Tôi thức tỉnh thực sự khi nghe tiếng thét của con
Tôi chợt tỉnh người khi nhớ lại con mình đã quá 24 tháng và chưa mở miệng nói tiếng nào, không gọi ‘ba’, không kêu ‘mẹ’.
Tôi là một kỹ sư kỹ thuật có kinh nghiệm chuyên về nghành dầu nhớt. Thu nhập hàng khá cùng các chế độ khác gộp lại thì tính ra một tháng tôi đem tiền về cho vợ không ít. Trước đây hai vợ chồng làm cùng nghành nhưng nghiệt nỗi chăm sóc con cực quá nên vợ tôi nghỉ làm ở nhà chăm con. Mọi việc trong nhà tôi khoán hết cho vợ. Bé đầu lòng vợ tôi chăm rất cực nhưng bé thứ hai còn cực gấp 2, gấp 3 lần vì chứng biếng ăn hoặc ăn xong rồi ói. Nhưng vợ một mình gồng ghánh hết.
Cho đến một ngày tôi nghe tiếng thét của cô con gái út, rồi trước mắt tôi là chiếc ipad vỡ tan tành, đồ ăn vung vãi khắp nơi, chiếc ghế ăn bị xô lệch sang một bên. Con bé đang rất hoảng sợ nhưng không khóc.
Một mình vợ tôi phải chăm từng bữa cơm khó khăn của con
Sự tình bắt đầu từ việc vợ bị áp lực chứng biếng ăn và khó ăn của con nên luôn đem ipad ra dỗ con ăn. Khi bé quá 2 tuổi vẫn không mở miệng nói câu nào và có triệu chứng tăng động, tự kỷ nhẹ cô ấy mới hốt hoảng. Hôm xảy ra cớ sự là lần đầu tiên con bé ăn cơm không được dùng ipad.
Tôi chợt tỉnh người khi nhớ lại con mình đã quá 24 tháng và chưa mở miệng nói tiếng nào, không gọi “ba”, không kêu “mẹ”. Bé chỉ cắm đầu chạy mải miết, nhất là chạy theo tiếng động mạnh hoặc những vật chớp sáng trên màn hình.
Video đang HOT
Ngày hôm sau hai vợ chồng đưa bé vào Khoa Tâm Lý ở bệnh viện Nhi Đồng 1 kiểm tra thì biết được bé ngấp nghé mức tự kỷ độ 1. Sau một năm, hai vợ chồng đưa bé đến tham gia lớp học điều trị tâm lý và rối loạn ngôn ngữ ở trẻ tại bệnh viện. Hiện tại bé đã bắt đầu nói, có hôm bé nói rất nhiều và đi học trở lại. Vợ tôi cũng không áp lực con phải ăn nhiều, đủ ký. Tôi không ôm máy sau bữa ăn và chơi cùng con, chúng tôi cùng đổ cá ngựa, xấp hình lego hoặc làm mẫu cho con trang điểm.
Chơi cùng con, rồi sẽ thấy con nó “hấp dẫn” hơn điện thoại rất nhiều
Tôi vẫn lướt “phây”, vẫn chơi điện tử nhưng sau 10h, lúc con đã ngủ. Chúng ta sinh con, cật lực kiếm tiền chỉ để nuôi con và mưu cầu cuộc sống tốt đẹp hơn. Vậy thì tại sao không dành cho con 1 hay 2 giờ sau bữa ăn cuối ngày để vợ dọn dẹp, tắm rửa và hiểu hơn con mình?
Đoàn Quang (Phú Yên)
Theo phunuonline.com.vn
Để buông điện thoại cần sự hợp tác của cả gia đình
Dùng điện thoại là một thói quen dễ lây lan, cứ thấy người khác bấm lướt là mình cũng muốn cầm ngay điện thoại để xem. Và không dễ gì buông được điện thoại nếu xung quanh đầy 'cám dỗ' như thế.
Tôi nghĩ bất cứ ai đều biết đến tác hại của việc sử dụng điện thoại quá nhiều. Ngoài việc ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình còn gây hại đến sức khỏe. Dù biết như thế nhưng hầu hết chúng ta đều chủ quan vì chưa thấy hậu quả một cách rõ ràng.
