‘Tôi phải làm việc thay đồng nghiệp vì họ có con, tôi thì không’
Những người không lập gia đình, đặc biệt là phụ nữ, thường được cho là rảnh rỗi. Vì vậy, nhiều lúc họ phải làm hộ phần việc của đồng nghiệp đang bận bịu con cái.
Zing trích dịch bài đăng từ New York Post và Quartz, đề cập đến những bất cập giữa nhóm nhân viên chưa lập gia đình, không có con với nhóm nhân viên đã lên chức bố, mẹ.
Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến các doanh nghiệp yêu cầu nhân viên chuyển sang làm việc tại nhà.
Đối với những phụ huynh có con nhỏ, đó là một “cực hình” khi vừa phải chăm sóc lũ trẻ, vừa hoàn thành công việc được giao.
Tuy nhiên, đồng nghiệp của các ông bố, bà mẹ – những người không lập gia đình hoặc chưa có con – còn thấy bực bội hơn khi phải gánh vác thêm phần việc từ họ.
Nhiều phụ huynh cảm thấy quá tải khi vừa làm việc tại nhà, vừa trông con. Ảnh: Getty Images.
“Những đồng nghiệp đã lên chức phụ huynh mặc nhiên rằng chúng tôi – những người không có con – luôn rảnh. Họ luôn nói ‘tôi phải trông con rồi, chúng ta sẽ làm việc lúc 22 giờ nhé’, không bận tâm hỏi xem chúng tôi có làm gì lúc đó không”, Kristen Ruby (33 tuổi) – CEO công ty quan hệ công chúng và truyền thông Ruby Media Group – cho biết.
Mọi người thường mặc định rằng những người không lập gia đình, đặc biệt là phụ nữ lựa chọn không sinh đẻ, sẽ đặt sự nghiệp lên trên hết.
Họ bị “dán nhãn” tham công tiếc việc, đầy tham vọng, không muốn trở thành bố mẹ vì sợ cản trở sự nghiệp thăng tiến.
“Tự dưng sinh ra cái luật bất thành văn rằng chúng tôi phải linh động giờ giấc để làm việc theo thời gian biểu của họ chỉ vì chúng tôi không vướng víu con cái. Điều đó thật vô lý”, cô nói.
Nữ CEO nhận thấy những lao động chưa có con ít được coi trọng hơn, đặc biệt là phụ nữ.
Bản thân Ruby cảm thấy cô bị “cho ra rìa” khỏi các nhóm truyền thông, thậm chí không được mời tham dự những sự kiện dành cho phái nữ làm việc trong lĩnh vực kinh doanh – vốn chỉ tôn vinh các bà mẹ đi làm.
Lấy lý do “về nhà chăm con”
Lisa (37 tuổi) – một phó chủ tịch cấp cao trong ngành marketing và truyền thông – cho biết một đồng nghiệp trước đây của cô từng sử dụng lý do “về nhà chăm con” làm cái cớ để về sớm, dù trước đó họ đã cam kết 19 giờ mới kết thúc công việc.
“Cô ấy lấy lý do ‘Tôi còn hai miệng ăn cần phải lo’ rồi bỏ về, để tôi phải ở lại muộn và hoàn thành công việc hộ cô ấy”, Lisa kể lại.
Không ít người phải làm hộ phần việc của đồng nghiệp chỉ vì họ độc thân hoặc chưa có con. Ảnh: iStock.
Video đang HOT
Cuối cùng, ngày hôm đó Lisa phải hủy hẹn ăn tối với nhóm bạn mà cô đã lên kế hoạch từ nhiều tuần trước.
“Nếu bạn có con nhỏ và phải rời đi từ 17 giờ, chẳng ai cản bạn. Nhưng nếu bạn không có con, bạn vẫn phải ở đến tối mịt để hoàn thành công việc, dù là lý do gì, kể cả đi hẹn hò – một phần quan trọng trong đời sống của những người độc thân”, cô nói.
Khi nói đến cân bằng giữa “công việc” với “đời tư”, đa số sẽ đánh đồng “đời tư” với thời gian nuôi dạy con cái.
Các nhà tuyển dụng cũng thường sử dụng cụm từ “thời gian linh hoạt” để ám chỉ rằng nhân viên hoàn toàn có thể về sớm đón con, chăm sóc gia đình, thậm chí làm việc từ xa nếu lũ trẻ bị ốm.
“Ai cũng hỏi thăm các bậc phụ huynh rằng họ và lũ trẻ gần đây thế nào. Còn những người độc thân hoặc chưa có con dường như bị lãng quên. Không ai quan tâm xem chúng tôi có ổn không”, Lisa cho biết.
Thông cảm, sẻ chia với phụ huynh đi làm
Mặt khác, những bà mẹ đang đi làm cảm thấy đồng cảm nhiều hơn với vấn đề này.
