Tôi rơi vào cảm giác sợ hãi, khó thở 7 tháng gần đây
Tôi muốn phá hết đồ đạc, cãi nhau để được giải tỏa, thậm chí hình ảnh treo cổ cứ lặp đi lặp lại trong đầu không thể xóa bỏ được.
Hình ảnh minh họa
Tôi 25 tuổi, trẻ trung, xinh đẹp, làm kế toán trong một công ty nhỏ, gia đình khá và có một người đàn ông yêu thương mình. Cách đây 7 tháng, do nhiều yếu tố tác động, cả những căng thẳng trong công việc, khiến tôi thường xuyên cảm thấy khó thở, sợ hãi, bất cứ một tác động nhỏ nào, dù chỉ là một lời nói cũng khiến tôi lo lắng, bồn chồn. Tình trạng kéo dài, kèm theo mất ngủ và bị ám ảnh bởi những hình ảnh lặp đi lặp lại không thể xóa bỏ. Tôi mạnh dạn đi khám sức khỏe, kết quả bị lo âu ám ảnh sợ, kèm theo trầm cảm. Tôi càng suy sụp. Lúc đó, bạn trai bỏ hết công việc ở nơi xa, về chăm sóc tôi, nhưng tình trạng chẳng khá lên. Tôi uống thuốc theo đơn của bác sĩ, nhưng phản ứng phụ quá lớn, làm tôi 3 ngày nôn ói không ăn gì được. Tôi giấu gia đình, muốn tự vượt qua. Khi xin nghỉ việc, phải bàn giao và làm nhiều việc khác, tôi luôn cố gắng không ảnh hưởng đến người khác. Mỗi khi có điện thoại là tôi sợ hãi, sợ bị trách móc, dọa dẫm rồi tự hoảng loạn. Phải mất một tiếng tôi mới bình tĩnh được, một ngày vài lần như vậy. Bạn trai tôi dù rất cố gắng nhưng cũng thấy bất lực.
Thời gian nghỉ việc, tôi âm thầm đi du lịch ngắn ngày. Chuyến đi như liều dopping giúp tôi hào hứng hơn một chút. Tôi yên tâm để bạn trai đi làm xa, và khẳng định tự lo liệu được. Nhưng cuộc sống một mình khiến tôi lầm lì, im lặng, sợ hãi. Tôi đi làm chỗ mới, nhẹ nhàng hơn nhưng sự lo sợ ám ảnh vẫn không hết. Tôi trở nên chậm chạp, trí nhớ kém. Tôi luôn đóng cửa và chẳng giao tiếp với ai nếu không cần thiết. Hôm nay, khi chia sẻ những điều này là lúc tôi vừa bị sếp mắng vì chậm chạp, làm việc không hiệu quả. Tôi đã cố gắng tập thể dục cải thiện sức khỏe, lấy phép tính tiểu học để cộng trừ nhân chia cho đầu óc linh hoạt và đến cơ quan hàng ngày, nhưng tôi luôn cảm thấy tiêu cực. Tôi muốn phá hết đồ đạc, cãi nhau để được giải tỏa, thậm chí hình ảnh treo cổ cứ lặp đi lặp lại trong đầu không thể xóa bỏ được. Cuộc sống đang rơi vào bế tắc, tôi muốn lắng nghe sự chia sẻ từ mọi người và chuyên gia, phải làm sao để tôi thoát khỏi vòng tròn luẩn quẩn này và khá lên? Xin cảm ơn.
Theo vnexpress.vn
GS.TS Vũ Gia Hiền gợi ý:
Video đang HOT
Chào bạn Mộc,
Bạn nói đã mạnh dạn đi khám sức khỏe, kết quả bị lo âu, ám ảnh kèm theo trầm cảm. Bạn không nói khám ở đâu, bác sĩ chuyên khoa gì, vì thế rất khó để tôi đưa ra kết luận về độ tin cậy. Bạn lưu ý khi bị bệnh cần đi đến bác sĩ chuyên khoa mới có cách chữa trị. Bạn xem lại bác sĩ khám cho bạn có phải chuyên khoa tâm thần không? Bạn cũng nói uống thuốc theo đơn bác sĩ, phản ứng phụ làm bạn 3 ngày nôn ói, không ăn gì được, vậy mà bạn không đi khám lại để đổi thuốc, thì đây là sai lầm nghiêm trọng. Bạn giấu gia đình lại càng sai lầm, vì khi sức khỏe bất thường, việc đầu tiên là nên báo cho cha mẹ. Bạn đã không làm điều đó, phải chăng bạn và cha mẹ có gì không thuận?
