‘Tôi thích những người phụ nữ tự tại và tự trọng đến mức coi như đàn ông biến mất rồi’
Cái tâm lý nháo nhác chờ quà tặng, đợi tiệc tùng vào những dịp 8/3, chị em dần đánh đồng ý nghĩa của “giải phóng” chính là “nổi loạn”, “đòi quyền lợi”. Cảm giác như một màn diễn đông người sau tiếng hô “action”.
Chia sẻ của Nguyễn Ngọc Tư:
“Tôi thích những người phụ nữ tự tại và tự trọng đến mức coi như đàn ông biến mất rồi. Họ làm đẹp vì chính họ chứ không vì ánh nhìn của đàn ông, để quyến rũ đàn ông; họ làm việc vì họ muốn chớ không phải chứng tỏ mình cũng mạnh mẽ. Họ trèo thang tre xóc nóc lại mái nhà, bưng bê vô đất mấy chậu cây, đóng đinh lên tường treo mấy cái ảnh… Thích gã nào thì cứ chạy đến bảo em thích anh rồi đó, anh nghĩ sao?” ……….
NHÂN DỊP CHỊ EM ĐÒI QUÀ | Nguyễn Ngọc Tư.
Má tôi cả đời sống ở nông thôn. Bà chưa từng nhận hoa hay lời chúc tụng nào vào 8/3 hay 20/10. Nhưng má không buồn. Đám ruộng má tôi coi năm nào cũng trúng mùa hơn những đám ruộng trong xóm, vốn được chăm sóc bởi những ông nông dân thứ thiệt. Bà nhạy cảm với cây cỏ, nắng mưa, không chống chỏi thiên nhiên mà nương theo nó. Má tôi nổi tiếng coi trời giỏi, làm ruộng mà đoán định được thời tiết coi như chắc ăn một nửa mùa rồi. Bác Tám, dượng Hai, chú Sáu… ai cũng nể trọng má tôi, cũng ngóng coi má tôi rục rịch làm gì với đám lúa để học theo, chuyện gì có tay má là ngon lành cả. Má xa lạ với cái câu mà những người phụ nữ quê khác hay thở dài ở đầu môi, “cái phận đàn bà mình…”
Chị tôi thì lấy chồng về chợ đã hai mươi tám năm. Chị chưa từng nhận hoa hay những lời chúc tụng vào 8/3 hay 20/10. Chị cũng không buồn. Chồng chị tử tế nhưng cù lần, nghĩ cứ thương nhau là được, cần gì phải bày nhiều trò. Chị giúp anh coi xưởng đồ gỗ, quản hơn hai chục nhân công, lúc rảnh còn thiết kế ra nhiều hoa văn, chi tiết khá đẹp. Đồ gỗ của xưởng anh chị, vì vậy được ưa chuộng bởi tính độc đáo. Chị nói ít, không hay lườm nguýt nhưng làm gì chắc đó nói gì chắc đó, vậy mà chuyện lớn nhỏ gì chồng cũng tham khảo, và nếu có tranh cãi cũng trên tinh thần tương kính. Chưa có việc gì mà chị phải trông chờ chồng, với cái lý do người ta hay viện đến “bởi mình là đàn bà mà…”
Hai người phụ nữ này, tôi nghĩ, không cần ai giải phóng, bởi họ đã giải phóng mình rồi. Tôi hay thấy trên mạng những câu được cho là đầy nữ quyền, kiểu như “bạn có thể biến đàn ông thành nô lệ chỉ với chiếc xương quai xanh gợi tình”, mắc cười vì rốt cuộc chị em vẫn cứ đánh giá cao đàn ông, vẫn cứ lao tâm khổ trí làm sao để đánh gục được họ, đè đầu cưỡi cổ họ. Rốt cuộc phụ nữ luôn nói rằng mình giỏi nhưng khi ra bãi gửi xe vẫn chờ người đàn ông nào đó dắt xe ra giùm. Chờ đợi, kiểu gì thì cũng dở, dù là chờ đợi một cử chỉ ga lăng của người khác.
Tôi nghĩ rằng phụ nữ chỉ thực sự mạnh mẽ khi họ không còn ý thức cái sự – phụ -nữ của mình nữa. Mở báo ra thấy viết về những người phụ nữ làm phu hồ, làm cửu vạn, đạp xích lô… chúng ta hay kêu lên không thể như thế được họ là phụ nữ mà, nhưng biết đâu người trong cuộc ấy vặn lại “sao lại không?”. Cái tâm lý nháo nhác chờ quà tặng, đợi tiệc tùng vào những dịp 8/3, chị em dần đánh đồng ý nghĩa của “giải phóng” chính là “nổi loạn”, “đòi quyền lợi”. Cảm giác như một màn diễn đông người sau tiếng hô “action”, cứ 8/3 đàn ông bắt đầu nịnh nọt chiều chuộng quà cáp, phụ nữ tụ tập rủ nhau ngồi quán bia, tự huyễn hoặc mình là đang được coi trọng đã được giải phóng. Nhưng năm ba ngày thì thấm tháp vào đâu so với 365 ngày? Chính vì không thật lòng tôn trọng nên giờ đám đàn ông bắt đầu so đo, ủa sao không có ngày nào cho tụi tui? Dĩ nhiên đàn ông so đo thì cũng chẳng ra gì.
