‘Tôi thấy mình hèn không dám sinh con như mẹ của Trúc Nhi – Diệu Nhi’
‘Đọc những thông tin về 2 bé song sinh dính liền Trúc Nhi – Diệu Nhi, là một trong nhiều bà mẹ từng bỏ con vì dị tật, tôi thấy mình thật hèn vì đã không dũng cảm sinh con ra’ – chị Hằng chia sẻ.
Chị Đỗ Thị Hằng (34 tuổi, Hà Nội) chia sẻ, khi đọc những dòng tin về gia đình 2 bé Nhi song sinh dính liền ở TP.HCM chị thực sự khâm phục về sự dũng cảm của bố mẹ hai bé đã quyết giữ con chào đời. Dù hai con người chung 1 cá thể nhưng hai bé vẫn có quyền được làm người.
Chị Hằng tâm sự rằng bản thân chị là bà mẹ đã từng hai lần phải bỏ thai vì dị tật.
Năm 2011, chị mang thai bé đầu tiên. Cảm giác chào đón đứa con đầu lòng chưa được bao lâu thì chị sốc nặng khi được tư vấn đình chỉ thai kỳ do chị bị nhiễm virus rubella. Khi đó dù chưa xác định được dị tật nhưng vợ chồng chị đã quyết định đình chỉ thai kỳ vì sợ con chào đời sẽ không khỏe mạnh. Vợ chồng chị từ đó ám ảnh về cụm từ “dị tật thai nhi”.
Đến năm 2013, chị Hằng mang thai lần thứ hai. Suốt thai kỳ chị thấp thỏm với lo lắng, sợ hãi dị tật thai nhi nên thường xuyên đi siêu âm. May mắn là bé gái của vợ chồng chị cuối cùng đã chào đời khỏe mạnh.
Chị Hằng tiếp tục mang thai lần nữa vào năm 2016. Vào tuần thứ 12 của thai kỳ, chị Hằng được bác sĩ chẩn đoán bé bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch. Những ngày sau đó với vợ chồng chị Hằng thực sự là những ngày giằng xé đấu tranh tư tưởng.
Suốt cả tuần, hai vợ chồng chị Hằng mất ngủ, suy nghĩ nên để đẻ hay bỏ con. Chị sợ nhất việc cho con chào đời với hình hài không bình thường là có lỗi với con.
Video đang HOT
Hai bé Trúc Nhi – Diệu Nhi khi phát hiện dị tật thai nhi.
Tới tuần thai thứ 14 hai vợ chồng chị lại đi siêu âm. Lần này, bác sĩ lại thông báo thêm tin sét đánh “thai nhi bị dị tật vùng não, não trước không phân chia”. Lúc này, vợ chồng chị Hằng cay đắng chấp nhận phương án đình chỉ thai nghén.
Cuộc hội chẩn của bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội như nhát dao đâm vào tim gan người mẹ này. Khi đó, thai nhi đã 15 tuần, chị Hằng phải làm thủ thuật bỏ thai.
Suốt mấy năm sau chị vẫn ám ảnh không dám mang thai. Đến năm ngoái, do gia đình động viên nên chị Hằng mới quyết định mang thai lần nữa. Chị vẫn nguyên cảm xúc “đứng ngồi trên đống lửa” khi làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh theo tư vấn của bác sĩ. Chị chỉ thở phào nhẹ nhõm khi con trai cất tiếng khóc chào đời với hình hài lành lặn và khỏe mạnh.
TS.BS Nguyễn Hữu Trung (Trưởng Phòng khám Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2) – Giám đốc chuyên môn phòng khám Hoàng Gia TP.HCM) cho biết bản thân ông cũng từng phải tư vấn về những vấn đề bất thường của thai nhi.
Có những ông bố, bà mẹ khi thấy một cái bất thường của thai nhi, dù nhỏ, cũng suy nghĩ theo hướng tiêu cực. Ví dụ như họ muốn dừng thai kỳ chỉ vì con có xương mũi ngắn, dư một ngón tay, ngón chân…
Theo TS.BS Nguyễn Hữu Trung, trường hợp hai bé Trúc Nhi – Diệu Nhi khi tầm soát trước sinh đã biết hai bé dính nhau, đây là một dạng dị tật nặng nhưng bố mẹ vẫn quyết định giữ để sinh con. Ai cũng thương con nhưng tình thương vượt qua mọi khó khăn dù được biết trước, kiên quyết giữ bào thai bằng mọi giá thì không phải ai cũng làm vậy.
Bác sĩ Trần Văn Phúc (Khoa Chẩn đoán Hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội) cho biết, sàng lọc trước sinh là xét nghiệm thực hiện cho các mẹ bầu. Xét nghiệm này giúp đánh giá nguy cơ thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down, Edward hay dị tật ống thần kinh,…
Xét nghiệm sàng lọc trước sinh mục đích để cha mẹ cũng như bác sĩ phát hiện các dị tật. Nếu đó là dị tật có thể sửa chữa thì bác sĩ, cha mẹ cũng có sự chuẩn bị trước.
Ở các nước phát triển, thai nhi hoàn toàn có quyền được chào đời với dị tật có thể sửa chữa được.
Bác sĩ Phúc khẳng định, sàng lọc trước sinh không phải chỉ để đình chỉ thai nghén hay không. Nhiều bà mẹ đang quan niệm sai lầm rằng sàng lọc nếu có dị tật là đình chỉ thai nghén.