Rất tiếc bạn không cho biết cuộc sống hiện tại và các mối liên hệ khác, nhất là các mối liên hệ có tính xung đột, mâu thuẫn. Nếu không có sự xung đột, mâu thuẫn nào thì bạn có hiện tượng tâm thần, nhưng cách bạn viết thư rất tốt, nên đây không phải là hiện tượng tâm thần. Bạn cho biết “cách đây 7 tháng do nhiều yếu tố tác động”, có thể đây chính là nguyên nhân, nhưng bạn không nói đó là yếu tố gì nên tôi không thể tìm ra cách ứng phó tâm lý giúp bạn. Bây giờ bạn thống kê toàn bộ các nguyên nhân rồi làm phép loại suy, giảm nhẹ các hiện tượng. Khi thấy “có lẽ đúng”, mấy hôm sau bạn lại lấy tờ giấy đó ra, tiếp tục giảm nhẹ các hiện tượng đã giảm nhẹ hôm trước, nếu thấy yên tâm lại cất đi. Cứ làm thế đến khi nào bạn thấy “chẳng có gì cả, các hiện tượng tác động chỉ là do mình suy diễn quá”, lúc đó bạn sẽ thay đổi. Bạn lưu lý không được đẩy các hiện tượng thành phức tạp hơn. Nguyên tắc này bạn nên ghi ra giấy và dán ở nơi có thể nhìn thấy thường xuyên.
Khó thở, sợ hãi xảy ra cùng lúc, hay khó thở trước sợ hãi sau; nó là nguyên nhân hay hậu quả? Nếu khó thở trước, bạn cần xem lại hệ hô hấp có vấn đề gì không, như hen, viêm phế quản… Bạn phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa hô hấp khám ngay. Còn nếu sợ hãi trước rồi mới khó thở, bạn nên xem lại sợ từ lúc nào, nguyên nhân của việc sợ hãi rất quan trọng, sợ do nguyên nhân gì thì bạn phải giải quyết tận gốc hoặc bàn với bố mẹ để “người ngoài cuộc” luôn sáng suốt hơn trong cuộc. Nếu có thể, hãy gặp trực diện người đang làm cho bạn sợ để phân trần, thông cảm, tha lỗi…. Việc này cần lắm. Ngoài ra, nếu bạn theo đạo Thiên chúa, hãy đi xưng tội; nếu theo đạo Phật, hãy đến chùa thắp hương, lạy Phật. Nơi tâm linh giúp người ta vượt qua những ám ảnh tâm lý đời thường.
Mỗi khi có điện thoại là bạn sợ. Việc này liên quan đến trạng thái “tâm thần ám ảnh”. Bạn xem lại có phải từ một cuộc điện thoại cách đây 7 tháng, mà trước đó bạn nói do nhiều tác động không? Nếu có cuộc điện thoại đe dọa bạn, thì nguyên nhân là từ đó. Bạn cần xem lại cuộc điện thoại nào có tính đe dọa, tố bẩn… thì phải tìm cách giải quyết. Về quá trình tâm lý, không thể tự nhiên sợ các cuộc điện thoại, mà phải do có cuộc điện thoại gây ra sốc tâm lý. Nếu không, liệu bạn có đọc truyện, xem phim liên quan đến điện thoại không? Có khi chỉ một cảm xúc nào đó trong phim, trong cuộc sống liên quan đến chuông điện thoại gây phản ứng đột ngột, làm cho thần kinh trung ương của bạn rơi vào vùng trống rỗng, mà các nhà phân tâm học gọi là hoạt động “không tâm lý”, nó sẽ làm cho người đó hoảng loạn.
Bạn hào hứng hơn khi đi du lịch, cho thấy bạn có thể phục hồi tâm lý. Vậy bạn xem lại chuyến đi đó khiến bạn hào hứng điều gì, tìm hiểu xem sự hào hứng ấy có thể kéo dài hơn không, để lặp lại hành vi này hàng ngày. Việc này có liên quan đến “phải mất một tiếng mới bình tĩnh được” khi bạn nghe chuông điện thoại.
