Tội phạm tham nhũng có xu hướng cấu kết tập thể
“Tham nhũng xảy ra phổ biến, mức độ thiệt hại, quy mô ngày càng lớn. Những vụ liên quan nhiều ngành nhiều cấp, tính chất tập thể, câu kết chặt chẽ có xu hướng tăng”, Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết.
Sáng 24/1, đại tá Nguyễn Đức Chung thông báo trong năm 2012, tội phạm tham nhũng trên địa bàn tăng hơn 10% so với năm trước. Lĩnh vực thường xảy ra tham nhũng là quản lý xây dựng cơ bản, quản lý ngân hàng, tài chính, giáo dục, giao thông vận tải, thanh tra xây dựng. Đặc biệt, trong năm qua, công an đã phát hiện sai phạm của công ty xây dựng. “Một số cán bộ của công ty cấu kết với những người lo việc giải phóng mặt bằng để tham nhũng”, ông Chung cho hay.
Theo ông, tham nhũng xảy ra thường do móc nối giữa đối tượng ngoài xã hội với một số cán bộ thoái hóa biến chất trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. “Tham nhũng xảy ra phổ biến, mức độ thiệt hại, quy mô ngày càng lớn. Những vụ liên quan đến nhiều ngành nhiều cấp, tính chất tập thể, câu kết chặt chẽ có xu hướng tăng”, người đứng đầu ngành công an Hà Nội phát biểu. Trong năm qua, công an thành phố đã xử lý, kết thúc điều tra 32 vụ với 76 bị can; thu hồi cho nhà nước và người bị hại hơn 30 tỷ đồng.
Đại tá Nguyễn Đức Chung. Ảnh: Việt Dũng
Dù kết quả phá án tăng nhưng lãnh đạo Công an Hà Nội nhận thấy kết quả chưa tương xứng với tình hình thực tế. Các hoạt động mới chỉ tiến hành trên diện rộng, chưa đi vào chiều sâu, vụ việc chủ yếu được phát hiện thông qua nghiệp vụ của ngành công an. Số vụ tham nhũng phát hiện thông qua hoạt động của cơ quan thanh tra, kiểm tra kiểm toán còn ít, chỉ 3 vụ. “17 quận huyện, thị xã không phát hiện được tham nhũng. Việc nhận hối lộ, tham ô tài sản, nhận hối lộ, dư luận phản ánh nhiều nhưng tỷ lệ phát hiện khá thấp”, đại tá Chung băn khoăn.
Theo ông, công tác phòng chống tội phạm tham nhũng gặp khó khăn do những tội phạm này thường có chức vụ quyền hạn, người dân không thể tiếp cận, phát hiện tố giác. Hơn nữa, nhân viên trong cơ quan không thể tố cáo vì sợ bị vùi dập, mất việc. Cơ chế bảo vệ người chống tham nhũng chưa cụ thể rõ ràng nên chưa khuyến khích động viên quần chúng tích cực tham gia.
Video đang HOT
“Các quy định của nhà nước về phương pháp quản lý luôn thay đổi, nhiều quy định chồng chéo gây khó khăn cho việc thu thập tài liệu, chứng cứ”, đại tá Chung bày tỏ.
Theo VNE
Vào ban đêm, các tổ 141 phải chọn chỗ sáng để làm việc
"Đứng ở chỗ tối thì dù có xử phạt đúng cũng để lại dị nghị, nghi ngờ cho nhân dân...", đại tá Chung nói.
Trong buổi tập huấn về công tác tuần tra, xử lý vi phạm, tổ chức sáng 10/12, đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã yêu cầu chấn chỉnh tư thế, tác phong, văn hóa ứng xử đến mỗi cán bộ chiến sĩ của Phòng CSGT.
Cụ thể, theo chỉ đạo của đại tá Chung, trong giờ làm việc CSGT không được có thái độ uể oải, cấm túm năm tụm ba, ngồi hàng quán. Mỗi chiến sĩ phải tăng cường trách nhiệm, giúp đỡ nhân dân từ việc nhỏ nhất. "Thấy chai lọ vỡ trên đường gây nguy hiểm đến việc tham gia giao thông của người dân, CSGT phải vào nhà dân mượn chổi, xẻng ra dọn dẹp ngay", đại tá Chung nói.
Giám đốc Công an thành phố nghiêm cấm việc CSGT túm năm tụm ba ngồi hàng quán, mỗi chiến sĩ phải tăng cường trách nhiệm, giúp đỡ nhân dân từ việc nhỏ nhất. Ảnh: An ninh thủ đô
Trong việc xử lý vi phạm, người đứng đầu Công an Hà Nội đặc biệt lưu ý đến lời ăn tiếng nói, cách ứng xử của cán bộ chiến sĩ. Thực tế có người vi phạm không xuống xe, không xuất trình giấy tờ, lấy điện thoại ra gọi nhờ can thiệp. Đại tá Nguyễn Đức Chung yêu cầu CSGT khi đó phải bình tĩnh, xử lý linh hoạt nhưng kiên quyết.
