Tôi sốc khi chồng kể vanh vách tình tiết phim “Sex and the City”, còn rút ra 2 bài học đắt giá để tôi thay đổi cuộc sống
Tôi không ngờ đến, chồng tôi cũng xem phim “ Se.x and the City”. Thậm chí, anh còn ví von tôi với một nhân vật nữ trong phim.
Tôi là kiểu phụ nữ của công việc. Lúc nào trong đầu tôi cũng chỉ là công việc. Tôi rất sợ bản thân bị sai sót và chịu sự ch.ỉ tríc.h từ mọi người xung quanh. Hiện tại, tôi đang làm giám đốc điều hành của một công ty du lịch. Lương cao ngất ngưởng, thường xuyên đi công tác và áp lực nặng nề. Chuyện tôi thức trắng đêm để hoàn thành bản thống kê cuối tháng, hay giải quyết các công việc đột xuất là quá thường tình.
Chồng tôi là đầu bếp. Vì tôi quá bận rộn nên anh đã nhường bước, lui về làm hậu phương cho vợ. Anh mở một cửa hàng bán bánh kem và thuê nhân viên làm việc. Xét về tiề.n bạc, tôi công nhận chúng tôi rất dư dả và thoải mái. Nhưng xét về khoản tình cảm vợ chồng, tôi thấy mọi thứ đang rất nhạt nhẽo.
Từ tháng trước, tôi nghe nhân viên bàn tán về một bộ phim có tên “Sex and the City”. Ai cũng khen bộ phim hay. Có người còn học cách ăn mặc của diễn viên trong phim. Kể ra cũng thú vị. Nhờ bộ phim mà văn phòng trở nên sắc màu hơn.
Áp lực công việc, tôi dành nửa tiếng để xem phim giải trí. Rồi tôi bị cuốn vào phim lúc nào không hay. 4 nhân vật nữ trong phim, ai cũng thật xinh đẹp và quyến rũ. Carrie Bradshaw nổi tiếng với những suy tư về tình yêu và chuyện tình trắc trở với Mr.Big; Charlotte York khao khát một mái ấm gia đình, đau khổ khi bản thân mắc phải chứng khó sinh con; Miranda Hobbes luôn trăn trở với sự nghiệp và tình cảm thì Samantha Jones lại là người phụ nữ dám sống thật với chính mình, bản lĩnh và tự tin.
Tôi lén chồng xem phim mỗi tối, sau khi công việc của ngày hôm đó tạm ổn.
Cho đến một hôm, tôi vô tình phát hiện chồng mình cũng đang xem phim. Bỗng anh ấy nhìn tôi, rồi phán: “Em thật giống với người phụ nữ của công việc Miranda”. Tôi bật cười, hỏi tại sao anh lại nói thế? Anh nhún vai, bảo tự dưng nghĩ thế. Xem phim “Sex and the City”, anh thấy tôi giống Miranda, còn anh giống Steve. Tôi giỏi giang, thành đạt. Còn anh chỉ là một người bán bánh kem và chăm sóc gia đình.
Tôi cười, hỏi ngược rằng chồng có phản bội mình giống cách Steve phản bội Miranda không? Anh ấy lắc đầu, khẳng định: “Không bao giờ”. Nhưng chồng vẫn khuyên tôi nên học hỏi ở Samantha.
Tôi khựng người trước câu nói của chồng. Tôi không thích Samantha. Đó là sự thật. Người phụ nữ ấy quá mạnh mẽ, thẳng thắn và đam mê tìn.h dụ.c. Tôi không phải kiểu người như thế. Đêm đó, tôi cứ trăn trở mãi.
Video đang HOT
Chồng thấy tôi như thế thì liền nói ra 2 bài học để tôi chiêm nghiệm:
1. Hãy sống là chính mình, đừng sống vì lời thiên hạ đàm tiếu
Samantha là một người phụ nữ rất yêu chiều bản thân mình. Cô ấy biết mình muốn gì, cần gì và rất tự chủ trong cuộc sống. Cô ấy sống vì chính mình thay vì lời nói của thiên hạ. Vậy nên, ở Samantha luôn toát ra sự tự tin, cá tính.
