gà ăn sỏi, không ngóc đầu lên được. Những lúc như thế, mẹ ruột chồng lại khóc lóc, đòi về Hà Tĩnh rồi trách móc chúng tôi có hiếu với mẹ nuôi hơn mà coi khinh mẹ đẻ.
Những lúc con ốm đau, cộng với áp lực công việc và những cuộc chiến từ hai mẹ chồng khiến tôi bị stress ghê gớm. Chồng tôi cũng không có cách nào giải quyết được vấn đề cho nên anh ngày càng lẩn tránh bằng cách nán lại cơ quan cho đến hết giờ ăn cơm mới về nhà để không phải nghe hai mẹ chỉ trích nhau. Từ một gia đình nhỏ êm đềm, giờ nhà tôi không khác gì một bãi chiến trường với những "tiếng súng" của hai người mẹ, tiếng khóc trẻ con và thỉnh thoảng là tiếng cãi cọ của hai vợ chồng. Nhiều lúc tôi chỉ ước mình có một mẹ chồng như cả triệu nàng dâu khác.
Theo GĐVN
Đang chờ ly hôn, mẹ chồng ốm chồng gọi vợ về thực hiện trách nhiệm con dâu "Chờ ly hôn chứ đã ly hôn đâu! Giờ này cô vẫn là con dâu nhà tôi, phải thực hiện trách nhiệm của mình. Tốt nhất là cô thu xếp về ngay tối nay đi...", anh ta gào lên trong điện thoại. ảnh minh họa Sau những mâu thuẫn không thể hòa giải, anh chị quyết định ly hôn. Chị đưa đơn, anh...