Tôi trốn chạy khỏi đám hỏi khi biết chồng sắp cưới có vợ con ở quê
Tôi chưa về thăm nhà anh, một phần ngại đường xa, tôi bị say xe, phần nữa vì nghĩ đã gặp người thân của anh rồi.
Hiện giờ trong lòng tôi rất đau khổ và rối bời, không biết phải làm sao để đối diện với mọi người và bản thân. Tôi trốn chạy và vẫn đang ngồi thu mình vào góc phòng kể từ khi biết chồng sắp cưới đã có vợ con ở quê. Tôi 28 tuổi, còn anh 30. Anh người Bắc, tôi miền Trung, cả hai sống và làm việc ở Đà Nẵng.
Chúng tôi yêu nhau gần 2 năm thì quyết định tiến tới hôn nhân. Thỉnh thoảng bố mẹ và người nhà của anh vào chơi nên tôi cũng có cơ hội gặp họ và xây dựng mối quan hệ. Họ cũng rất quý mến và ngầm xem tôi như dâu con. Anh từng về nhà tôi chơi vài lần, còn tôi chưa về thăm nhà anh, một phần ngại đường xa, tôi bị say xe, phần nữa vì nghĩ đã gặp người thân của anh rồi.
Khi chúng tôi xin phép cưới, vì tin tưởng các con nên bố mẹ hai bên chỉ nói chuyện với nhau qua điện thoại, hẹn ngày ăn hỏi bố mẹ anh vào nhà tôi, rồi ngày cưới sẽ đón dâu về nhà anh (lúc ấy bố mẹ tôi đi cùng và thăm nhà trai luôn).
Tôi chuẩn bị đám cưới trong háo hức, hạnh phúc. Ngày ăn hỏi, khi đang trang điểm, tôi nhận được cuộc điện thoại từ một số máy lạ, tự xưng là vợ anh, nói rằng chồng sắp cưới của tôi đang có vợ con ở quê. Tôi không tin nhưng trong lòng bồn chồn, lo lắng. Sau đó, tôi gặp riêng anh và mẹ anh để hỏi rõ. Không ngờ anh thừa nhận, còn mẹ anh khóc, van xin tôi đừng bỏ anh, bà nói rằng không phải họ cố tình lừa tôi.
Ngày anh đi đại học, ông nội ốm nặng, không qua khỏi. Ông buộc bố mẹ anh phải cưới vợ cho anh để trước khi nhắm mắt, ông thấy được đứa cháu đích tôn yên bề gia thất. Trong hoàn cảnh ấy, bố mẹ anh cũng không thể chống lại và lấy cho anh một cô vợ quê. Khi anh vội vã về nhà thăm ông thì đám cưới đã sẵn sàng.
Trước lời dặn dò của ông, anh không thể làm trái. Nhiều năm làm chồng, làm cha nhưng anh không hề có hạnh phúc khiến bố mẹ xót xa. Ông bà thuyết phúc con dâu ly dị và chị ấy đã đồng ý, đang tiến hành thủ tục. Bà nói rằng khi biết con trai yêu tôi đã rất mừng và định sẽ nói hết sự thật khi thủ tục ly dị hoàn tất. Họ cho rằng tôi sẽ thông cảm và tha thứ cho họ vì sự chậm trễ ấy, nhưng không ngờ vợ anh lại gọi điện cho tôi.
Tôi sốc và chạy trốn khỏi đám hỏi. Tôi không quan tâm người khác nghĩ gì mà chỉ muốn đi thật xa để không phải gặp ai. Tôi tắt điện thoại, đến nhà người quen xa ở nhờ. Giờ tôi rất rối, không biết nên làm gì, mong chuyên gia và độc giả cho tôi lời khuyên.
* Chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hằng tư vấn:
Chào bạn!
Trước tiên tôi rất thông cảm cho bạn khi gặp phải chuyện không may vào đúng ngày vui của mình. Tuy nhiên, dù muốn hay không chuyện cũng đã xảy ra và giờ là lúc bạn cần đối mặt để giải quyết vấn đề.
Video đang HOT
Đầu tiên, bạn đã quá sơ suất khi không tìm hiểu kỹ gia cảnh bạn trai mà quyết định làm đám cưới. Đây có lẽ là bài học đắt giá mà bạn cần ghi nhớ.