“Trước khi mở công ty riêng, tôi từng rất khó chịu mỗi khi thấy những đồng nghiệp nữ trong công ty đi muộn về sớm vì con cái”, Charlotte Shaff (49 tuổi) – một bà mẹ hai con hiện điều hành công ty quảng cáo tư nhân ở Phoenix (Mỹ) – cho biết.
Thực tế, nuôi dạy trẻ là một công việc tốn nhiều thời gian và không hề dễ dàng. Do đó, các bậc phụ huynh thường được ưu tiên trong công việc. Ảnh: Getty Images.
“Lúc đó, tôi chưa nhận thức được trách nhiệm to lớn trong việc nuôi dạy lũ trẻ. Nhưng giờ đây, khi đã trở thành một người mẹ vừa chăm con vừa quán xuyến công ty, tôi đã hiểu và cảm thấy thông cảm, tôn trọng những người phụ nữ kia”.
Đầu tháng 10, một bài báo của Fast Company đã nêu ra ý tưởng: Những nhân viên không có con cũng được hưởng số ngày phép có lương tương đương với những người đã lên chức bố, mẹ.
Hồi Kristy Reed (38 tuổi) còn làm việc trong ngành thương mại điện tử, một đồng nghiệp của cô đã khởi xướng một “chính sách” thú vị: Mỗi thành viên trong nhóm làm việc được tự do dành một khoảng thời gian nhất định cho “em bé” của họ. “Em bé” ở đây ám chỉ sở thích, kế hoạch riêng hoặc cũng có thể là gia đình, con cái.
“Mỗi người có một ‘em bé’ khác nhau. Của tôi là tennis. Nhờ chính sách này, tôi cảm thấy bớt tội lỗi hơn khi rời công ty lúc 18 giờ để đi chơi thể thao”, Reed cho biết.
“Đôi lúc, các bậc phụ huynh cũng cảm thấy tồi tệ khi rời chỗ làm sớm mà vẫn còn nhiều công việc chưa hoàn thành. Chính sách ‘em bé’ đã phần nào giúp cải thiện tình trạng đó”.
'Mẹ không cho tôi sinh con với người da đen'
Những người phụ nữ dân tộc Bengal như Salma không được phép mang bầu trước khi cưới. Việc họ có con lai da ngăm hoặc mang chủng tộc khác lại càng cấm kỵ.
Zing trích dịch bài đăng trên BBC, đề cập đến vấn đề phân biệt chủng tộc trong đời sống người Nam Á thông qua câu chuyện của một cô gái người Bengal tại Anh.
Salma (21 tuổi) quyết không trở về nhà mẹ đẻ nữa dù đang mang thai 2 tháng. Giờ đây, cô trở thành người vô gia cư. Mọi chuyện diễn ra là vì gia đình không chấp nhận người bạn trai da đen của cô.
Những người phụ nữ dân tộc Bengal như cô không được phép mang bầu trước khi cưới, có con lai da ngăm, chủng tộc khác lại càng cấm kỵ.
Tuy nhiên, định kiến này không áp dụng với những cô dâu da trắng ngoại quốc cưới đàn ông Bengal.
Salma quyết định rời đi vì không ai trong nhà chấp nhận cô và bạn trai da đen.
Dì của Salma thúc giục cô gái phá thai lần nữa. Nhưng giờ đây, Salma không còn là đứa trẻ vừa bước sang tuổi 18. Cô muốn tự quyết định cho bản thân.
"Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để bảo vệ đứa con này, kể cả từ bỏ gia đình, sự nghiệp và nhiều thứ khác. Tôi cảm thấy mình không còn sự lựa chọn", cô chia sẻ.
Salma bắt gặp những giọt nước mắt của mẹ lăn dài trên má ngay khi cô bỏ nhà ra đi.
"Tôi biết là mẹ ước rằng đứa bé trong bụng tôi mang dòng máu Bengal. Nếu thế, mọi chuyện đơn giản hơn nhiều. Bà ấy sẽ gặp mặt nhà trai, sắp xếp một đám cưới nhỏ và hợp thức hóa toàn bộ vấn đề chỉ trong nháy mắt", Salma nói.
Thế nhưng, bố đứa trẻ lại là một người đàn ông da đen.
Salma chộp lấy chiếc điện thoại và lao ra khỏi nhà trước khi họ hàng kéo tới và "giáo huấn" cô về cuộc đời. Cô không thể ở lại căn nhà mà không ai ủng hộ quyết định sinh con của mình.
Sự kỳ thị màu da
Chuyện tình của Salma vốn là ước mơ lãng mạn của nhiều cô gái trong các bộ phim: chàng là cậu trai hàng xóm, nàng là nữ chính ngây thơ, khao khát được yêu. Nhưng đối với người Bengal, không ai thích "nam chính" là người da đen.
Trong nhiều thế kỷ, nạn phân biệt chủng tộc kéo dài tại khu vực Nam Á. Cộng đồng người Bengal cũng không ngoại lệ, trong đó có mẹ của Salma. Không chỉ dặn dò con gái phải giữ gìn nước da trắng sáng, bà còn có những định kiến tồi tệ về đàn ông da màu.