Video đang HOT
Tôi thích những người phụ nữ tự tại và tự trọng đến mức coi như đàn ông biến mất rồi. Họ làm đẹp vì chính họ chứ không vì ánh nhìn của đàn ông, để quyến rũ đàn ông; họ làm việc vì họ muốn chớ không phải chứng tỏ mình cũng mạnh mẽ. Họ trèo thang tre xóc nóc lại mái nhà, bưng bê vô đất mấy chậu cây, đóng đinh lên tường treo mấy cái ảnh… Thích gã nào thì cứ chạy đến bảo em thích anh rồi đó, anh nghĩ sao? Trong đầu họ không có khái niệm trâu và cột.
Sống được như thế thì không phải ngồi chờ được tặng quà.
Theo Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư
Vợ chết, mỗi ngày ông cầm búa biến mất đến khuya, 22 năm sau cả làng đội ơn ông
Có lẽ câu chuyện Ngu Công dời núi khá là quen thuộc với mọi người nhưng đó chỉ là một câu chuyện thần thoại, muốn dời núi thực sự khó như lên trời.
Trong một ngôi làng nhỏ ở Ấn Độ có một người đàn ông tên là Dashrath Manjhi và vợ sinh sống. Tuy không giàu có nhưng cuộc sống của hai vợ chồng rất bình yên và ấm áp. Rồi một ngày, một căn bệnh kỳ lạ đã phá vỡ cuộc sống êm đềm của họ.
Vợ ông ngày càng yếu, ông đã quyết định đưa vợ khi khám bác sĩ. Nhưng do ngôi làng rất lạc hậu, phòng khám gần nhất nằm trong thị trấn cách nhà ông 80 km, đường làng gập ghềnh và đầy nguy hiểm. Hai vợ chồng ông phải đi đường dài quanh co, nhiều khi chỉ muốn bay qua các ngọn núi.
Bởi vì vợ ông quá yếu, ông không đưa kịp vợ đến phòng khám nên vợ ông đã qua đời.
Sự thật này đã khiến ông đau lòng không thôi, ông nói với mọi người trong làng rằng không biết làm thế nào để tiếp tục sống. Trong lúc đau khổ bất tận, ông đột nhiên nghĩ ra một kế hoạch. Rồi mấy ngày kế tiếp, ông dốc sức liều mạng thu thập công cụ cần thiết.
Ông quyết định triển khai một nhiệu vụ bất khả thi, ông nghĩ rằng cái chết của vợ mình là do giao thông bất tiện, đường xá gập ghềnh làm chậm trễ, cho nên ông quyết định "di dời" ngọn núi ngăn giữa làng ông và thị trấn.
Ông hy vọng rằng những người khác sẽ không bao giờ gặp phải số phận tương tự, lúc khẩn cấp họ có thể nhanh chóng chạy tới thị trấn và nhận được trợ giúp cần thiết. Lúc ấy, rất nhiều người dân đều cho rằng tâm thần ông có vấn đề do quá đau khổ vì mất vợ, không ai tin rằng ông có thể xuyên qua núi và làm thành một con đường.
Không ai chú ý đến ông, cho rằng ông chỉ là cố gắng vô ích mà thôi, nhưng ông vẫn âm thầm tiến hành nhiệm vụ của mình. Một ngày rồi lại một ngày, ông dựa vào ý chí và sự kiên trì để đào núi, mở đường. Ông chỉ hy vọng cả làng có thể có một tương lai tốt hơn.
Công việc này đã trải qua 22 mùa đông, mỗi ngày từ lúc mặt trời mọc, ông sẽ biến mất trong núi cho đến tận đêm khuya ông mới trở về với toàn thân dơ bẩn.
Dường như đây là một nghi thức hạng nhất để ông tưởng nhớ người vợ của mình, cho đến năm 2007 ông mới qua đời.
Không lâu sau khi biết ông chết, dân làng đã phát hiện một con đường rộng 10 mét, dài 100 mét và cao 7 mét.
Trong 22 năm, một thời gian ngắn sau khi ông triển khai kế hoạch của mình, một số người dân nhìn thấy quyết tâm và công việc âm thầm ông làm mỗi ngày đã dần dần tham gia đội của ông.
Và kết quả này thật kinh ngạc, cũng từ đây cuộc sống của dân làng hoàn toàn thay đổi. Trước đây khoảng cách gần nhất từ làng vào thị trấn là 80 km, nhưng bây giờ nhờ vào con đường mà ông khai mở, chỉ còn lại 5 km. Vì vậy, họ có thể đi khám bác sĩ, đến trường, mua sắm, thậm chí có người đi làm ở nhà máy. Tất cả điều này đều nhờ vào công sức của ông Dashrath Manjhi.
Do đó, Dashrath Manjhi đã trở thành anh hùng của dân làng, một số người dân còn nói với ông: "Trước khi qua đời, Dashrath Manjhi chỉ là một người thất bại và u sầu. Khi còn sống, cố gắng của ông cũng không được tuyên truyền hoặc tán dương. Nhưng hôm nay, mỗi người đều nhớ đến ông, ông cũng truyền cảm hứng cho vô số người."
Đúng là "Ngu Công dời núi" có thật! Dashrath Manjhi có thể thay đổi cuộc sống của toàn bộ dân làng và được gọi anh hùng. Công ơn của ông sẽ được dân làng đời sau mãi nhớ đến.
ĐKN/Sưu tầm
Bật mí bí quyết làm cho người yêu cũ 'phát điên phát dại' lên vì nhớ bạn Nếu muốn người yêu cũ hối hận, "phat điên phát dại" lên vi nhơ ban thì hãy làm theo những bí quyết đơn giản dưới đây, đảm bảo vô cùng hiệu nghiệm. Ngày càng xinh đẹp Thay đổi diện mạo một cách tích cực, để kiểu tóc mới, ăn mặc đẹp hơn, vui vẻ và cười thật nhiều. Chính nguồn năng lượng toát...