Thứ 2, khi phát hiện ra sự việc, bạn phản ứng như vậy là hoàn toàn dễ hiểu, nhưng bạn là nhân vật chính nên cũng chỉ có bạn mới giải quyết được vấn đề. Trốn tránh lâu không phải là cách giải quyết, và là ích kỷ khi để người thân phải chịu hậu quả do mình gây ra mà chưa hiểu rõ nguyên nhân. Bởi vậy, đây chính là lúc bạn nên về nhà, đối mặt và cùng người nhà giải quyết mọi chuyện.
Bạn trai và gia đình anh ấy dành tình cảm cho bạn có lẽ là thật, nhưng cách họ thể hiện và việc giấu giếm tình trạng hôn nhân của anh ấy là sai. Có lẽ họ cũng chưa nghĩ tới hậu quả khi bạn biết; hoặc quá tự tin vào tình yêu bạn dành cho bạn trai; cố tình đưa bạn vào sự đã rồi; không nghĩ tới tình huống cô con dâu kia quay lại phá rối,… Dù là lý do gì, họ vẫn sai khi lừa gạt bạn.
Khoan bàn đến việc bạn có tha thứ cho họ hay không. Việc bạn cần làm lúc này là về nhà, giải thích mọi chuyện với gia đình, dừng đám cưới. Bạn không nên đưa ra quyết định gì trong lúc này, kể cả chia tay. Bởi hiện tại tâm trạng của bạn không tốt, suy nghĩ chưa thấu đáo, quyết định vội vàng có thể trở thành sai lầm gây nuối tiếc trong tương lai. Hãy cho mình và bạn trai thời gian. Khi đã bình tâm, tôi tin bạn sẽ biết nên làm gì là tốt nhất cho bản thân.
Chúc bạn mạnh mẽ!
Theo VNE
Nghĩ thông gia nghèo, nhà trai vênh váo đi tay không đến đón dâu
Hôm cưới mẹ Đạt cũng tổ chức rất sơ sài, đi đón dâu cũng chỉ có 1 xe hoa và 1 xe 7 chỗ người nhà. Đặc biệt bà còn không chuẩn bị 1 tráp ăn hỏi nào cả vì khinh thông gia nghèo...
- Mình chắc không đến được với nhau đâu vì mẹ anh phản đối dữ quá. Hay anh đi kiếm người con gái khác đi, mình chia tay.
- Không được, đời này kiếp này anh chỉ cưới em thôi. Anh sẽ thuyết phục mẹ bằng được.
Đạt kiên quyết không chia tay Thúy mà anh tìm mọi cách thuyết phục mẹ. Nhưng hễ nói tới chuyện xin cưới bạn gái thì ngay lập tức anh bị mẹ nói cho 1 trận tơi bời:
- Con gái phố chết hết đâu mà mày phải rúc về cái xó xỉnh đó để cưới cái con quê mùa đen nhẻm đó hả. Bỏ ngay nó đi tao tìm đứa khác cho.
- Nhưng con chỉ yêu mình Thúy thôi.
- Nó cho mày ăn bùa rồi à, để tao về tận nhà nó làm cho ra ngô ra khoai xem bố mẹ nó có biết dạy dỗ con cái không hả? Đúng là lũ cả đời làm ruộng, nghèo rớt mùng tơi nên xúi con gái chèo kéo bằng được trai phố để đổi đời đây mà.
Ảnh minh họa
Ngay sau đó mẹ Đạt lấy ngay số của Thúy từ máy con trai và gọi về đòi gặp bố mẹ cô. Thúy thì cứ nghĩ bà muốn nói chuyện người lớn nên chuyển máy, ai ngờ bố cô vừa nhận máy thì bị bà mắng sa sả:
- Nói cho các người biết nhé không bao giờ tôi cho con trai tôi cưới con gái các người đâu, mang con về dạy lại đi. Cứ lôi kéo con trai tôi có ngày tôi cho giang hồ về tận nhà xử đấy.
- Bà cứ bình tĩnh, là do bọn trẻ nó tự thương nhau chứ chúng tôi cũng không ép uổng gì.
- Ông đừng cãi, chính vợ chồng ông bà xúi bầy con Thúy phải ép bằng được thằng Đạt nhà tôi làm đám cưới, thậm chí còn bỏ bùa để nó lú lẫn nữa. Tôi điên lên tôi cho lũ nhà quê các người trắng mắt ra đấy, đừng tưởng thấy nhà người ta mặt phố mà bu lấy.
