Tội phạm chuyển dịch về thôn quê
Thời gian gần đây số vụ phạm tội, đặc biệt là những vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng xảy ra ở vùng nông thôn ngày càng nhiều.
LTS: Vụ thảm sát ở xã Minh Hưng, Chơn Thành (Bình Phước) khiến 6 người thiệt mạng chỉ là một trong số nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn nông thôn thời gian gần đây. Mới tuần trước, dư luận đã rúng động với vụ 4 người cùng gia đình huyện miền núi Tương Dương, Nghệ An, bị giết chết. Xã hội nói chung và người dân nông thôn đang lo sợ, bất an trước sự lộng hành của tội phạm ở khu vực này.
Lực lượng công an ở nông thôn quá mỏng
Theo một nghiên của của đại tá-TS Đỗ Cảnh Thìn (Học viện Cảnh sát nhân dân), những năm gần đây, tình hình tội phạm ở nông thôn diễn biến hết sức phức tạp, số vụ vi phạm pháp luật và tội phạm có chiều hướng gia tăng, xuất hiện nhiều loại tội phạm mới với quy mô, tính chất, hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Tệ nạn xã hội đang tràn về nông thôn, làm cho địa bàn này vốn được coi là vùng yên tĩnh, thuần khiết đang có những biến động với đầy đủ tính chất phức tạp của xã hội thời kỳ mở cửa, kinh tế thị trường, hội nhập…
Ngôi nhà nơi xảy ra vụ thảm sát làm 6 người chết hôm 7.7 ở Bình Phước. Ảnh: Tư liệu
Còn theo đánh giá của TS Đinh Xuân Thảo – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, tình hình tội phạm hiện ngày càng phức tạp, theo chiều hướng khó lường. Ngày trước ở thành phố là nơi nhiều người đổ về, khâu quản lý khó khăn nên tội phạm thường lợi dụng hoạt động, còn ở làng quê vốn yên ả, mọi người trong cộng đồng làng xóm sống biết nhau nên ít xảy ra những có những va chạm. Còn nông thôn hiện nay đang phải chịu tác động của nhiều mặt của quá trình phát triển…
“Như mấy huyện ngoại thành Hà Nội nơi tôi ứng cử đại biểu Quốc hội, khi tiếp xúc cử tri sau mỗi kỳ họp Quốc hội, theo cử tri phản ánh thì thấy tội phạm ở những nơi đó là những đối tượng ở thành phố về gây án. Chúng biết địa bàn nông thôn lực lượng công an mỏng, nhà dân không kín cổng cao tường như thành thị, việc đi lại, người dân lại không cảnh giác cao nên dễ tìm cơ hội gây án” – ông Thảo cho biết.
Quản lý nông thôn theo phương thức mới
Ông Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng có chung quan điểm với TS Đinh Xuân Thảo khi đặt vấn đề là tội phạm từ đô thị đang chuyển dịch về khu vực nông thôn. “Tôi thấy việc giữ gìn trật tự trị an ở nông thôn hiện nay chỉ trông chờ vào lực lượng công an xã không là chưa ổn. Ở những vùng ven đô phải thành lập thêm các đồn, trạm công an để ngăn chặn và xử lý kịp thời với tội phạm đang phức tạp”- ông Tiến bày tỏ.
Ông Tiến cho rằng, ngày xưa nông thôn được xem là nơi yên ả nhưng bây giờ tốc độ đô thị hóa đã tác động mạnh đến nông thôn, toàn bộ những giá trị – cả mặt tốt và xấu về văn hóa, lối sống cũng tràn về nông thôn rất nhanh.
Video đang HOT
“Theo tôi, việc quản lý nông thôn hiện nay phải theo phương thức mới chứ không thể theo phương thức cũ nữa. Việc quản lý nhà nước ở địa phương chúng ta đã không theo kịp với xu hướng phát triển nên có rất nhiều vụ việc, vấn đề thường xảy ra ở đô thị giờ cũng xảy ra ở nông thôn. Hiện nay tốc độ đô thị hóa rất mạnh, ảnh hưởng của công nghệ thông tin rất lớn nên khu vực nông thôn cũng chịu ảnh hưởng. Từ vấn đề trên, chúng ta phải nghĩ ngay đến chuyện đổi mới cách thức quản lý nông thôn, làm sao cho nông thôn vừa bắt nhịp được những mặt tích cực của đô thị, ngăn chặn những mặt trái phát sinh” – ông Tiến bày tỏ.
Ông Nguyễn Thân – nguyên Thẩm phán TAND Tối cao nhìn nhận, những năm gần đây số vụ phạm pháp ở vùng nông thôn ngày càng nhiều hơn, nhất là ở những vùng giáp ranh với thành phố đang trong quá trình đô thị hóa.