Salma tưởng rằng chuyện tình của mình sẽ được gia đình vun vén.
"Họ chỉ muốn làm cho con có thai mà thôi", bà cảnh báo Salma năm cô 16 tuổi.
Kể từ sau khi biết Salma hẹn hò với bạn trai da đen, mỗi lần ôm con gái, mẹ cô lại sờ nắn bụng cô xem có bầu chưa.
Salma cứ nghĩ rằng mẹ sẽ đứng về phe cô sau những gì từng xảy ra với bà. 30 năm trước, bố mẹ Salma di cư từ Bangladesh đến London (Anh). Họ có với nhau hai mặt con. Tuy không khá giả, cuộc sống của họ khiến nhiều người di cư khác phải thèm muốn.
Trong một lần mẹ con đi du lịch, bố Salma bất ngờ thay ổ khóa nhà. Mẹ Salma trở thành người vô gia cư với hai đứa con nheo nhóc. Mặc dù là nạn nhân, cộng đồng người Bengal vẫn kỳ thị bà vì bị chồng bỏ.
"Nỗi lo lớn nhất của mẹ là tôi có kết cục như bà ấy. Thế nhưng, tôi vẫn sẵn sàng phản bội cộng đồng, tín ngưỡng và sự nghiệp của mình vì một người đàn ông da đen", Salma nói.
Tình mẫu tử lớn hơn định kiến
Một tuần sau khi đứa bé chào đời, Salma đưa con đến nhà mẹ. Em trai cô mở cửa và vui mừng đón họ vào nhà. Nhưng Salma không chắc mẹ có muốn nhìn mặt cô nữa không.
Mẹ của Salma lần đầu bế cháu ngoại.
Salma rụt rè ngồi vào bàn ăn sau khi để đứa bé ngủ ở phòng kế bên. Hôm đó, gia đình cô quây quần ăn mừng Giáng sinh. Mọi người trò chuyện với nhau, nhưng mẹ cô hoàn toàn tránh tiếp xúc bằng mắt với con gái.
Salma tưởng chừng mọi chuyện không thể cứu vãn. Bất ngờ thay, khi nghe thấy tiếng khóc của đứa bé sơ sinh, mẹ cô liền tới dỗ dành. Đó là lần đầu tiên bà bế ẵm cháu ngoại.
Khi đó, Salma nhận ra rằng mẹ cô vẫn thương yêu cô và đứa bé bất chấp định kiến. Cô liền tận dụng thời điểm thích hợp này để xin mẹ được trở về nhà.
"Chỉ vài ngày sau, mẹ tôi đã thực hiện tất cả nghi lễ Hồi giáo dành cho trẻ sơ sinh và thật sự chúc phúc cháu ngoại của bà", Salma nói.
Hơn một tháng sau, Salma phát hiện người bạn đời của mình cặp kè với một người phụ nữ khác trong suốt thời gian qua.
Không chỉ buồn tủi, cô còn thấy nhục nhã khi định kiến của mẹ cô về đàn ông da đen trở thành sự thật, chỉ vì cô tin nhầm người.
Sau nhiều sóng gió, Salma trở thành mẹ đơn thân. Cô không chỉ một mình nuôi dạy con, mà còn bảo vệ chúng khỏi những lời lẽ châm chọc của họ hàng.
Sự im lặng và căng thẳng bao trùm cuộc sống của Salma, đẩy cô vào trạng thái trầm cảm. Bà mẹ trẻ chọn làm thơ và học tập để trốn thoát khỏi thực tại. Bảy tháng sau khi sinh con, Salma tốt nghiệp đại học. Cô biết mình khó có thể làm được nếu không có mẹ ở bên chăm sóc và hỗ trợ.
"Mẹ tôi đột nhiên có hai đứa trẻ phải chăm sóc - tôi và con gái tôi. Bà vừa lo ăn lo uống cho hai mẹ con, vừa đảm bảo rằng không ai khác biết chuyện không may của chúng tôi", cô kể lại.
Cô từng tha thứ và quay lại với bạn trai cũ. Họ có với nhau đứa thứ hai, rồi anh ta lại bỏ đi. Salma trở thành mẹ đơn thân.
Nhưng lần này, mọi người trong gia đình - những người từng thúc giục cô phá thai - mở rộng vòng tay đón chào ba mẹ con. Tuy nhiên, sự kỳ thị vẫn còn đó, nhất là mỗi khi họ thấy màu da của hai đứa nhỏ.
'Đớn đau nhất là khi tôi buộc phải vượt qua 3 lần sẩy thai' Julie thường chịu đựng nỗi đau trong im lặng, không chia sẻ với ai, kể cả chồng, mẹ hoặc chị gái. Cô không nghĩ rằng họ sẽ hiểu được tâm trạng của cô lúc này. Zing trích dịch bài đăng từ South China Morning Post, đề cập đến câu chuyện 3 lần liên tiếp mang thai không thành công của một người phụ...