Hình hài của tình yêu
Người ta nói, cha mẹ nào mà chẳng yêu thương con. Nhưng, hình hài của tình yêu như thế nào không phải ai cũng biết.
Kết quả là biết bao cha mẹ đã lầm đường lạc lối trong mê cung của yêu thương.
Mẹ tôi kể, bà ngoại là một người phụ nữ chiều con tới mức, dù gia đình thuần nông, mẹ tôi 17 tuổi vẫn chưa biết làm gì ngoài chăm em. Bà mất khi mới hơn 40, để lại 5 đứa con, mẹ tôi lớn nhất 17 tuổi, dì út tôi 7 tuổi, không ai biết làm nông nghiệp. Cô ruột của mẹ tôi khi ấy thay chị dâu dạy cháu, cầm tay chỉ việc cho mẹ tôi từ trồng trọt cấy hái, thu hoạch, đi chợ, làm mắm, nấu cơm.
Năm chị em nhà mẹ tôi đùm bọc nhau lớn lên, lấy vợ lấy chồng sinh con đẻ cái, rồi bằng cách nào đó đều nối tiếp truyền thống chiều con của bà ngoại tôi như thể thói quen từ tâm thức. Mẹ tôi sinh ra tôi, các cậu các dì tôi sinh ra 5 cô con gái nữa. Sáu chị em họ tôi đều được bao bọc, yêu chiều, được đầu tư cho học hành dù cha mẹ không dư dả gì. Câu cửa miệng của mẹ tôi, dì tôi và các cậu tôi là "bố/mẹ yêu con". Mặc dầu vậy, chúng tôi không ai hư hỏng, chơi bời. Đứa nào cũng học hành chỉn chu, tự lập, chủ động trong cuộc sống, ít khi làm cha mẹ lo lắng phiền não về mình.
Ảnh minh họa.
Có thể do duyên lành đã mang chúng tôi tới với cha mẹ mình vì mối nợ ân tình từ kiếp trước. Hoặc cũng có thể do được yêu thương quá mà chúng tôi không bao giờ nỡ để cha mẹ phải rơi nước mắt vì chúng tôi.
Tình yêu ấy như bó đuốc soi đường cho chúng tôi đi, như ngọn hải đăng sừng sững vững chãi bên bờ biển để chúng tôi hướng về, như bóng cây thâm trầm để chúng tôi nép mình trú ẩn sau những giông bão cuộc đời. Cứ mỗi khi chúng tôi vấp ngã, người mà chúng tôi nghĩ đến chính là cha mẹ của mình. Bởi chúng tôi biết, dù mình đúng hay sai, cha mẹ vẫn dang rộng vòng tay vỗ về an ủi, thậm chí bênh vực và thiên vị chúng tôi theo cách vô lý nhất.
Công việc khiến tôi tiếp xúc và tham vấn với nhiều người chịu tổn thương từ gia đình. Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau: người bị bạo hành thể xác, người bị kiểm soát áp đặt, người bị bao bọc đến nghẹt thở... Nhưng, họ luôn có một điểm chung là không được cha mẹ nói lời yêu thương.
Tôi từng đứng giữa ngã tư của mê cung dạy con. Đủ thứ phương pháp Nhật, Mỹ, Trung, Do Thái, kỷ luật không nước mắt lẫn đệ tử quy. Các phương pháp đối chọi nhau, thậm chí đả kích nhau, nhưng chung quy lại thì cùng bám vào một chiếc mỏ neo mang tên yêu thương. Nhưng giữa yêu thương và biểu hiện yêu thương luôn là một khoảng cách. Cha mẹ nào chẳng yêu thương con, nhưng bày tỏ tình yêu ấy như thế nào thì không ít cha mẹ hoang mang. Và rất nhiều người đã lạc lối, sai đường, để lại những vết sẹo không bao giờ có thể chữa lành trong tâm trí con trẻ.
Mẹ tôi và các anh chị em của mình chưa từng tiếp cận bất kỳ phương pháp dạy con nào. Họ dạy chúng tôi bằng bản năng của tình yêu, thứ tình yêu mà bà ngoại tôi đã dành cho các con từ lúc hoài thai tới ngày bà đoản mệnh.
Tôi thường ngẫm nghĩ, phải chăng vì cha mẹ của chúng tôi đã được yêu thương đầy đủ nên họ cũng biết cách yêu thương đầy đủ con cái của mình mà chẳng cần phải dụng công? Cũng nhờ tình yêu của họ mà chúng tôi biết được hình hài của yêu thương. Yêu thương thực ra đơn giản vô cùng, đó là thấu hiểu và ở bên. Khi có thấu hiểu và ở bên, kỷ luật hay chiều chuộng chỉ đơn thuần là công cụ phụ trợ mà thôi.
Ba đột ngột qua đời, cô bé 8 tuổi trở thành điểm tựa giúp mẹ vượt qua nỗi đau Những thổ lộ và suy nghĩ đầy trưởng thành của cô bé 8 tuổi Như Ý và cách em mạnh mẽ, đương đầu số phận khi ba đột ngột qua đời và trở thành điểm tựa giúp mẹ vượt qua nỗi đau khiến bao người phải khâm phục. Bé Như Ý mang đến bức tranh em vẽ về mẹ và mô tả các...