Còn tôi lại luôn đăm chiêu, lo lắng và suy nghĩ về những gì người khác nói về mình. Tôi luôn muốn bản thân phải thật hoàn mỹ trong mắt mọi người. Chính vì thế, tôi tự tạo áp lực cho mình và quên mất cách yêu bản thân.
Chồng muốn tôi hãy tập trung nuôi dưỡng “con người bên trong”, hãy quan tâm đến nhu cầu của bản thân thay vì sợ hãi lời tiếng của thiên hạ.
2. Hãy để “chuyện giường chiếu” kết nối cảm xúc vợ chồng
Chồng tôi thở dài, bảo tôi chỉ biết đến công việc mà chưa bao giờ quan tâm đến cảm xúc của anh ấy. “Chuyện giường chiếu” diễn ra hời hợt nên tình cảm vợ chồng cũng mất đi sự ấm áp, bền vững. Chồng muốn chúng tôi thoải mái trao đổi với nhau chuyện tế nhị kia, từ đó tăng cường kết nối cảm xúc vợ chồng.
Giống cách Samantha trao đổi chuyện ân ái với bạn trai: Thoải mái và thản nhiên. Nhưng chính điều đó lại làm bạn trai thêm yêu cô ấy hơn.
Chồng vạch ra 2 bài học làm tôi khá bất ngờ. Một người đàn ông như anh lại rất tinh tế. Tôi nghĩ rằng, 2 bài học này cũng đủ để tôi bản lĩnh hơn và có thể làm chủ được cuộc hôn nhân của mình. Có lẽ, đã đến lúc tôi phải học hỏi nhân vật Samantha rồi.
Bố mẹ tôi cay đắng gạch tên quý tử ra khỏi di chúc vì món đồ trị giá 49 nghìn đồng
Cuối cùng thì bố mẹ tôi cũng nhận ra sai lầm của mình khi nuông chiều con trai sai cách.
Tôi vẫn nhớ cái ngày mùa hè năm tôi 8 tuổ.i. Đang chơi cùng lũ trẻ hàng xóm ở sân khu tập thể thì bỗng thấy mọi người nhốn nháo chạy vào nhà mình. Chẳng hiểu chuyện gì nên tôi cứ đứng ở sân nhìn theo. Mãi sau ông ngoại sang trông thì tôi mới biết là mẹ mình đi sinh em bé.
Hồi đó tôi đã đủ nhận thức để biết rằng mẹ mang bầu, nhưng vẫn là trẻ con nên chưa hiểu được quá trình chửa đẻ ra sao. Tôi cứ nghĩ một ngày nào đó em bé sẽ "nở ra" từ bông hoa trên bụng mẹ, tại bố kể với tôi như thế mà! Ai biết đâu mẹ sẽ vỡ ối, rồi mọi người cuống quýt đưa mẹ đi sinh như vậy.
Từ đó tôi chính thức có một thằng em trai. Tên nó là Quý Bảo - mang ý nghĩa là kho báu quý giá của gia đình. Nó là "con cầu tự" do bố mẹ tôi vất vả đủ cách mới sinh được. Bố mẹ mong mỏi sau này mất đi có người chống gậy cho, thế nên dù nghèo cũng vẫn ráng đẻ thêm nó.
Tôi may mắn không bị "ra rìa" vì bố mẹ vẫn quan tâm yêu thương, nhưng những thứ ngon lành đẹp đẽ từng thuộc về riêng tôi đều bị chia làm đôi sau khi thằng Bảo xuất hiện. Nhiều lần mẹ sợ tôi tủi thân nên cố dấm dúi đồ ăn ngon quần áo đẹp cho con trai út, song tôi vẫn phát hiện ra và tự giữ nỗi buồn trong lòng. Tôi không thích so đo với em trai ruột. Nó ít hơn tôi nhiều tuổ.i nên tôi cũng chẳng tranh giành với nó làm gì cho mệt đầu.
Cơ mà ở đời ai biết điều hơn thì người đó luôn luôn thiệt. Tôi hay nhường nhịn thằng Bảo nên nó suốt ngày bắt nạt chị gái, bố mẹ thì chiều nó nên càng lớn nó càng hư. Hàng xóm xung quanh cũng phải lắc đầu bó tay vì bố mẹ tôi bênh con trai vô điều kiện. Nó làm sai thì bố mẹ tôi chạy đi xin lỗi, đền bù cho người ta cái nọ cái kia. Tuy nhiên thằng Bảo chưa bao giờ bị phạt. Chỉ có tôi bị mắng bị cấm túc do những câu chuyện vô lý nó bịa ra mà thôi.