Gia đình tôi cũng từng như thế. Hai vợ chồng với con gái 15 tuổi còn con trai nhỏ lên 4 tuổi. Đi làm về, ăn cơm xong, mỗi người mải mê với điện thoại của mình. Con gái lớn đã dùng điện thoại từ năm lớp 6. Lúc đầu, con trai út xem tivi nhưng sau dần đòi chơi điện thoại.
Mỗi thành viên chăm chú vào điện thoại trong bữa cơm là tình trạng phổ biến của mọi gia đình. (Ảnh minh họa)
Để dỗ con, vợ chồng tôi thay nhau cho con mượn điện thoại chơi, và rồi không ít lần cãi nhau: "Cho con chơi máy anh hay máy em". Bởi thế, tôi mua ngay cho con một chiếc ipad.
Từ đó, không khí gia đình có vẻ dễ chịu hơn nhiều vì ai cũng máy riêng. Buổi tối chỉ nghe âm thanh lướt trên máy chứ không có bất kì câu trò chuyện nào. Vợ tôi mải mê xem livestream bán hàng trên mạng còn tôi hết lướt Facebook đến chơi game.
Con trai ngoan ngoãn ôm ipad xem hoạt hình. Cho đến khi, con trai bị đau mắt, đưa đi khám mới phát hiện bị cận thị tới 2,5 độ. Tôi bàng hoàng bởi hai vợ chồng tôi không ai bị bệnh về mắt trong khi con còn quá nhỏ.
Bác sĩ bảo có thể do chúng tôi để con chơi điện thoại quá sớm và quá nhiều trong khoảng cách gần. Lúc đó, tôi mới thấy sợ, sự chủ quan đã để lại hậu quả nhãn tiền. Việc đầu tiên cần làm là phải cách ly con khỏi cái ipad.
Nhưng làm như thế đồng nghĩa vợ chồng tôi cũng phải buông chiếc điện thoại khi về nhà. Việc tưởng chừng như rất dễ lại hóa ra thật khó. Thỉnh thoảng đang chơi cùng con lại tranh thủ liếc vào điện thoại. Con thấy thế lại đòi chơi, phải mất một lúc mới dỗ được.
Tôi thống nhất với vợ và con gái, khi về nhà tuyệt đối không dùng điện thoại ở phòng khách hay bếp. Nếu có việc cần có thể vào phòng ngủ để con trai khỏi nhìn thấy. Tôi mua thêm đồ chơi cho con và cùng chơi với con. Vào những khung giờ thường hay sử dụng điện thoại như sau giờ ăn cơm, vợ chồng đưa con ra ngoài chơi.
Gia đình tôi chỉ nghĩ đến việc buông điện thoại khi phát hiện con trai út bị cận thị. (Ảnh minh họa)
Tôi nghĩ để có thể thành công khi tập thói quen buông điện thoại cần có sự hợp tác của cả gia đình. Bởi người này dùng mà người kia không dùng lại thấy rất khó chịu, không có sự thống nhất.
Dùng điện thoại là một thói quen dễ lây lan, cứ thấy người khác bấm lướt là mình cũng muốn cầm ngay điện thoại để xem. Và không dễ gì buông được điện thoại nếu xung quanh đầy 'cám dỗ' như thế.
Đến bây giờ, tuy chưa buông được hẳn điện thoại nhưng thời gian "cắm" mặt vào máy của gia đình tôi cũng giảm đi rất nhiều. Tôi tiếc vì mình đã không làm điều này sớm hơn cho gia đình, đến khi con trai bị cận mới nhận ra. Nhưng thà muộn còn hơn không, hy vọng dần dần, chúng tôi sẽ buông được điện thoại, ít nhất 1 giờ/ngày.
Nguyễn Triều
Theo phunuonline.com.vn
Phụ con gái... giữ chồng Tôi vừa về đến ngõ là cả ông bà ra đón, hỏi han đi đường có mệt không, dù ông bà biết rõ từ nhà tôi về đây có bốn mươi lăm cây số, đường thoáng đãng. Riết rồi tôi không dám đưa vợ con về nhà ngoại. Nếu có về thì tôi chỉ chở tới ngõ rồi quành xe nói đi đâu...