Tôi ủng hộ ngay lập tức khi mẹ nói muốn ly hôn
Bà nội giận dữ hỏi tại sao tôi không cản mẹ làm đơn ly hôn. Tôi chỉ đáp rằng, đó là quyết định đúng đắn của mẹ.
Ảnh minh họa
Kể từ lúc có trí nhớ và nhận thức được mọi thứ xung quanh, tôi vẫn luôn thắc mắc tại sao mẹ có thể chấp nhận sống với sự lạnh lẽo của bố suốt chừng ấy năm. Nhà tôi giàu có, ông bà nội đều có chức có quyền, đủ đầy chẳng thiếu gì cả. Thứ thiếu nhất chính là sự quan tâm chăm sóc của bố tôi dành cho vợ.
Tuy công việc bận rộn nhưng bố tôi chưa bao giờ đi biền biệt cả. Ông luôn sắp xếp thời gian rất chỉn chu để có thể ăn cơm tối ở nhà ít nhất 4 lần mỗi tuần. Đi công tác xa dài ngày, gặp đối tác, tiệc tùng quan trọng… bố tôi đều tham dự nhưng cứ hết việc là bố có mặt ở nhà. Chưa bao giờ bố tôi la cà ở đâu hay giấu gì đó khiến gia đình bất hòa.
Đối với mọi người xung quanh bố tôi luôn cư xử rất hòa nhã. Kể cả cấp dưới có làm sai thì bố tôi cũng không cáu gắt ầm ĩ. Ông luôn dùng thái độ bình tĩnh và nhẹ nhàng để xử lý mọi việc. Trẻ con hàng xóm nghịch ngợm làm xước xe ô tô, bố tôi không bắt người ta đền mà chỉ dặn lũ trẻ vui chơi phải chú ý. Ai gây lỗi gì với bố thì câu đầu tiên ông nói sẽ là “Không sao”.
Bố cũng luôn hào phóng với những người khó khăn vô tình bắt gặp trên đường. Cho họ tiền, cho đồ ăn, mua hộ vài món đồ, và nở nụ cười thân thiện với họ.
Tất cả những điều trên khiến bố tôi trở thành nhân vật hoàn hảo trong mắt mọi người. Ai cũng nói “phải lấy chồng như chú Thanh” vì bố tôi hội tụ đủ những yếu tố mà người phụ nữ nào cũng thích: có tiền, có tài, có địa vị, coi trọng gia đình.
Tuy nhiên hoàn hảo đến mấy thì bố tôi vẫn có khuyết điểm. Ông có thể nhẹ nhàng với cả thế giới, nhưng riêng với mẹ tôi thì không. Chung sống gần 30 năm mà bố chưa một lần tặng hoa cho mẹ, cũng chẳng có bất kỳ hành động lãng mạn nào.
Bố tôi có thể mở cửa xe cho người khác lên với nụ cười dịu dàng, song nếu vợ đi cùng thì lại kệ. Ngoài cổng thì nói chuyện rôm rả với hàng xóm, vào nhà thì vợ hỏi gì cũng không nói. Lắm lúc tôi tưởng bố bị lãng tai như ông nội.
Video đang HOT
Lúc ăn cơm bố hay gắp đồ cho mọi người, nhưng chẳng bao giờ gắp cho mẹ. Du lịch cơ quan bố đưa mẹ đi cùng nhưng trong bữa ăn lại gỡ cá cho người khác chứ không phải cho mẹ. Thấy ai xách đồ nặng thì bố sẽ lao vào giúp ngay, riêng vợ đi chợ về kéo túi nặng thì bố thờ ơ như không thấy, vẫn thản nhiên nằm ở sofa đọc báo.
Hồi bé tôi không nhận ra cách đối xử khác biệt của bố với mẹ. Khi dần trưởng thành hơn tôi mới biết quan sát mọi thứ xung quanh, cảm thấy ngạc nhiên khi bố để mẹ cô đơn trong chính ngôi nhà này. Với người ngoài thì bố thật tử tế, nhưng với mẹ tôi thì bố giống như biến thành người lạ vậy. Mẹ tôi sống trong nhung lụa nhưng tôi không thấy bà hạnh phúc ngày nào.
Năm 22 tuổi, có lần tôi lấy hết can đảm để tâm sự với mẹ về cuộc hôn nhân ngột ngạt của bà. Dù bố tôi chưa từng to tiếng mắng chửi hay động tay động chân với mẹ, song sự vô tâm của ông cũng đủ để làm mẹ tôi tổn thương. Tôi hỏi mẹ vì sao bố lại như thế. Mẹ chỉ cười rồi bảo mẹ quen rồi.
