Tôi ở vùng ven, đất làm quán nhậu thì nhiều, còn công viên 20 năm chưa thấy
Tôi luôn ước mơ có một công viên gần nhà để tiện cho việc tập thể dục buổi sáng. Và tôi đã chờ hơn 20 năm qua, ước mơ vẫn còn là mơ ước.
Những buổi đi chơi công viên luôn được trẻ em nhà tôi háo hức đợi chờ – Ảnh: THU NGA
Tôi đang ở Hương lộ 2, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân ( TP.HCM). Nơi tôi ở là khu dân cư tự phát, hình thành hơn 20 năm trước. Hạ tầng, đường sá ở khu vực này đã được cải thiện dần những năm qua nhưng một công viên (dù nhỏ) đến nay vẫn chưa có.
Muốn dẫn các cháu nhỏ đến công viên vui chơi hay tập thể dục, chúng tôi phải đi khoảng 3km qua khu Tên Lửa, thuộc phường Bình Trị Đông B hay xa hơn là công viên Phú Lâm, cách nhà khoảng 5-6km.
Vài năm trước, góc đường Bình Trị Đông – Chiến Lược có một khu đất mấy ngàn mét vuông bỏ hoang nhiều năm được san lấp. Tôi ước nơi này sẽ được làm công viên. Nhưng hỏi thăm được biết đây là đất của tư nhân và nay đã biến thành quán cà phê, khu ăn uống…
Thỉnh thoảng tôi vẫn chạy bộ vào các con hẻm dọc Hương lộ 2 hoặc đường Bình Trị Đông, hỏi thăm về các khu đất bỏ trống thì được trả lời là đất quy hoạch công viên, cây xanh, công trình công cộng.
Có rất nhiều khu đất như vậy, mỗi khu đất diện tích không dưới 1.000m 2 nhưng bao nhiêu năm qua để cỏ mọc đầy, người dân xung quanh thì không có nơi vui chơi, tập thể dục. Mỗi buổi sáng, người dân muốn tập thể dục phải đi bộ dưới lòng đường có nhiều xe tải, rất nguy hiểm.
Hằng ngày, trên đường đi làm về, qua các quận khác, tôi để ý không ít nơi dù có rẻo đất rất nhỏ, chỉ vài chục mét, nhưng chính quyền ở đây cũng lắp đặt máy tập thể dục để người lớn và trẻ con có nơi tụ tập, vui chơi an toàn.
Nhìn lại những khu đất trống bỏ hoang nhiều năm ở gần khu dân cư mình, tôi cảm thấy tiếc quá! Tôi chỉ ước rằng: nếu 1/10 trong số đó biến thành công viên để người dân có nơi vui chơi, tập thể dục hằng ngày thì hay biết mấy!
Video đang HOT
Tôi hiểu việc chờ rót kinh phí để lập quy hoạch rồi bồi thường, làm dự án công viên có thể phải trải qua nhiều bước thủ tục, cần nhiều thời gian. Nhưng nếu có chủ trương xã hội hóa và chỉ cần làm đơn giản: san lấp mặt bằng, trồng cỏ… rồi sau đó cho tư nhân khai thác khu vui chơi một phần diện tích để bù lại chi phí họ đã bỏ ra thì tôi nghĩ cách làm này sẽ nhanh hơn nhiều.
HĐND TP.HCM từng có nghị quyết về đầu tư, xây dựng, phát triển các cơ sở vui chơi giải trí cho trẻ em trên địa bàn TP giai đoạn năm 2011 – 2015. Sau đó, TP.HCM có hàng loạt khu vui chơi cho trẻ được hình thành. Đó là một nghị quyết vô cùng có ý nghĩa đối với trẻ em, thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo TP.
Tuổi Trẻ Online ngày 16-5-2022 đăng bản tin: “TP.HCM xây dựng tối thiểu 10ha công viên công cộng trong năm 2022″. Trong đó, TP.HCM hướng tới mục tiêu năm 2025 sẽ tăng thêm tối thiểu 150ha đất công viên công cộng, tăng thêm 10ha mảng xanh công cộng trên địa bàn.
