Tôi thật sự ổn sao?
Chị đã rất ổn từ bao lâu nay thì xin đừng vì thèm một bờ vai mà cưới cả một con người. Bởi đời này chưa chắc ai nhờ ai…
Hai con trai 14 và 16 tuổi của của tôi cũng khá ngoan. Các con đi học không cúp tiết, về nhà làm đúng những việc nhà được giao rồi rúc vào phòng. Tôi đi làm cả ngày cũng mệt lắm rồi. Thấy con ngoan, việc nhà tinh tươm cũng an lòng xem như không có việc gì để nói. Ấy là chưa kể, thi thoảng gặp cô giáo của con, cô ngoại ngữ khen con có khiếu, cô Toán khen con thông minh… như vậy xem là toại nguyện của bà mẹ đơn thân rồi.
10 năm qua, mẹ con tôi tưởng đã rất ổn. Ảnh minh họa
Tôi đơn thân đã 10 năm nay, cung đường gian nan khúc khủy của thân cò lặn lội chỉ có người cùng cảnh mới hiểu. Ở cảnh đó, có người mẹ bận mưu sinh mà con bỏ học, theo bạn xấu tập tành tệ nạn mà mẹ không hay biết; có những đứa trẻ trầm cảm vì gia đình tan tác; có người mẹ để mình chìm ngập trong sa đọa vì cho rằng đời “không còn gì để mất”.
Mẹ con tôi không như thế, vẫn chăm chỉ lao động, học hành đầy đủ và thương yêu nhau, tôi cho rằng tôi đã ổn.
Để rồi hôm nay tôi lên cơn cảm sốt sau trận mưa muộn, chỉ vì cố về cho kịp giờ tan tầm. Cơm tối qua không sao nhưng sáng nay gay gay sốt rồi hoa mắt chóng mặt không bước vững. Con đã đi học hết rồi, không biết nhờ ai cả. Chỉ kịp gọi điện đến cơ quan xin nghỉ rồi chìm vào cơn mê sốt.
Tôi tỉnh dậy khi đồng hồ đã hơn 1 giờ trưa, cô em đồng nghiệp đang loay hoay trong bếp. Cô bảo: “Nhận điện thoại xin nghỉ phép của chị xong thì em gọi lại không ai nghe máy. Biết chị đơn chiếc, lại có khi nào bệnh mà bây giờ phải nghỉ thế này chắc là không ổn rồi. Em tranh thủ lại thăm chị, trời ơi, sốt như lửa ấy!”. Tôi hỏi: “Sao… em vô nhà chị được?”. “Ôi trời… em mà là kẻ trộm thì chị xong rồi đấy!” – cô trả lời.
Thì ra ban sáng tôi chưa kịp khóa cổng đã nằm mê man. Cũng may là chẳng có kẻ xấu nào vào nhà. Nằm ăn từng muỗng cháo của cô em đồng nghiệp mà nước mắt tự dưng tuôn trào. Tôi tự cho rằng mình đã mạnh mẽ lắm, cuộc hôn nhân đổ vỡ từ một phía, hận người, tôi đã một mình nuôi con mà không cần cấp dưỡng, không cho hỏi thăm, chẳng thèm gặp… Mười năm qua, tôi xây lại nhà, mua xe xịn, tài khoản ngân hàng tích cóp cũng nhiều…
Tôi cho rằng tôi rất ổn, chứ không phải như sáu năm hôn nhân đó, dù làm bạc mặt, chết thân ở ngoài, về còn làm dâu làm vợ nhưng chưa bao giờ được một lời ưng ý hay khen ngợi. Tất cả, hết nhà chồng chê bai tới chồng hầm hừ, hằn học vì vợ chẳng thu nhập cao như… nữ sếp của anh. Nhà chồng tôi cần một thứ gì đó cao xa quý phái hơn tôi, họ cần một người nào đó cung phụng mọi yêu cầu về vật chất của họ hơn tôi.
Tôi nhẫn nhịn để cho con ấm êm một gia đình để rồi đến khi phát hiện chồng ngoại tình thì soi lại mình đã thấy xác xơ như “gà mái mẹ”.
Vậy mà vẫn cần lắm những lúc cô đơn. Ảnh minh họa
Chồng yêu cầu ly hôn, “vì anh đã hết yêu em”. Cuộc sống này người ta có thể hết tiền, hết của cải, tài sản… nhưng vẫn còn tạo dựng lại được. Còn khi đã hết yêu, thì có gì mà níu kéo?