Sinh nhật mẹ năm tôi 25 tuổi, bố bận việc nên chuyển cho tôi một khoản tiền rồi bảo đưa mẹ đi du lịch nước ngoài. Tôi từ chối và nhắn tin nói bố hãy tự làm việc đó. Ông im lặng không trả lời. Và mẹ tôi đi chơi một mình, tắt hết mọi liên lạc.
Có lẽ vì ám ảnh với mối quan hệ kỳ quặc giữa bố với mẹ nên tôi cảm thấy không muốn kết hôn. Tôi được người thân, bạn bè giới thiệu cho rất nhiều mối tốt, từ ngoại hình đến gia cảnh đều ổn. Song tôi lại sợ họ chỉ tốt bên ngoài còn bên trong thì đối xử lạnh nhạt với vợ giống bố tôi.
Cuối cùng tôi không nhịn nổi nữa. Thấy bố càng ngày càng ít quan tâm đến mẹ, trong lòng tôi xót xa thương mẹ vô cùng. Tôi âm thầm tìm hiểu thì biết bố không có “phòng nhì”. Cuộc sống của ông thực sự chỉ xoay quanh công việc, thú vui chơi golf và chăm đàn chó cưng ở nhà.
Lần này tôi chọn hỏi thẳng bố.
- Tại sao bố tốt với người ngoài mà với mẹ thì bố lại vô tâm?
- Con hỏi cái đó để làm gì?
- Vì con thương mẹ con. Bố trả lời đi.
- Mẹ con là người tốt. Bố luôn tôn trọng bà ấy mà.
- Bố nói đúng trọng tâm vấn đề đi. Bao nhiêu năm bố cứ thờ ơ với mẹ, việc cỏn con trong nhà bố cũng không giúp mà toàn đi giúp người ngoài. Thế là như nào? Bao nhiêu năm rồi bố có thấy mẹ ngày càng ít nói hơn không? Nhiều tiền cũng chả để làm gì khi bố không quan tâm chăm sóc mẹ. Sống thế thì lấy đâu ra hạnh phúc? Có chồng như không!
- Con thì hiểu cái gì. Sắp 30 rồi chưa lấy chồng đi.
- Lấy một người chỉ được cái vỏ bên ngoài giống bố sao? Tệ với vợ thì ra gì đâu.
- Càng lớn càng hư. Dám nói năng với bố như thế à?
Cuộc đối thoại của bố con tôi đang lúc căng thẳng nhất thì mẹ bỗng dưng xuất hiện. Bà bảo tôi đi về phòng để 2 người nói chuyện riêng. Tôi ấm ức vì chưa gỡ được nút thắt trong lòng nhưng vẫn nghe lời mẹ.
Hôm sau mẹ hỏi tôi “Nếu mẹ ly hôn thì con có đồng ý không?”. Tôi gật đầu ngay lập tức. Mẹ tôi xứng đáng được giải thoát để có cuộc sống hạnh phúc hơn.
Thế là mẹ ngồi tâm sự hết với tôi. Thì ra bố mẹ tôi có yêu nhau, họ cũng từng có những giây phút lãng mạn đáng nhớ. Trước đây bố cũng chăm lo mẹ từng li từng tí, ngọt ngào và tốt bụng vô cùng. Thế nhưng sau khi đẻ tôi xong, một biến cố xảy ra khiến cuộc đời mẹ thay đổi mãi mãi. Tôi suýt nữa có thêm một đứa em nhưng vì bất cẩn nên mẹ bị sảy. Lần đó do mẹ không nghe lời bố nằm ở nhà dưỡng thai. Mẹ cố ý ra ngoài sân để ngắm hoa ngắm cá nên trượt chân ngã.
Kể từ đó bố tôi không dặn dò mẹ gì nữa, cũng không có những hành động chăm sóc chu đáo như trước. Mẹ tôi thì luôn thấy ân hận trong lòng. Thế nên bà mới không trách bố, không bao giờ tỏ ra khó chịu khi bị chồng thờ ơ.
Ai cũng có nỗi khổ riêng. Ly hôn thì bố tôi cũng được giải thoát khỏi quá khứ. Nhưng mấy chục năm trôi qua rồi, có phải bố tôi đã quá cố chấp không?…
Chồng giận dỗi đòi ly hôn chỉ vì vay tiền tỷ của bố vợ để mua xe ô tô mà không được
Chồng giận dỗi, than trách và nằng nặc muốn ly hôn chỉ vì chuyện vay tiền bố vợ không được.