Tôi biết rõ sự thiên vị trong gia đình mình nên càng trưởng thành tôi càng hướng nội. Có bao nhiêu ấm ức tôi trút hết vào trong nhật ký. Một lần mẹ dọn phòng vô tình đọc được, bà có gọi tôi ra tâm sự nhưng kết quả tôi càng thất vọng hơn vì mẹ nói rằng "Đừng trách móc em trai vì nhà mình chỉ có duy nhất mỗi nó". Vậy tôi là gì của bố mẹ? Sinh ra là con gái đâu phải lỗi của tôi?...
Tôi không ghét thằng Bảo vì dù sao nó vẫn là người thân ruột thịt, nhưng sau khi đi lấy chồng thì tôi gần như không nói chuyện với nó nữa. Bố mẹ nuông chiều nó quá nên giờ hơn 20 tuổ.i rồi nó vẫn lông bông, hết ăn ngủ lại chơi game hoặc đi tụ tập với lũ bạn vớ vẩn. Tay chân lành lặn nhưng nó không chịu đi làm, chỉ ở nhà ăn bám hết ngày này qua tháng khác.
Tôi khuyên bố mẹ nên nghiêm khắc với nó hơn vì họ không thể nuôi thằng Bảo đến hết đời được, song họ đều gạt đi và bảo tôi cứ tự lo cho bản thân mình. Cùng là con dứt ruột đẻ ra mà con gái như tôi lại cực khổ vật lộn với cuộc sống, thằng em phá phách vô dụng lại được cưng chiều. Ngược đời và chua xót thật.
Tôi luôn nghĩ đến một ngày nào đó bố mẹ sẽ hối hận vì nuôi dạy thằng Bảo sai cách. Chẳng ngờ ngày ấy đã tìm đến quá nhanh, bố mẹ tôi gặp ta.i nạ.n khá nghiêm trọng khi đang cùng nhau đi ăn cưới họ hàng. Tôi rụng rời tay chân khi nhận được cuộc gọi báo tin bố mẹ đang trên đường đi cấp cứu. Trong khi đó thằng Bảo mải chơi bi-a với bạn nên không thèm nghe điện thoại của tôi, cũng chẳng vào viện xem tình hình bố mẹ như nào.
Vụ va chạm giữa chiếc xe tải với taxi chở bố mẹ tôi đã khiến họ bị thương nặng. Người gãy tay người gãy chân, bố tôi còn gãy xương sườn và hôn mê mấy ngày không tỉnh. Mẹ tôi nhẹ hơn chút nên chỉ nửa ngày là bà đã tỉnh rồi. Tôi khóc hết nước mắt tưởng chuyến đó bố sẽ không qua khỏi, nhưng phúc phần may mắn nên ông vượt qua cửa tử một cách thần kỳ.
Thằng Bảo không hề lo lắng gì, cũng không rơi nửa giọt nước mắt khi nhìn thấy bố mẹ nằm im một chỗ. Tôi phải xin nghỉ làm để chăm sóc bố mẹ, còn phải lo cả cơm nước cho thằng em nữa. Bực lắm nhưng tôi chẳng còn hơi sức để mắng nó. Nếu thằng Bảo biết tự lo cho bản thân thì chắc ngày ấy trời sập xuống rồi.
Mất mấy tuần điều trị bố mẹ tôi mới được bác sĩ cho về nghỉ dưỡng. Cuộc sống gia đình tôi xáo trộn hẳn, tôi còn bận nhiều thứ khác nữa nên phải thuê giúp việc theo giờ đến chăm sóc bố mẹ vào ban ngày. Buổi tối khi đi làm về tôi sẽ tạt qua một chút. Cũng may là nhà chồng ở gần, chứ không tôi có ba đầu sáu tay cũng chẳng biết phải làm sao.