Sau hôm ấy Thúy đã nhất định chia tay nhưng Đạt tìm về tận nơi quỳ trước cửa nhà cô 3 ngày 3 đêm tới ngất đi để xin được nói chuyện. Thấy tấm chân tình của Đạt là thật lòng nên bố Thúy cũng mủi lòng, xong mẹ Đạt thì khó ai mà lay chuyển được. Cuối cùng Đạt nghĩ ra cách giả vờ đã đi vào Nam để làm đám cưới với Thúy.
- Con vào đó cưới cô ấy và con sẽ không bao giờ về nữa đâu.
- Mẹ xin con, con về với mẹ, mẹ sẽ cho con cưới nó, mẹ sẽ cho cưới.
Sợ mất đứa con trai duy nhất nên mẹ Đạt đã xuống nước. Cuối cùng đám cưới cũng được định ngày qua điện thoại chứ mẹ Đạt nhất định không về tận nhà gái xin cưới. Hôm cưới mẹ Đạt cũng tổ chức rất sơ sài, đi đón dâu cũng chỉ có 1 xe hoa và 1 xe 7 chỗ người nhà. Đặc biệt bà còn không chuẩn bị 1 tráp ăn hỏi nào cả vì khinh thông gia nghèo:
- Đi tay không thôi, con gái thành phố thì còn mất tiền cưới hỏi chứ cái con nhà quê xấu xí ấy thì 1 xu tao cũng không mất.
- Mẹ...
Đạt điên lắm định tự mình chuẩn bị tráp ăn hỏi nhưng mẹ anh kiên quyết không cho, 2 mẹ con lại cãi nhau, Thúy biết chuyện gọi điện cho bạn trai: "Thôi anh ạ, anh cứ làm theo ý mẹ đi cho đám cưới mình diễn ra vui vẻ. Bố mẹ em bảo ông bà thông cảm được, không sao đâu anh".
Ảnh minh họa
Vậy là nhà chú rể tay không về nhà gái đón dâu, chuyện chưa từng xảy ra ở quê chứ đừng nói là ở thành phố. Mẹ Đại vênh váo ra mặt nghĩ chắc thông gia quê chẳng dám đòi hỏi gì đâu. Tới nơi thấy nhà gái vẫn vui vẻ còn tay bắt mặt mừng mời thông gia phố vào khi mà bà chỉ đi tay không đến thì mẹ Đạt lại càng đắc ý.
Bố mẹ Thúy mời nhà trai vào bên trong, giữa tất cả anh em nhà gái và người nhà trai bố Thúy chỉ vào cái hòm sắt nhỏ trước mặt rồi nói. "Bố mẹ chẳng có gì, chỉ có có chỗ này cho 2 đứa làm hồi môn". Rồi ông từ từ mở nó ra, tất cả sốc ngất khi thấy đó toàn là kim cương.
Ban đầu mẹ Đạt nghi ngờ là đồ giả, nhưng bà vừa nói 2 từ đó lên thì người anh họ giàu có đi cùng đã chặn lại ngay: "Kim cương thật đấy thím à, tôi từng buôn rồi nên tôi biết. Chẳng lẽ thím để nhà mình mất mặt thế sao". Mẹ Đạt đơ người mất mấy phút rồi vội vàng gọi con trai lại:
- Con hỏi con Thúy xem ở đây có dịch vụ đặt tráp ăn hỏi không?
- Con bảo cô ấy nhờ người đặt 9 tráp rồi, tiện con mang theo sẵn 500 triệu tiền mặt bỏ vào phong bì luôn.
Mẹ Đạt thở phào, hóa ra con trai bà cũng đã chuẩn bị để bà khỏi muối mặt, bà đã quá khinh thường thông gia quê rồi, giờ bà đâu dám ngẩng cao đầu nhìn mặt họ nữa.
Phương Minh/ Theo Thể thao xã hội
Nhà trai 'bỏ tráp' 450 nghìn đồng, cô dâu hoang mang 'cuộc đời mình rẻ mạt đến bất ngờ' Tiền nhà trai bỏ vào tráp hỏi được coi như món quà để tỏ lòng cám ơn gửi đến nhà gái vì công sinh thành, nuôi dưỡng con dâu của họ. Thế nhưng phải làm sao khi số tiền chỉ có 450.000 đồng giống như nàng dâu dưới đây? Từ xưa, lễ đen (nạp tài) tượng trưng cho tục "thách cưới". Dần dần,...