Sự chậm chạp của bạn là do trạng thái tâm lý bị đe dọa làm tiêu tốn năng lượng thần kinh rất lớn, trong khi bạn không tự bồi bổ thần kinh bằng thực phẩm chức năng, ăn uống, chứ đây không phải là hiện tượng trầm cảm. Trầm cảm khiến người ta chỉ tập trung vào một thứ gì đó đến mức không nhận ra những thứ khác, trong khi bạn vẫn nhận ra nhiều việc và khá rõ ràng, chưa có cái nào bạn mê mẩn. Có lẽ bạn bị sốc tâm lý thôi. Sốc tâm lý cần bỏ qua hết, “bất cần” nó và dùng thuốc bổ cho thần kinh sẽ phục hồi. Muốn phá hết đồ đạc là trạng thái ức chế thần kinh cơ bắp, bạn hãy thót bụng nâng cơ hoành, nén vào phổi, thở nhẹ sẽ hết.
Chúc bạn bình tĩnh và sáng suốt.
Nên làm gì khi trót mang thai ngoài ý muốn?
Khi biết mình có thai ngoài ý muốn, bạn có thể có cảm giác sợ hãi, buồn, tội lỗi, thất vọng,.... Hãy mạnh dạn chia sẻ cảm xúc của mình với người mà mình tin tưởng như bạn trai, cha mẹ, người thân, bạn bè... để không cảm thấy cô đơn khi vượt qua thời điểm khó khăn này. Đừng tự giải quyết một mình khi bạn rơi vào tình huống này.
Ảnh minh họa
Theo các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM): dấu hiệu quan trọng nhất khi có thai là bạn không có kinh nữa. Ngoài ra, bạn có thể thấy một số dấu hiệu sau: Buồn nôn, vú căng tức, thay đổi thói quen ăn uống/ khẩu vị, đi tiểu nhiều hơn bình thường.
Tuy nhiên, bạn có thể không thấy có các dấu hiệu trên nên không biết mình đã có thai cho đến khi thấy những dấu hiệu muộn hơn như: vú to hơn bình thường, thấy thai cử động, bụng to dần.
Bạn có thể dùng que thử thai bán ở các hiệu thuốc (ví dụ: như que thử Quickstick) hoặc đến một phòng khám thích hợp để kiểm tra. Điều quan trọng là bạn làm xét nghiệm khẳng định có thai hay không càng sớm càng tốt khi nghi ngờ có thai và tìm đến cơ sở y tế để được giúp đỡ.
Khi biết mình có thai ngoài ý muốn, bạn có thể có cảm giác sợ hãi, buồn, tội lỗi, thất vọng,.... Hãy mạnh dạn chia sẻ cảm xúc của mình với người mà mình tin tưởng như bạn trai, cha mẹ, người thân, bạn bè, hoặc thầy cô giáo để không cảm thấy cô đơn khi vượt qua thời điểm khó khăn này.
Hãy đến với trung tâm tư vấn hoặc phòng khám sức khỏe sinh sản để có được thông tin giúp bạn quyết định nên giữ thai hoặc bỏ thai.
Nếu bạn không thể giữ thai, bạn cần đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và làm thủ thuật càng sớm càng tốt vì thai càng lớn thì thủ thuật phá thai càng khó khăn, phức tạp và dễ xảy ra tai biến hơn.
Nếu đây là lần đầu đến cơ sở y tế thì chắc chắn bạn có nhiều bỡ ngỡ và e ngại. Tuy nhiên, bạn nên xem đây là cơ hội để chuyện trò với nhân viên y tế để được chia sẻ, giải đáp các băn khoăn lo lắng và đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ y tế.
Ở phòng tư vấn, cán bộ tư vấn sẽ thảo luận với bạn về các lợi ích, nguy cơ có thể gặp khi mang thai và phá thai. Cán bộ tư vấn cũng sẽ chia sẻ các thông tin về các phương pháp phá thai và lợi ích, nguy cơ của từng phương pháp đó. Những thông tin bạn trao đổi với nhân viên y tế sẽ được giữ bí mật. Nếu bạn đến đây với người thân, người yêu hoặc bạn bè, bạn có thể mời người đó cùng tham gia vào cuộc tư vấn nếu bạn muốn.
Theo VTV
5 nguyên nhân gây chóng mặt phổ biến và cách ngăn chặn Chóng mặt thường khó tìm ra nguyên nhân rõ ràng. Nhưng dù chóng mặt chỉ một lần rồi hết hay kéo dài thì mọi người cũng đừng nên chủ quan mà hãy tìm cách để kiểm soát triệu chứng khó chịu này. Lo âu là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt phổ biến SHUTTERSTOCK Để kiểm soát cơn chóng mặt cần...