“Tội phạm tăng nhanh hơn dân số”: Thiếu hàng ngàn chỗ giam
So vơi quy mô đa đươc phê duyêt, cac trai tam giam thiêu hơn 14.000 chô (tiêu chuân môi chô 2m2), tam giư thiêu hơn 12.000 chô.
Thương tương Lê Quy Vương – thư trương Bô Công an – cho biêt như vậy, tai phiên hop thâm tra mơi đây cua Uy ban Tư phap vê dư an luât nay.
Theo hô sơ dư an Luât tam giư, tam giam vưa đươc Chinh phu hoan thiên đê trinh Uy ban Thương vu Quôc hôi, hiên toan quôc co 83 trai tam giam (công an quan ly 70 trai, quân đôi 13 trai), 734 nha tam giư (công an quan ly 700, quân đôi quan ly 34) va 224 buông tam giư thuôc cac đôn biên phong ơ biên giơi, hai đao, đang quan ly giam giư gân 48.000 ngươi bi tam giam, hơn 1.000 ngươi bi tam giư.
Các phạm nhân ở trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên)
“Nêu tam tinh sơ bô mưc đâu tư thi cân khoang 3.600 tỉ đồng đê xây dưng cơ sơ giam giư theo đung quy hoach”, tờ Tuổi trẻ dẫn lời ông Vương cho biết.
Bên cạnh đó, ông Vương cho biết thêm tình trạng xuống cấp, quá tải của các nhà tạm giam, tạm giữ hiện nay.
Video đang HOT
Đồng thời cũng đề xuất xây dưng cơ sơ giam giư riêng nhưng ngươi bi kêt an tư hinh đang chơ thi hanh an, tuy nhiên đề xuất này không được Chu nhiêm Uy ban Tư phap Nguyên Văn Hiên cùng các thanh viên thương trưc uy ban nay không đông tinh.
“Tốc độ gia tăng tội phạm nhanh hơn cả dân số”
Mới đây, báo cáo với Chủ tịch nước, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, năm 2014, tình hình tội phạm tiếp tục diễn biến phức tạp, cơ quan chức năng đã khởi tố 77.500 vụ án, tăng 1,4% so với năm ngoái.
Đáng chú ý trong đó tăng chủ yếu thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu và tội phạm về tham nhũng; các nhóm còn lại bao gồm tội phạm an ninh quốc gia, tội phạm ma túy, trật tự an toàn xã hội và xâm phạm hoạt động tư pháp đều giảm.
Trước đó, tại buổi thảo luận tổ chiều 29/10/2013, nhìn nhận tội phạm ngày càng lộng hành, các ĐBQH đề nghị QH có nghị quyết riêng về chống tội phạm.
ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) nhận định, tốc độ gia tăng tội phạm nhanh hơn tốc độ gia tăng dân số. Cơ quan pháp luật cũng đã có số liệu cụ thể hàng năm tăng cả số vi phạm, số vụ và số bị can, ông Đương lý giải.
Theo ông, số vụ tội phạm được phát hiện như trong báo cáo chưa tương xứng với tình hình thực tế. Nhiều địa phương tội phạm gia tăng và càng ngày càng lộng hành, tích chất phạm tội ngày càng man rợ khiến người dân rất bất an.
ĐB Lê Văn Hoàng (Đà Nẵng) thì lấy dẫn chứng tội phạm cướp giật, lừa đảo diễn ra công khai, man rợ và xảo quyệt ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Ông dẫn ra một thực trạng, tội phạm diễn ra hoành hoành, dân không dám báo công an.
Một thực trạng nữa mà vị đại biểu TP Đà Nẵng dẫn ra, nguy hiểm hơn là tình trạng tội phạm sẵn sàng giết người thân trong gia đình đang diễn ra ngày một nhiều, cho thấy sự suy đồi trầm trọng về đạo đức.
Cùng quan điểm này, ĐB Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) nhận định, trong báo cáo của Chính phủ cho thấy, tình hình tội phạm ngày càng gia tăng và thực tế nhìn vào tin tức những vụ cướp, giết, hiếp ngày càng nghiêm trọng, phản ánh xu hướng xã hội bất an, người dân sợ cái ác…
An An
Theo_Báo Đất Việt
Cần nâng cao trách nhiệm cá nhân đối với công việc chung
Hiện có nhiều luật, quy định dưới luật nhưng chưa quy định trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu một cách rõ ràng, minh bạch.
Có một nghịch lý trở thành "lẽ thường" lâu nay là khi có thành tích thì ai cũng hể hả rằng: mình đã có công, góp công, mà công to nhất thuộc về người đứng đầu. Nhưng khi có khuyết điểm, sai lầm, có hại thì người này tìm mọi cách đổ lỗi cho người khác, cơ quan này đùn đẩy cho cơ quan nọ, để cuối cùng chẳng ai chịu trách nhiệm cả. Dân thì ví von là "cha chung không ai khóc" còn trong các bản báo cáo đầy văn chương chính luận thì cho rằng chưa làm đúng cơ chế "lãnh đạo tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm". Vậy câu chuyện "trách nhiệm cá nhân" cần được đề cao như thế nào.
