Tội phạm mua bán người, nội tạng làm giả giấy tờ ngày càng tinh vi
Ngày 19.4, Sở Y tế TP.HCM đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người, mua bán mô hoặc bộ phận cơ thể người, mang thai.
Tại hội nghị, trung tá Nguyễn Bảo Khâm thuộc Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM chia sẻ những thông tin về cách thức, thủ đoạn của một số đối tượng trong các vụ án liên quan đến việc mua bán người, nội tạng và trẻ sơ sinh từ năm 2020 cho đến nay.
Toàn cảnh buổi hội nghị. Ảnh DU YÊN
Các vụ án được trung tá Khâm chia sẻ bao gồm lừa đảo, dụ dỗ mua bán người sang Campuchia, chăn dắt trẻ em, mua bán trẻ sơ sinh đến các hình thức mua bán thận, mua trứng, mang thai hộ…
Video đang HOT
Theo trung tá Khâm, trong các vụ án có hình thức mua bán người (đặc biệt là trẻ sơ sinh), mua bán nội tạng hoặc bộ phận cơ thể người hay mang thai hộ thì các đối tượng rất tinh vi trong việc làm giả giấy tờ, làm giả các thông tin xác minh, lời khai với bệnh viện thậm chí làm giả cả căn cước công dân. Do đó, việc phối hợp của các bệnh viện trong việc kiểm tra xác minh các trường hợp nghi ngờ là rất cần thiết và thuận lợi cho quá trình điều tra.
Cụ thể, trung tá Khâm nêu ví dụ về việc phối hợp điều tra giữa Bệnh viện Q.4 và Công an TP.HCM vào năm 2023 đã ngăn chặn được 2 vụ việc mua bán trẻ sơ sinh. Nhờ sự nhạy bén phát hiện bất thường trong hồ sơ của sản phụ, y tá trưởng của bệnh viện đã liên hệ Công an TP.HCM để xác minh và phát hiện đây là 2 trường hợp nằm trong đường dây mua bán trẻ sơ sinh bất hợp pháp.
Tại hội nghị, một số bệnh viện đủ điều kiện triển khai thực hiện các kỹ thuật liên quan đến lấy, ghép mô, nội tạng và mang thai hộ như Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương… đã đưa ra các ý kiến đóng góp để có thể phát triển các đề án phối hợp cùng cơ quan chức năng trong việc giám sát, xác minh thông tin những trường hợp nghi ngờ liên quan đến các tội phạm mua bán nội tạng, bộ phận cơ thể người, mua bán trẻ sơ sinh, mang thai hộ.
Cảnh giác với cạm bẫy của tội phạm mua bán người
Thời gian qua, tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm mua bán người diễn biến phức tạp; có xu hướng gia tăng, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt; có sự câu kết giữa các đối tượng trong nước với nước ngoài, được thực hiện bởi các đối tượng chuyên nghiệp, có tiền án, tiền sự về tội phạm mua bán người...
TAND tỉnh Hậu Giang vừa đưa ra xét xử 3 bị cáo: Lê Văn Lợi (SN 1997), Dương Minh Cảnh (SN 2004) và Phạm Văn Nhứt (SN 1996, cùng ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) về hành vi "Mua bán người". Theo cáo trạng của Viện KSND cùng cấp, tháng 2/2022, Lợi vào trang giới thiệu việc làm trên Facebook để bình luận thì có người tên Tuấn (không rõ nhân thân) nhắn tin cho Lợi rủ sang Campuchia làm việc.
Các đối tượng mua bán người dưới 16 tuổi ép phục vụ quán karaoke vừa bị cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ khởi tố.
Tuấn đưa ra những lời tốt đẹp, như: "Chỉ cần biết đánh máy tính; làm cho công ty game, lương 850 USD/tháng; có xe đưa rước từ Việt Nam sang Campuchia; không cần chuẩn bị giấy tờ, mọi chi phí xuất cảnh đều do công ty thanh toán". Thấy những lời quảng cáo "tốt đẹp", Lợi đồng ý sang Campuchia. Sau đó, Tuấn và Lợi kết bạn Zalo để bố trí xe đón Lợi. Khi sang Campuchia được 4 ngày, Lợi biết mình bị Tuấn lừa bán cho Công ty Rick Word tại Campuchia, bị ép làm công việc lừa đảo khách hàng thông qua các app...
Trái ngược với những lời hứa ban đầu, Lợi phải làm việc từ 12-13h/ngày, không được nghỉ trưa. Ăn cơm xong, Lợi phải làm tiếp, làm hết giờ không được ra khỏi công ty, nếu trốn ra ngoài bị phát hiện thì sẽ bị đánh. Dù thấy việc làm trái ý muốn của mình, nhưng Lợi không dám phản đối mà tiếp tục làm việc theo yêu cầu của công ty. Khi vào làm cho Công ty Rick Word, Lợi được giao chỉ tiêu mỗi tháng phải lừa đảo số tiền từ 300-500 triệu đồng.