“Ở những vùng đó chuyển đổi ngành nghề nhanh chóng khiến nhiều thanh niên lớn lên không có việc làm, sinh ra chơi bời, lêu lỏng. Bên cạnh đó không ít trường hợp được đền bù đất đai hoặc gia đình bán đất, sẵn có tiền ăn chơi, đến lúc hết tiền không có việc làm dễ dẫn đến nảy sinh phạm tội” – ông Thân cho biết.
Phát huy vai trò của chính quyền, các lực lượng nòng cốt ở cơ sở (dân phòng, tổ tự quản, công an xã, dân quân tự vệ, tổ an ninh nhân dân..) tạo thành một thế trận nhân dân trong phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia phòng chống tội phạm trở thành phong trào thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Các giải pháp đảm bảo an ninh nông thôn
Phát huy vai trò của nhân dân trong việc phát hiện, phòng ngừa tội phạm. Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, cộng đồng dân cư nông thôn ở Việt Nam được kết cấu tương đối chặt chẽ, ổn định bởi các quan hệ xã hội và cả các yếu tố địa lý, lãnh thổ nên sự xuất hiện của các nhân tố mới, bất thường, ngoại lai nói chung (bao gồm cả những sự việc có dấu hiệu hình sự, tội phạm, người phạm tội) dễ bị phát hiện, bị tố giác, bị lên án. Đây là điều kiện thuận lợi để khuyến khích người dân cung cấp thông tin về tội phạm, giúp đỡ ngăn chặn, phát hiện tội phạm…
Phát huy vai trò của dư luận xã hội, các quy phạm đạo đức, tôn giáo, tín ngưỡng, các quy phạm của dòng tộc, làng xã trong việc răn đe, giáo dục ý thức pháp luật. Việc kết hợp tổng hợp các quy phạm xã hội, định hướng dư luận xã hội; phát huy vai trò của những người có uy tín trong dòng họ, cộng đồng, tôn giáo để phòng ngừa các hành vi tiêu cực, phạm tội ở địa bàn nông thôn luôn mang lại hiệu quả cao.
TS-đại tá Đỗ Cảnh Thìn (Học viện Cảnh sát nhân dân) Tuyên truyền pháp luật chưa được coi trọng
Luật sư Nguyễn Thế Truyền – Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh (Hà Nội) đánh giá, tình hình tội phạm ở nông thôn có xu hướng gia tăng, trong đó nguyên nhân một phần do việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa được coi trọng.
Theo ông Truyền, về mặt vĩ mô, có thể thấy, việc tuyên truyền pháp luật ở nông thôn hiện nay còn chưa được chỉ đạo thường xuyên, liên tục, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Nhận thức về công tác tuyên truyền pháp luật về vùng nông thôn của địa phương còn hạn chế, coi đó là nhiệm vụ của riêng ngành tư pháp. Những kiến thức pháp luật cơ bản chưa được tuyên truyền rộng rãi tới nhân dân. Quan trọng là việc triển khai công tác tuyên truyền còn sơ sài, mang tính hình thức, khẩu hiệu, các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa thật sự đa dạng, phong phú.
Ông Truyền nhìn nhận, một bộ phận không nhỏ cán bộ và người dân ở các huyện nghèo và các tỉnh khó khăn vẫn chưa nắm bắt và hiểu đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, họ không biết kiềm chế các hành vi ức chế trong việc giải quyết các mâu thuẫn thường ngày. Tâm thế sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn đang ngày càng có xu hướng lan tỏa. Không ít thanh niên khi ra đường có mang theo hung khí và sẵn sàng sử dụng khi phát sinh mâu thuẫn… “Khi pháp luật không được thượng tôn thì việc con người hành xử theo bản năng là điều tất yếu. Khi việc giáo dục thời gian dài chỉ mang tính hình thức và thương mại thì hành vi mọi rợ có cơ hội trỗi dậy” – Luật sư Truyền nói.
Thắng Quang (ghi)
Theo_Dân việt
Cuộc chiến không khoan nhượng nơi biên giới
Thời gian qua, các lực lượng chức năng, đặc biệt là Bộ đội Biên phòng của tỉnh Lai Châu đã triệt phá, bóc gỡ nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Tội phạm ma túy ngày càng phức tạp
Trong mấy năm gần đây, tình hình hoạt động tội phạm và các tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh Lai Châu tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp, chủ yếu là hoạt động mua bán lẻ, tổ chức sử dụng ma túy và sử dụng trái phép các chất ma túy với nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động đa dạng, tinh vi và cảnh giác cao nhằm chống lại sự phát hiện và kiểm soát của các cơ quan chức năng, gây rất nhiều khó khăn cho công tác phát hiện và đấu tranh phòng chống tội phạm của các lực lượng chức năng, đặc biệt là của lực lượng biên phòng.