Đến năm 2030, đất công viên ở thành phố đạt 1m 2/người, tổng diện tích cây xanh nâng lên 3 – 4 m 2/người. Đọc xong bản tin này, tôi lại nuôi hy vọng. Hy vọng những khu dân cư nơi tôi đang sinh sống sẽ có một công viên, dù nhỏ.
Hy vọng HĐND TP.HCM có một nghị quyết tương tự về việc xây dựng công viên, đặc biệt là các quận ven, các quận mới và huyện còn thiếu không gian vui chơi, giải trí chung, để mọi người tham gia tập thể dục nhiều hơn, bớt đi những thanh niên vào quán nhậu, bớt chuyện em nhỏ vào tiệm chơi game…
Trung tâm dịch vụ công ích TP Biên Hòa thuê xe rửa đường giá 320 triệu đồng/tháng
Ông Trần Quang Trung, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ công ích TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, ký hợp đồng thuê xe bồn rửa đường giá 320 triệu/tháng, xe tải có cần cẩu 200 triệu/tháng với đơn vị cho thuê mà em gái ruột đứng tên, góp vốn.
Chủ tịch UBND TP Biên Hoà vừa có kết luận về kiểm tra công tác tổ chức, hoạt động và công tác quản lý tài chính; công tác phòng chống tham nhũng đối với Trung tâm Dịch vụ công ích TP Biên Hoà (DVCI - PV).
Theo kết luận, về sử dụng nguồn vốn thực hiện đầu tư tài chính ở DVCI, tại thời điểm kiểm tra thể hiện số liệu đầu tư tài chính (tính đến ngày 31-12-2021) là 10.000.000 đồng nhưng thực tế đây là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn (lãi suất được đưa vào tài khoản tiền gửi của đơn vị). Tuy nhiên, đơn vị không có xin ý kiến chủ trương của UBND TP để thực hiện việc này là chưa đúng nên cần nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Trách nhiệm này là thuộc Trưởng phòng Vật tư - Kế toán và Giám đốc Trung tâm DVCI trong công tác lãnh đạo, điều hành và quản lý đơn vị; do đó, cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và chấn chỉnh.
Thanh tra TP Biên Hoà chỉ ra nhiều vi phạm tại Trung tâm Dịch vụ Công ích TP Biên Hoà
Đối với hợp đồng cung cấp vật tư và thuê nhận công: Năm 2020 và 2021, Trung tâm DVCI liên doanh với một công ty khác thực hiện hợp đồng thi công các hạng mục chăm sóc công viên, vòng xoay, dải phân cách, cây xanh, chiếu sáng, duy tu thường xuyên cầu đường, đèn tín hiệu, nạo vét mương cống, quét đường... trên địa bàn thành phố do Phòng Quản lý đô thị thành phố làm chủ đầu tư.
Để đảm bảo thực hiện hợp đồng trên, Trung tâm DVCI lựa chọn 7 nhà thầu phụ thực hiện các hợp đồng dịch vụ công ích.
Qua đó cho thấy Trung tâm DVCI chưa thật sự có đủ năng lực để tự chủ trong việc tham gia thực hiện các công trình, dự án với tư cách là nhà thầu. Thực tế hiện nay, Trung tâm VDCI chưa thật sự có đủ năng lực để tự chủ trong việc tham gia thực hiện các công trình, dự án với tư cách là nhà thầu.
"Trung tâm DVCI đang giữ vai trò trung gian, hợp đồng với đơn vị cung cấp vật tư và đơn vị cung cấp nhân công, ca máy để phối hợp thi công công trình và hưởng phần chênh lệch. Tình trạng này nếu về lâu dài thì Trung tâm DVCI không thể cạnh tranh để thực hiện các hợp đồng kinh doanh, dịch vụ và hoạt động của đơn vị sẽ gặp khó khăn về tài chính, khó có khả năng duy trì và phát triển hoạt động những năm tiếp theo" - kết luận kiểm tra chỉ rõ.