Tôi được nuôi cả hai con vì anh cũng chẳng mặn mà. Tòa yêu cầu cấp dưỡng 300 ngàn đồng/ tháng của năm 2008. Tôi không nhận được cấp dưỡng, cũng chả thèm làm đơn yêu cầu. Thời gian đi lại với lá đơn đó, tôi cố gắng làm lụng chắc còn hơn.
Công việc bù đầu, thu nhập tháng sau gấp hai tháng trước. Tôi cho rằng tôi ổn. Cho con vào bán trú cũng là một kỳ công, tôi càng cho rằng tôi rất ổn.
Vậy mà hôm nay nằm cô đơn một mình trong bệnh đau quạnh quẽ, tôi mới biết rằng những mạnh mẽ của mình lâu nay chỉ là cái vỏ bọc mà thôi. Tôi vẫn thèm lắm một mái nhà ấm áp với tiếng cười của con thơ cùng tiếng đằng hắng đầy nam tính của một người cha để các con dù đang chí chóe vẫn có người răn đe. Và tôi thèm một bàn tay thô nhám đặt lên trán mình hỏi khàn khàn “Em đã đỡ mệt chưa?”.
Cô em bạn cười sằng sặc khi nghe tôi tỏ bày “mơ ước”. Rằng ước mơ để chơi thôi chị à! Chị đã rất ổn từ bao lâu nay thì xin đừng vì thèm một bờ vai mà cưới cả một con người. Bởi đời này chưa chắc ai nhờ ai. “Như em nè, một mình, một nhà, một công việc thu nhập đủ sống là đã ổn”.
Tôi mang theo nụ cười em rồi chìm vào giấc ngủ nhọc nhằn. Chắc rằng những người như em, như tôi thật sự đã ổn sao?
Theo phunuonline.vn
"A Simple Favor": Hài hước, đẹp và... cực điên!
Được dán mác phim hài giật gân, bí ẩn nhưng "A Simple Favor" chỉ làm được trọn vẹn nửa đầu là gây cười, còn nửa sau thì mặc cho khán giả muốn nghĩ sao thì nghĩ.
Có chút gì đó kỳ quái ngay trong thể loại phim hài - bí ẩn. Đó thường là những bi kịch ám ảnh nhưng lại được trùm lên tấm áo hài hước, khiến người xem cảm thấy vui vẻ ngay cả khi nỗi đau vẫn còn đó. A Simple Favor (Lời Thỉnh Cầu Bí Ẩn) đạp lên một vụ án mất tích để kể câu chuyện đầy màu sắc, đậm chất thời trang nhưng thiếu thuyết phục.
Trailer phim "A Simple Favor"
Thời trang xuất sắc, cốt truyện tầm phào
Stephanie (Anna Kendrick) là một bà mẹ đơn thân năng nổ tới mức cô giáo lớp 1 của con trai phải ngăn không để cô điền tên vào mọi phiếu tình nguyện tại trường. Giọng nói ríu rít của Kendrick không thể hợp hơn với cái nghề làm vlogger trên Youtube - nơi Stephanie bày cho các bà nội trợ những chiêu nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa. Con trai của cô kết bạn với một cậu bé mà người mẹ hầu như chẳng bao giờ xuất hiện. Thế nhưng khi cô ta "hiện hồn", Emily (Blake Lively) khiến khán giả choáng váng bởi nhan sắc và thời trang như cắt ra từ tạp chí. Chồng của cô là một tiểu thuyết gia, và họ sống trong một căn nhà đẹp như mộng.
Cuộc tình của Emily không ngọt ngào như Stephanie thầm ngưỡng mộ.
Chỉ trừ việc, khu biệt thự đó có tiền nợ còn cao hơn cả giá trị nhà, anh chồng cả thập kỷ nay không nặn ra được chữ nào và Emily thì ghét việc phải chu cấp cho chồng và lối sống xa hoa của họ. Từ đây, Emily đã lợi dụng Stephanie - vốn ngây thơ và cô đơn - khiến người mẹ trẻ trót phải lòng người mà cô tưởng là bạn thân. Đến một ngày Emily gửi tới Stephanie lời thỉnh cầu "đơn giản": đón hộ con trai ở trường về nhà. Tuy nhiên Emily đã biến mất, bỏ lại Stephanie với hai đứa trẻ và hàng loạt nghi vấn. Một cái xác được kéo lên từ hồ, phải chăng đó là Emily?
Bộ phim gây chú ý với cảnh "cháo lưỡi" ngọt ngào giữa hai bà mẹ.