Hiện nay, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lai Châu làm nhiệm vụ trên địa bàn có 273km đường biên tiếp giáp với Trung Quốc; quản lý 23 xã biên giới với hơn 1,3 vạn dân thuộc 10 dân tộc anh em. Đây là địa bàn có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng và đời sống của người dân còn nhiều thiếu thốn. Bên cạnh đó, tình hình di cư tự do, truyền đạo trái pháp luật và một số hoạt động tội phạm như buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới; mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý; tàng trữ vũ khí... diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt, lợi dụng địa hình phức tạp, nhiều đối tượng tội phạm ma túy đã chọn Lai Châu để mua bán, vận chuyển ma túy.
Trước tình đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã tập trung chỉ đạo các đơn vị, đồn, trạm biên phòng trong tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác phòng chống ma túy. Lực lượng chuyên trách phòng chống tội phạm ma túy (PCTPMT) của BĐBP đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, các đồn biên phòng triển khai các chương trình, mục tiêu về phòng, chống ma túy. Thông qua đó đã tạo ra được sự chuyển biến tích cực trong mọi tầng lớp nhân dân, huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia phong trào phòng chống ma túy với nhiều hình thức và biện pháp thiết thực.
Lực lượng PCTPMT BĐBP Lai Châu còn tổ chức điều tra cơ bản, đi sâu nắm tình hình, thống kê, đánh giá thực trạng tệ nạn ma túy tại các xã biên giới. Xác định tuyến, địa bàn trọng điểm về ma túy để tập trung lực lượng đấu tranh, triệt phá các đường dây, ổ nhóm tội phạm ma túy. Ngoài việc tăng cường công tác nắm tình hình tại các tuyến, địa bàn trọng điểm về ma túy, thời gian qua, lực lượng PCTPMT của BĐBP còn thường xuyên xây dựng các kế hoạch nghiệp vụ trong công tác đấu tranh phòng chống ma túy; củng cố về chất lượng và số lượng đối với lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy tại các đồn biên phòng. Duy trì và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các lực lượng đứng chân trên biên giới đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan an ninh phía Trung Quốc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại các địa bàn, tuyến trọng điểm.Các đồn, trạm biên phòng trong tỉnh còn thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy cho nhân dân các xã biên giới. Thông qua các già làng, trưởng bản và người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số, giúp cho mọi người hiểu rõ được hậu quả, tác hại của ma túy, hiểu biết Luật Phòng chống ma túy. Công tác tuyên truyền cũng đa dạng với nhiều nội dung, hình thức phong phú, được lồng ghép trong các hội nghị sơ kết, tổng kết, các buổi tọa đàm, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao hay tại các phiên chợ... Nhờ đó, ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các địa phương và nhân dân về công tác phòng, chống ma túy được nâng lên rõ rệt, tạo được hiệu ứng dư luận xã hội rộng khắp trong việc kiên quyết đấu tranh bài trừ tệ nạn ma túy.
Tuần tra biên giới
Bên cạnh đó, các đồn biên phòng còn phối hợp với chính quyền các địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho nhân dân không tái trồng cây thuốc phiện, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các trường hợp cố ý tái trồng cây thuốc phiện. Đồng thời các đồn, trạm đã tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức lồng ghép các chương trình xóa bỏ và thay thế cây thuốc phiện với các chương trình dự án phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, văn hóa - xã hội, y tế, giáo dục để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân các xã biên giới qua đó góp phần vào việc giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma túy cũng như tội phạm ma túy trên địa bàn các xã biên giới.
Mặc dù quản lý một địa bàn biên giới dài, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, có nhiều loại đối tượng phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội xuyên quốc gia hoạt động với những phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi xảo quyệt, trang bị vũ khí nóng để chống trả khi bị bắt giữ... nhưng BĐBP tỉnh Lai Châu đã đoàn kết, sáng tạo, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua đó đã củng cố lòng tin của đồng bào, thiết thực động viên nhân dân tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội trên địa bàn, góp phần giữ vững an ninh biên giới... "Vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người nghiện"
Để việc tuyên truyền vận động triển khai có hiệu quả, Phòng phòng chống ma túy đã cử lực lượng phối hợp với Công an tỉnh và các lực lượng đến từng bản, từng hộ gia đình để tuyên truyền vận động các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời tổ chức ký cam kết với nội dung không trồng, tái trồng cây thuốc phiện, cây có chứa chất ma túy, không mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các chất ma túy, không tiếp tay bao che cho các đối tượng vi phạm pháp luật...
