“Tôi thấy buồn lòng khi niềm tin trong dân giảm sút”
Ngày 26.11, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cùng tổ đại biểu Quốc hội đơn vị số 1 tiếp xúc cử tri Q.1 (TPHCM).
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1, TP.Hồ Chí Minh.
Tại buổi tiếp xúc, vấn đề công khai minh bạch tài sản cán bộ, lấy phiếu tín nhiệm được cử tri quan tâm, đặc biệt việc triển khai các nghị định, quyết định mà không suy xét, tìm hiểu kỹ tình hình dẫn đến nhiều sai sót khiến lòng dân không an, niềm tin trong dân bị giảm sút…
Trả lời, tiếp thu ý kiến cử tri, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang phát biểu: “Tôi thấy buồn lòng và xấu hổ khi niềm tin trong dân giảm sút, khi các cô bác, anh chị, các đồng chí không tin tưởng”.
Video đang HOT
Chống tham nhũng chưa kiên quyết, chưa triệt để, chưa nghiêm minh!
Tại buổi tiếp xúc, bên cạnh việc cử tri bày tỏ sự vui mừng khi kỳ họp thứ tư- Quốc hội khoá XIII vừa qua, Quốc hội đã mổ xẻ khá kỹ các vấn đề người dân quan tâm; tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở mổ xẻ không thì chưa đủ, mà cần phải đi vào thực tế. Đặc biệt nhiều cử tri cho rằng, công tác chống tham nhũng chưa có phương pháp, “chưa kiên quyết, chưa triệt để, chưa nghiêm minh” nên tham nhũng vẫn phát triển.
Cử tri Trần Văn Lài – P.Phạm Ngũ Lão – phát biểu: “Không có kỳ họp nào mà không đề cập đến tham nhũng, nhân dân bức xúc, người có trách nhiệm lo lắng. Vậy liệu thời gian tới có xoay chuyển được tình hình không? Có làm cho dân thêm tin tưởng vào Đảng không?”.
Cử tri Phạm Thị Nga – P.Bến Thành – có ý kiến: Bỏ phiếu tín nhiệm và cán bộ có chức quyền công khai tài sản là 2 việc giúp củng cố lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước. Thật ra, dân chúng tôi còn rất băn khoăn. Vì đối với việc “bỏ phiếu để lấy tín nhiệm”, một khi đã “bỏ phiếu” thì có “vận động”, một khi cán bộ, đảng viên đi vận động thì Quốc hội có ý kiến gì không? Chủ trương “cán bộ công khai tài sản” để tránh tham nhũng, nhưng nếu cán bộ không muốn công khai và chỉ công khai lương nhà nước trả, vậy còn phần chìm thì sao? Quốc hội có tham gia được việc này không? Nếu một cá nhân phát hiện, tố cáo cán bộ không công khai tài sản thì cá nhân đó có được bảo vệ không, ai sẽ bảo vệ? Ngay cả các biện pháp chống tham nhũng cũng chưa cụ thể, rõ ràng. Cụ thể như việc người dân tin tưởng, nhờ báo chí tố cáo tham nhũng, nhưng lại khiến cho nhà báo bị trù dập, thậm chí bị đánh đập… Tôi mong Quốc hội lưu ý vấn đề này.
Vai trò giám sát của nhân dân là đặc biệt quan trọng
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang thay mặt tổ đại biểu Quốc hội đơn vị số 1 trả lời, tiếp thu ý kiến của các cử tri. “Nghe qua các ý kiến có vẻ như lòng tin trong dân đã giảm sút, không tin tưởng. Chúng ta không phải giấu giếm thực tế này, mà cần phải nói rõ để mỗi đồng chí ủy viên BCH Trung ương phải tự suy nghĩ, hiểu để mà còn răn mình” – Chủ tịch Nước bày tỏ.
Cử tri Phạm Thị Nga trình bày những băn khoăn của mình tại buổi tiếp xúc.
Trả lời cử tri về việc sợ bị trù úm trong chống tham nhũng, Chủ tịch Nước nhấn mạnh: Đừng tập thói quen cái gì cũng sợ, bởi có sợ ma thì ma mới nhát. “Nếu anh chị nào bị trù úm, bị khống chế thì đấu tranh lại. Phóng viên có chi hội nhà báo, có tòa soạn… ai cũng có tổ chức sinh hoạt cả, nhưng tại sao không ai có ý kiến. Một người, một nhóm người có thể bị trù úm, nhưng người ta không thể trù úm cả một dân tộc, một đất nước”.
Trả lời băn khoăn của cử tri việc kê khai tài sản cán bộ, Chủ tịch Nước cho rằng khó khăn hiện nay là do chưa kiểm soát được việc trao đổi tiền mặt, tài sản trôi nổi. Không thể kiểm tra hết tất cả, nhưng chỉ cần người đứng đầu đủ chuẩn, đủ chất thì anh em sẽ noi theo. “Ông nào dù chức to đến mấy cũng về nghỉ tại nhà của mình, không có việc gì qua mắt được nhân dân. Vai trò giám sát của nhân dân là đặc biệt quan trọng trong công tác này. “Lợi ích nhóm” ở đâu, là ai, tại sao không chỉ ra? Nghe đơn giản, nhưng lại khó trả lời. Khó vì sao? Vì mình không dám nói, không dám nhìn thẳng vào sự thật” – Chủ tịch Nước nhấn mạnh.
Theo laodong
Lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo vào đầu năm 2013
Ngày 27-11, đồng chí Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, TP Hà Nội sẽ đi đầu trong việc lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh cán bộ chủ chốt do cấp ủy và HĐND bầu.
Với diện cán bộ do HĐND bầu, TP sẽ thực hiện theo đúng Nghị quyết của Quốc hội vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII. Với diện cán bộ do cấp ủy bầu, TP sẽ chủ động làm trước căn cứ trên tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 4. Đồng chí Phạm Quang Nghị nói: "TP sẽ quyết tâm làm sớm, dự kiến, bắt đầu vào kỳ họp đầu tiên của Ban chấp hành Đảng bộ TP trong năm 2013".
Về người được lấy phiếu tín nhiệm, đồng chí Bí thư Thành ủy cho biết, trước hết, BCH Đảng bộ TP sẽ đánh giá các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Đây đều là các đồng chí giữ vị trí đứng đầu các đơn vị quan trọng của TP hiện nay. Đồng chí Phạm Quang Nghị nói: "Việc lấy phiếu sẽ cho thấy tỷ lệ tín nhiệm cao thấp ra sao để các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy tự soi, sửa mình...".
Theo ANTD
Cảnh báo tình trạng bạn trẻ dùng facebook để tiếp thị...thân thể Thế hệ 9X hiện táo bạo hơn rất nhiều so với các "đàn chị" trước kia. Nhiều cô ngoài việc khoe thân còn trương luôn cả số điện thoại di động để tiện liên lạc. Facebook là mạng xã hội nhằm giao lưu, kết bạn, chia sẻ thông tin trên toàn cầu. Du nhập vào Việt Nam chưa lâu, "kênh" này đã được...