Đáng chú ý, trong thời gian này, Lợi dùng thủ đoạn gian dối để lừa 7 người quen sang Campuchia làm việc bằng những lời mời "việc nhẹ lương cao" như Tuấn đã lừa Lợi; trong đó có Cảnh, Nhứt và 4 bị hại khác để hưởng hoa hồng 50 USD/người. Sau khi bị Lợi lừa sang Campuchia, Cảnh và Nhứt tiếp tục dùng các thủ đoạn như Lợi để lừa thêm một số bị hại khác nhằm hưởng tiền hoa hồng, sau đó bỏ trốn về nước.
Theo Phòng CSHS Công an tỉnh Hậu Giang, đối tượng của tội phạm mua bán người có thể là người lạ, bạn bè hoặc người quen, thậm chí cả người thân. Các đối tượng phạm tội sử dụng thủ đoạn đăng bài tuyển nhân viên làm việc cho các công ty nước ngoài lên các trang mạng xã hội. Qua đó, họ tự giới thiệu đang làm việc cho các công ty hoặc có người thân, người quen đang làm việc tại đây với công việc nhẹ nhàng, lương cao chỉ cần biết sử dụng máy vi tính, không cần thành thạo, làm việc trên các app game, app hẹn hò có thu nhập cao từ 18-20 triệu đồng/tháng và được hưởng thêm hoa hồng khi vượt chỉ tiêu.
Khi người lao động có nhu cầu đi làm, công ty ở nước ngoài sẽ bố trí đưa đón không cần phải tốn chi phí đi lại, nhưng chủ yếu tổ chức cho nạn nhân xuất cảnh trái phép tại các cửa khẩu giáp biên giới thuộc địa phận các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Tây Ninh, Long An... Sau khi bị bán cho các công ty, nạn nhân bị bóc lột sức lao động, làm việc quá thời gian quy định (từ 12-16 giờ/ngày) trên các app lừa đảo nhằm thu lợi bất chính cho công ty. Nhất là bị hành hạ đánh đập, tước mất quyền công dân và quyền con người dẫn đến tinh thần suy sụp, sợ hãi hoặc từ nạn nhân sẽ trở thành kẻ buôn bán người...
Mới đây, Phòng CSHS Công an TP Cần Thơ triệt phá vụ mua bán người dưới 16 tuổi trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh. Trước đó, từ tin báo của người dân, Phòng CSHS Công an TP phối hợp Công an huyện Vĩnh Thạnh kiểm tra quán karaoke VT09 (huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) phát hiện có 13 nhân viên phục vụ, trong đó có 4 nhân viên dưới 16 tuổi. Căn cứ tài liệu thu thập được, cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơđủ cơ sở chứng minh các đối tượng có hành vi mua bán nạn nhân T.N.T (SN 2007, ngụ tỉnh Trà Vinh), ép nạn nhân làm tiếp viên khi chưa đủ 16 tuổi.
Theo đó, tháng 7/2022, khi T đang làm nhân viên quán karaoke Quỳnh Hương (huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) thì mâu thuẫn với nhân viên trong quán nên nhờ Nguyễn Hoàng Phong (SN 2004, ngụ Đồng Nai) kiếm chỗ làm khác. Phong giới thiệu T cho Đồng Thị Bé Hai (SN 1986, ngụ thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) với điều kiện Hai phải trả cho Phong 40 triệu đồng. Hai đồng ý và kêu Trịnh Huệ Hiếu từ huyện Vĩnh Thạnh đến tỉnh Tây Ninh giao 40 triệu đồng cho Phong rồi đưa T. về quán karaoke VT09 ép làm việc để trả nợ.
Phòng CSHS Công an Công an TP Cần Thơ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đồng Thị Bé Hai; khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trịnh Huệ Hiếu (SN 1988, ngụ huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) cùng về hành vi "Mua bán người dưới 16 tuổi". Riêng Nguyễn Hoàng Phong đã bị Phòng CSHS Công an TP Cần Thơ bắt tạm giam trước đó trong một vụ án mua bán người dưới 16 tuổi xảy ra trên địa bàn huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ)
Xuất hiện nhiều "quái chiêu" của tội phạm mua bán người Qua báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an trong quý I năm 2023, tình hình tội phạm mua bán người tiếp tục tiềm ẩn diễn biến phức tạp, toàn quốc phát hiện, điều tra 56 vụ/150 đối tượng phạm tội mua bán người, xác định được 118 nạn nhân bị mua bán. Đáng chú ý, đã xuất hiện nhiều...