Sau khi kết hôn, hai vợ chồng tôi đã sớm có nhà riêng đàng hoàng dưới sự hỗ trợ của gia đình hai bên. Nếu như tôi có công việc ổn định, có thu nhập tốt thì chồng tôi lại không như vậy, thu nhập hàng tháng bấp bênh, lúc cao lúc thấp. Tuy nhiên, tôi không phải lo nghĩ nhiều vì vẫn đảm bảo được cuộc sống gia đình.
Tôi mới sinh con xong, nên cũng có suy nghĩ cần tiết kiệm để sau này lo cho các con. Tuy nhiên, chồng tôi luôn có tư tưởng phải tiêu pha tiền bạc mới có động lực để kiếm tiền. Vậy nên có tiền là anh ấy tiêu hết cho chuyện ăn mặc sành điệu, đi ăn uống ở những nơi sang trọng.
Tôi tôn trọng sở thích của chồng, bởi khi yêu nhau tôi ấn tượng với phong cách ăn mặc, hào phóng của anh ấy. Nhưng thấy chồng quá đà vào ăn tiêu, bia rượu tôi cũng có chút không hài lòng, nhiều lần góp ý nhưng không được. Chồng nảy tính tự mãn, không chấp nhận chuyện giảm đi chi tiêu cá nhân mặc dù số tiền kiếm ra là không nhiều.
Gần đây, thấy bạn bè có xe ô tô, chồng tôi nảy sinh ý muốn có xe. Mặc dù nhu cầu để sử dụng xe cũng là không nhiều, nhà gần ngay nhà ông bà nội, ngoại. Công việc cũng chưa phải duy chuyển xa. Thấy chồng đi học xong bằng lái xe, cả ngày chỉ tập trung ôm lấy cái điện thoại để xem các mẫu xe, so sánh giá bán... tôi cũng muốn chiều lòng chồng.
Chồng muốn ly hôn chỉ vì không vay tiền được của bố vợ. Ảnh minh họa
Trong nhà tiền tiết kiệm cộng với số vàng của hồi môn nếu bán đi cũng chỉ được hơn 200 triệu. Tôi ngỏ ý khuyên chồng mua chiếc ô tô cũ vừa tiền, chủ yếu để nâng cao kỹ năng lái và che nắng che mưa là chủ yếu, nếu có vay thì một chút thôi để có khả năng trả nợ. Nhưng chồng tôi không nghe, anh ấy chỉ thích những chiếc xe hơn 1 tỷ đồng, loại đấy mới đẹp và tương xứng.
Tôi không đồng ý chồng vay ngân hàng số tiền lớn như vậy, hàng tháng trả lãi cũng rất mệt. Vậy là anh ấy tỉ tê, nịnh nọt tôi về hỏi bố cho anh ấy vay 1 tỷ để mua xe ô tô. Đúng là bố tôi có tiền, nhưng khi tôi nói về chuyện mua xe, bố tôi đã bảo không nên, chỉ mua chiếc vừa tiền làm phương tiện đi lại. Thấy chưa vay được tiền, chồng tôi đích thân sang hỏi vay tiền bố vợ, cam kết làm ăn tốt và trả lại sau.
Chồng đi vay tiền một lát đã về, thấy tôi anh ta nổi cáu mắng mỏ: "Đúng là keo kiệt, nhà đầy tiền mà không cho con vay. Tiền nhiều lúc chết có ôm được đi không? Thế mà lúc nào cũng bảo coi con rể như là con trai. Có tỷ bạc mà vẫn không cho vay, mà tôi vay thì tôi trả chứ có xin đâu mà phải thận trọng như thế".
Từ hôm đó đến nay đã hai tuần rồi, chồng tôi giận dỗi, trách móc vợ con, bên nhà vợ. Anh ấy tỏ ra bất cần, bỏ đi uống rượu tới nửa đêm mới về, không nói với vợ con câu nào. Chồng cũng tránh mặt bên nhà vợ, có việc rủ về liền lấy cớ để trốn tránh. Thậm chí, đòi ly hôn chỉ vì bố vợ không cho vay tiền.
Tôi rất mệt mỏi khi hàng ngày đối diện với chồng trong tình trạng như vậy. Tôi có nên chiều chồng mà cố gắng vay mượn bố đẻ, hoặc vay ngân hàng để chồng mua xe ô tô? Nếu như chồng muốn ly hôn, tôi có nên chấp thuận theo ý anh ấy không?
Sau cuộc gọi của bố, chồng tôi hậm hực đuổi vợ con về ngoại Tôi ngơ ngác vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Ảnh minh họa Chỉ còn 1 tuần nữa là đến ngày thôi nôi của con trai tôi. Vì là con đầu tiên nên tôi chăm chút bé rất kỹ và đương nhiên cũng muốn tổ chức cho con một bữa tiệc thôi nôi rình rang. Không phải tôi thừa tiền mà vì...