Khi người vi phạm có thái độ như trên, CSGT hãy cho họ 1-2 phút để họ bình tĩnh, sau đó bằng cách nói ngắn gọn, dứt khoát, thể hiện sự đàng hoàng, đĩnh đạc yêu cầu người vi phạm xuất trình giấy tờ. Trường hợp người vi phạm là sinh viên, người ngoại tỉnh hoặc người già, CSGT làm nhiệm vụ ngoài đường cần dành thời gian hướng dẫn, tuyên truyền thay vì cứ "chăm chăm" bắt lỗi, xử phạt.
Trong quá trình xử lý, lời nói phải đúng mực, tuyệt đối không được có những lời lẽ xách mé, gây phản cảm; làm sao để người vi phạm thấy họ vẫn được tôn trọng. "Trong khi làm nhiệm vụ, CSGT phải nở nụ cười", đại tá Chung nhấn mạnh.
Giám đốc công an thành phố yêu cầu từ nay CSGT chấm dứt đứng ở nơi khuất, thiếu ánh sáng để bắt lỗi, xử lý người tham gia giao thông vi phạm. Thay vào đó, từng cán bộ chiến sĩ khi làm nhiệm vụ phải đứng ở vị trí nằm trong tầm quan sát của người tham gia giao thông, kể cả việc triển khai chuyên đề kiểm tra tốc độ xe vi phạm.
Đại tá Chung chỉ đạo Phòng CSGT yêu cầu chỉ huy các đơn vị phải thường xuyên di chuyển cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ ở các chốt khác nhau. Lực lượng 141 khi làm ban đêm cũng phải được cung cấp, mua sắm đầy đủ đèn pin, chọn chỗ có ánh sáng để làm việc.
Sau một vụ tai nạn giao thông trên đường Phạm Hùng, lập tức CSGT dọn dẹp vỏ chai vỡ tránh nguy hiểm cho người đi đường. Ảnh: An ninh thủ đô.
"Đứng ở chỗ tối thì dù có xử phạt đúng cũng để lại dị nghị, nghi ngờ cho nhân dân. Nghiêm cấm cán bộ chiến sĩ không được nói lỗi rất nhiều nhưng sau đó lại phạt một lỗi nhỏ rồi xin tiền", đại tá Chung nói.
Đề cập đến thực trạng chống người thi hành công vụ, đại tá Nguyễn Đức Chung đánh giá, trong nhiều vụ việc, lỗi một phần ở thái độ ứng xử chưa được khéo léo, còn gây xung đột, căng thẳng với người vi phạm của CSGT. Trường hợp lái xe vi phạm bỏ chạy, thay vì đối đầu hoặc bị hất lên nóc capo gây nguy hiểm đến tính mạng, CSGT có thể ghi lại biển kiểm soát hoặc ghi hình người và phương tiện vi phạm để xử lý sau.
Chia sẻ nỗi vất vả của lực lượng CSGT, người đứng đầu Công an thành phố cho phép CSGT sau 3-4 tiếng làm nhiệm vụ liên tục, nếu quá mệt có thể di chuyển vào chốt xử lý hoặc công an phường nơi gần nhất để uống nước, nghỉ ngơi. Sau khoảng 10-20 phút, CSGT tiếp tục ra làm nhiệm vụ.
"CSGT ở một số nước như Mỹ, Đức, Nhật... đều được trang bị một bình nước nhỏ khi đi làm nhiệm vụ. Công an thành phố sẽ nghiên cứu điều này để đảm bảo sức khỏe, hình ảnh đẹp của CSGT. Hiện tại khu vực tiếp dân của công an phường đã được bố trí ghế ngồi, nước sạch, CSGT có thể vào đó uống nước khi cần", đại tá Nguyễn Đức Chung cho biết.
Để thực hiện tốt những chỉ đạo, đại tá Chung cho biết, năm 2013, Công an thành phố sẽ phối hợp với Cục CSGT, Phòng CSGT thành lập các tổ kiểm tra đặc biệt, kiểm tra tư thế tác phong và quy trình xử lý của CSGT.
Theo xahoi
"Nhiều con cái của cán bộ giàu một cách bất minh" Thảo luận về dự án luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sáng nay 9.11, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng tham nhũng ngày càng gia tăng và trở thành vấn nạn đe dọa sự tồn vong của chế độ, gây bức xúc cho người dân nhưng cách phòng chống còn yếu kém, lúng túng. Tham nhũng cả trong cứu trợ, cứu...