Khi nói lãnh đạo tập thể là để bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, mở rộng đường cho bàn bạc, thảo luận, lắng nghe trước khi tập trung trí tuệ, ý chí quyết định một chính sách, một kế hoạch, một hệ thống giải pháp. Vai trò cá nhân được khẳng định trong cơ chế này bằng cụm từ dứt khoát "cá nhân chịu trách nhiệm". Cơ chế này được vận hành từ lâu, nhưng trong thực tiễn hiệu quả chưa cao, thậm chí có nơi, có lúc, có vụ việc chưa đạt yêu cầu. Vai trò cá nhân, trách nhiệm cá nhân chưa được đề cao. Vì sao?
Trách nhiệm cá nhân đối với công việc chung cần được thực hiện nghiêm túc (ảnh minh họa)
Trước hết "tinh thần làm chủ tập thể" cứng nhắc từ thời kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp còn dai dẳng đến ngày nay. Cái gì cũng bàn, việc gì cũng đưa ra tập thể lãnh đạo "bộ tam", "bộ tứ", "bộ ngũ" để xin ý kiến. Điều gì thuận theo đa số thì quyết, cái gì còn nhiều ý kiến khác nhau thì bàn tiếp. Kéo theo hệ lụy hội họp triền miên. Trong khối bùng nhùng ấy, vai trò cá nhân bị lu mờ, thủ trưởng quyết là theo ý chung chứ không có chủ kiến, không có quyết đoán. Hệ lụy kéo theo, rất nguy hại là bỏ lỡ thời cơ, mà cơ hội đi qua thì không lấy lại được.
Vấn đề thứ hai rất căn bản là không phân rõ trách nhiệm. Chúng ta có nhiều luật, rất nhiều quy định dưới luật về trách nhiệm tổ chức và cá nhân trong bộ máy Nhà nước, nhưng trách nhiệm cá nhân người đứng đầu chưa rõ ràng, cụ thể. Vừa qua, thảo luận về Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ và chính quyền địa phương, đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nhấn mạnh: "Luật Tổ chức Chính phủ cần phải làm rõ trách nhiệm của từng vị trí trong Chính phủ. Thủ tướng trách nhiệm thế nào? Từng thành viên trách nhiệm thế nào? Hiện luật vẫn chỉ ghi nhiệm vụ, quyền hạn chung chung, nhưng trách nhiệm ra sao thì không thấy nói. Ngay cả bản thân chính quyền địa phương cũng vậy". Vì luật không cột chặt trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu một cách rõ ràng, minh bạch, cụ thể nên cá nhân thủ trưởng dựa vào "tập thể lãnh đạo" mỗi khi bị khuyết điểm và không chịu "từ chức".
Trong diễn đàn Quốc hội đang họp, nhiều ý kiến đại biểu và cử tri chưa hài lòng với chất lượng của nhiều đại biểu do dân bầu ra, chưa thỏa mãn về hiệu quả những quyết sách của Quốc hội. Kiến nghị của cử tri là chính đáng, nhưng mấy ai nhìn lại trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm cử tri khi cầm lá phiếu bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Một thực trạng bi hài từ trước đến nay là mỗi lần bầu cử thì một người thay cho cả nhà, một người thay cho cả nhóm đi bỏ phiếu để hoàn thành sớm nghĩa vụ công dân. Nghĩa vụ thiêng liêng mà đánh đổi cả xương máu mới có được. Bầu cử cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước mà cử tri chỉ xem qua danh sách ứng cử viên rồi bỏ phiếu sao cho đủ số lượng, còn chất lượng về tài năng, đạo đức thì ít biết. Không ít cử tri chậc lưỡi "ai làm mà chả được". Trách nhiệm cá nhân cử tri như vậy thì làm sao bầu ra một Quốc hội, Hội đồng Nhân dân chất lượng cao được?
Vậy nên để có Nhà nước pháp quyền thật sự phải thượng tôn pháp luật, phải đề cao "trách nhiệm cá nhân" từ trên xuống dưới./.
CTV Vĩnh Trà
Theo_VOV
Thẩm phán Tòa án tối cao xử oan ông Nguyễn Thanh Chấn nói gì? Bây giờ họ trừng trị ai thì họ làm thôi, còn tôi thì tự chịu. Tôi không muốn làm tổn thất đến người khác". - Thưa ông, sau khi nhận quyết định khởi tố, ông cảm thấy thế nào? - Tôi phải nói thật thế này. Thứ nhất, tôi đã không làm gì trái với lương tâm. Tôi không phải loại thoái hóa,...