Không ngoa khi nói rằng A Simple Favor là màn biểu diễn nhan sắc và gu thời trang của Blake Lively. Bà xã Deadpool hớp hồn khán giả với trang phục được phối từ vest nam tính, khiến Emily trông vừa lịch lãm vừa quyến rũ khó cưỡng. Các nhà thiết kế Renee Ehrlich Kalfus, Kathleen Meade vàSoo Luen Tom đã tạo nên những bộ quần áo đẹp nhất nhì màn ảnh 2018, đặc biệt là hầu hết trong số đó lại lấy cảm hứng từ nam phục để phối cắt lại cho nữ giới.
Những bộ trang phục hoàn hảo của Emily
Bên cạnh đó cũng phải dành lời khen cho Blake Lively khi không chỉ mặc đẹp mà còn diễn nhập tâm Sau những The Shallows hay All I Can See Is You, với A Simple Favor Blake Lively đã thách thức cả thế giới dám nói chị là "bình hoa di động" khi đem tới chiều sâu cho nhân vật Emily. Tuy nhiên một kịch bản "ẩm ương" đã phá hỏng hình tượng này, Emily không có được động cơ gây án rõ ràng như Amy trong Gone Girl, nhất là khi kịch đã hạ màn mà khán giả còn phải nhăn nhó "Chỉ có thế thôi sao?". Lời tương tự cũng có thể dành ra để nói Anna Kendrick, khi cô búp bê nhỏ này diễn rất dễ thương ở nửa đầu của A Simple Favor nhưng lại gồng gượng quá mức ra vẻ thông minh ở những cảnh phim quyết định.
Anna Kendrick đã rất cố gắng trong "A Simple Favor"
Nửa đầu Gone Girl, nửa sau Bridesmaids
A Simple Favor không thể tránh khỏi bị/ được so sánh với Gone Girl hay The Girl on the Train, với trung tâm câu chuyện xoay quanh một người phụ nữ hoàn hảo, xinh đẹp, quyến rũ và quan trọng là có hành tung bí ẩn. Một ngày đẹp trời, cô ta bốc hơi khỏi trái đất như chưa từng tồn tại, để lại sự hụt hẫng cho người tình.
Thế nhưng nếu như ở hai tác phẩm kia, bầu không khí căng thẳng và ức chế bao trùm từ đầu tới cuối thì với A Simple Favor, đạo diễn Paul Feig đã biến tấu câu chuyện gái đẹp mất tích thành một chương trình biểu diễn thời trang với những màn catwalk đẹp điên đảo của Blake Lively trên nền nhạc pop của Pháp mang đậm âm hưởng thập niên 60. Tuy nhiên khi những bí mật của Emily dần được lần giở thì cũng là lúc kịch bản của A Simple Favor bị vỡ vụn theo nhiều hướng. Có cảm giác từ lúc cái xác trong hồ được kéo lên, bộ phim trở nên lúng túng không biết phải xử lý thế nào. Xem tới khúc cuối khi chứng kiến cao trào đối đầu của hai bà mẹ, người ta có cảm giác mình đang xem phim hài Bridesmaids - cũng là một phim của Paul Feig - chứ không còn là Gone Girl nữa.
Nhất là cách mà Feig giải quyết những bí ẩn trong phim như một trò đùa vậy, thật là hoang mang.
A Simple Favor là một phim hài tốt, nhưng lại là phim giật gân (thriller) tồi. Bộ phim có được những chi tiết gây cười được cài cắm khéo léo nhờ tài năng của Anna Kendrick, cùng bộ sưu tập vest thời thượng của Blake Lively, tuy nhiên lại không khiến khán giả ấn tượng cho khi bày ra quá nhiều câu chuyện, quá nhiều món ăn một cách hời hợt. Tác phẩm là một lời khuyên dành cho Paul Feig nên trở về với thể loại hài mà anh quen thuộc vì như đã nói từ đầu, các phim hài - bí ẩn có chút gì đó kỳ quặc không dễ xử lý.
Bộ phim hiện đang được chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Theo Trí thức trẻ
Những bà mẹ đơn thân Vbiz "hack tuổi" cực đỉnh nhờ tuyệt chiêu ăn mặc này đây Từng trải qua sóng gió hôn nhân, một mình vừa nuôi con vừa lo sự nghiệp, vất vả như vậy nhưng 4 single mom này khiến tất cả mọi người phải nể phục vì luôn xuất hiện thật trẻ trung, rạng rỡ. Đều là những gương mặt quen thuộc với công chúng, những bà mẹ đơn thân của showbiz Việt thực sự khiến...