Bố mẹ tôi đã lớn tuổ.i rồi nên tốc độ phục hồi các chỗ gãy có vẻ hơi chậm. Tự dưng phải nằm một chỗ suốt thời gian dài, tâm trạng của bố mẹ dường như không tốt lắm. Họ hay khó chịu gắt gỏng làm tôi cũng nản theo. Dù không phải đứa con được bố mẹ yêu thương nhất nhưng tôi đã dốc hết thời gian công sức và cả tiề.n bạc ra để chăm họ lúc gặp biến cố rồi. Chẳng ai có thể trách móc tôi được về chuyện hiếu nghĩa. Vậy mà họ cứ vùng vằng với tôi và suốt ngày hỏi thằng Bảo đâu, tôi chán đến mức chẳng buồn trả lời.
Không có ai quản nên thằng Bảo càng ngày càng đi chơi ác. Nó lê la các quán game với bi-a thâu đêm suốt sáng, bố mẹ liệt giường nên chẳng đi tìm gọi nó được. Thanh niên hơn 20 tuổ.i đầu rồi mà cứ ăn chơi lêu lổng, tôi nhắc nó ở nhà phụ giúp chăm bố mẹ thì nó ngó lơ.
Rồi cuối cùng chuyện gì đến cũng phải đến. Hôm nay cả tôi lẫn cô giúp việc đều bận không ở cùng bố mẹ được. Bố tôi gọi điện nói thằng Bảo về mua cái ổ điện nối dài để kéo sát cạnh giường cho bố mẹ tiện dùng điện thoại. 2 ông bà người què tay người què chân, không có ai bên cạnh hỗ trợ thì gần như nằm một chỗ bất lực.
Thằng Bảo đang chơi dở ván game nên nó sẵng giọng kêu bố đừng làm phiền, rồi nó dập máy nói không mua được. Nó mới xin mẹ tôi ít tiề.n để đi chơi, mẹ tôi chẳng còn tiề.n mặt nên cho nó đúng 100 nghìn cuối cùng trong túi. Bố nói nó mua cái dây nối ổ nhỏ thôi, hàng điện nước gần nhà bán có 49 nghìn. Thằng Bảo đáp lại rằng số tiề.n đó để nó mua nước ngọt uống chứ không thích mua ổ điện. Xong nó kêu bố mẹ ngủ đi, gãy tay thì dùng điện thoại làm gì (?!?)
Bố mẹ tôi giận run người khi nghe thằng con út nói năng láo toét với chính đấng sinh thành. Họ thất vọng vì nuôi dạy nên một đứa con trai hư hỏng. Đến giờ phút này họ mới tỉnh ngộ, nhận ra chẳng trông đợi gì được vào thằng quý tử mà ngày xưa họ đã vui mừng khóc lóc khi thấy nó chào đời.
Kết quả bố tôi lấy tờ di chúc từng chuẩn bị sẵn ở trong két ra và xé đi. Tôi đến dọn dẹp đổ rác mới phát hiện mảnh vụn trong cái sọt cạnh giường ông bà nằm, chắp vá lại thấy có dòng ghi thằng Bảo được thừa kế cái nhà 4 tầng mặt phố, còn tôi thì chả được gì ngoài sổ tiết kiệm vài chục triệu. Đến bữa tối khi em tôi vừa ló mặt về thì bố đòi đuổi nó ra đường, tuyên bố sẽ gạch tên nó khỏi sổ hộ khẩu và không cho nó một xu nào nữa. Tôi chỉ im lặng nhìn cả nhà tranh cãi với nhau. Chẳng biết vụ ta.i nạ.n ấy là may hay rủi, nhưng ít ra nó cũng giúp bố mẹ tôi nhận ra sự thật về sự vô dụng của cậu con út rồi.
U50 không cho em trai mượn sổ đỏ để vay tiề.n liền bị em bêu riếu khắp nơi, cay đắng nhận ra một điều đắt giá Gánh nặng của gia đình không phải là con cái mà lại chính là người em trai sống ngay bên cạnh. Đúng là cuộc đời thật tréo ngoe. Tôi năm nay đã gần 50 tuổ.i. Công việc của vợ chồng tôi ổn định, thu nhập khá, nhà cửa đâu ra đó và có xe riêng, các con đều đã lập gia đình cả...