BĐBP làm công tác vận động quần chúng
Ngoài ra, lực lượng BĐBP đã phối hợp với chính quyền và các đoàn thể vận động nhân dân tham gia xây dựng mô hình "xã không có ma tuý" hay phát động phong trào "vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người nghiện" để phòng ngừa hiện tượng mắc nghiện mới hoặc chống tái nghiện cho những người đã tham gia cai nghiện. Công tác triệt phá cây có chứa chất ma túy cũng được triển khai thường xuyên. Cao điểm có những năm như năm 2011, BĐBP đã phối hợp với chính quyền địa phương vận động nhân dân phá nhổ 2.550m2 cây thuốc phiện.
Song song với công tác tuyên truyền phòng ngừa, BĐBP tỉnh Lai Châu đã chủ động tập trung đấu tranh trấn áp tội phạm ma túy. Trong 5 năm qua đã tổ chức nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và tệ nạn ma túy, qua đó đã phát hiện và phối hợp điều tra, bắt giữ, xử lý hàng trăm đối tượng về hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, thu giữ được một số lượng lớn ma túy.
Các đối tượng nói trên đều có hộ khẩu thường trú tại xã biên giới Huổi Luông (huyện Phong Thổ), gồm: Chẻo Cao Chiêu, SN 1985; Chẻo Lải Châu, SN 1990; Lý Dân Hùng, SN 1987 và Giàng Phủ Minh, SN 1981. Qua đấu tranh khai thác, các đối tượng này khai nhận cùng mua số ma túy trên của một phụ nữ tên là Tẩn A Khé, SN 1979, dân tộc Dao, ở thị trấn Sìn Hồ, huyện biên giới Sìn Hồ (Lai Châu). Khi các đối tượng này mang số ma túy trên đến khu vực bản Hùng Pèng thì bị lực lượng BĐBP Lai Châu bắt giữ.Mới đây nhất, vào chiều 17/5/2015, lực lượng phòng chống tội phạm ma túy và Đồn biên phòng cửa khẩu Ma Lù Thàng thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lai Châu đã phối hợp phá thành công Chuyên án 545T, bắt quả tang bốn đối tượng đang thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy, đồng thời đảm bảo an toàn lực lượng đánh án. Lực lượng PCTPMT đã thu giữ tang vật gồm 1 bánh heroin có trọng lượng 340g, ba xe máy và 5 điện thoại di động.
Qua công tác PCTPMT ở Lai Châu cho thấy, tội phạm ma túy thường lợi dụng địa hình hiểm trở tại địa bàn biên giới để vận chuyển ma túy. Chúng chia nhỏ ma túy để dễ cất giấu và phi tang khi bị lực lượng chức năng phát hiện. Nhằm đối phó với các cơ quan chức năng, tội phạm ma tuý còn sử dụng cả vũ khí "nóng" như súng kíp, lựu đạn... nếu bị phát hiện, chúng sẵn sàng chống trả. Ngoài ra chúng còn lợi dụng, mua chuộc, dụ dỗ những người dân khó khăn về kinh tế, trình độ nhận thức thấp vận chuyển lậu ma tuý qua đường mòn. Để đấu tranh hiệu quả với tội phạm ma túy đòi hỏi các trinh sát biên phòng ngoài việc nắm chắc nghiệp vụ còn cần phải biết dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân.
Có thể thấy rằng công tác đấu tranh với tội phạm ma tuý là một cuộc đấu tranh nhiều khó khăn và nguy hiểm, đặc biệt là tại khu vực biên giới Lai Châu lại càng nguy hiểm và gian khổ hơn. Tuy nhiên, với bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, lực lượng phòng chống ma túy của BĐBP đã vượt qua khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được nhân dân địa phương tin yêu. Sau nhiều năm kiên trì bám địa bàn, đến nay diện tích trồng cây thuốc phiện trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã bị phá bỏ hoàn toàn, một số nơi tái trồng trong các hang núi xa bản làng cũng kịp thời được phát hiện, ngăn chặn. Số người nghiện ma túy được lên danh sách và tiến hành cắt cơn, cai nghiện. Người dân địa phương đã tích cực hưởng ứng và tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
Nam Hoàng - Đức Bảo
Theo Công Lý
Du lịch Trường Sa: Gắn kết đảo xa với Tổ quốc Trước thông tin TP.HCM đang tiến hành xây dựng tour du lịch đến Trường Sa, trao đổi với chúng tôi bên hành lang Quốc hội (QH) ngày 9-6, nhiều đại biểu (ĐB) QH đã bày tỏ sự tán đồng về việc khởi động tour du lịch đặc biệt này. Trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng Huỳnh Nghĩa: Gắn kết hơn trái tim người...