Đối với hợp đồng thuê xe: Việc thuê xe được căn cứ vào bảng báo giá của 3 đơn vị cung cấp. Sau đó, ông Trần Quang Trung tổ chức họp các bộ phận liên quan để thống nhất lựa chọn đơn vị thuê xe. Trong đó, có trường hợp liên quan đến xung đột lợi ích.
Cụ thể, tháng 5-2019, Trung tâm DVCI thuê 1 xe rửa bồn chứa nước 26m3 của Công ty TNHH Vận tải và VLXD An Phát với giá 320 triệu/tháng (chưa bao gồm thuế VAT 10%), thời hạn hợp đồng kéo dài từ tháng 5-2019 đến tháng 3-2021.
Tiếp đó, tháng 2-2020, Trung tâm DVCI ký hợp đồng thuê 1 xe tải có cần cẩu nâng người làm việc trên cao của Công ty TNHH vận tải và VLXD An Phát với giá 200 triệu đồng/tháng (chưa bao gồm thuế VAT 10%), thời hạn hợp đồng từ tháng 2-2020 đến tháng 3-2021. Xe cẩu này có tổng trọng tải 24 tấn, bao gồm bồn chứa nước thể tích 25m3.
Kết luận kiểm tra chỉ rõ, Trung tâm DVCI hợp đồng thuê xe của Công ty TNHH vận tải và VLXD An Phát thì hai xe này lại do Công ty CP XDTM An An Khang đăng ký, đứng tên. Trong đó, Công ty CP XDTM An An Khang có chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc là em ruột của ông Trung (giám đốc DVCI) sẽ được hưởng 10% lợi nhuận chia từ công ty An Phát.
Vào tháng 9-2019, Trung tâm DVCI hợp đồng thuê xe của Công ty TNHH TV thiết kế xây dựng Sao Biển. Cụ thể, DVCI thuê 1 xe cần cẩu trọng tải 10,5 tấn để vận chuyển với giá 80 triệu đồng/tháng, năm thứ 2 là 88 triệu đồng/tháng, năm thứ 3 là 96 triệu đồng/tháng. Bà Trần Thị Thuỷ Tiên, em ruột ông Trung, có hơn 5,5% cổ phần tại công ty này.
Theo kết luận kiểm tra, ông Trần Quang Trung với vai trò, trách nhiệm là Giám đốc Trung tâm DVCI trực tiếp ký hợp đồng thuê xe với công ty có liên quan em gái ruột là có xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 1-7-2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp Phòng, chống tham nhũng. Đây là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 4, Điều 8.
Cần xử lý trách nhiệm giám đốc DVCI
Kết luận nêu rõ, trách nhiệm vi phạm này là của ông Trần Quang Trung, cần kiểm điểm xử lý trách nhiệm theo quy định.
Về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, mặc dù quy chế chi tiêu nội bộ được thảo luận thông qua tại Hội nghị viên chức của đơn vị nhưng khi ban hành không có phần chữ ký của Tổ công đoàn và không gửi đến UBND thành phố để có ý kiến là chưa đúng quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn. Trách nhiệm này thuộc về Trưởng phòng Vật tư - Kết toán và các nhân được phân công tham mưu và trách nhiệm của ông Quang, người đứng đầu đơn vị, cần kiểm điểm xem xét trách nhiệm cá nhân liên quan.
Về công tác phòng, chống tham nhũng: năm 2020, Trung tâm DVCI không có xây dựng kế hoạch tự kiểm tra về phòng, chống tham nhũng và việc tổ chức kiểm tra nội bộ để phòng ngừa tham nhũng có thực hiện nhưng việc kiểm tra còn chưa chặt chẽ.
Về biện pháp xử lý, giao Giám đốc Trung tâm DVCI thu hồi lại số tiền gần 300 triệu đồng đã chi cho người lao động (thanh toán tiền nghỉ hàng năm) trong năm 2021 là không đúng quy định; khẩn trương thực hiện việc soát quy chế, văn bản quy định...do đơn vị đã ban hành. Đồng thời, khẩn trương có biện pháp chấn chỉnh và khắc phục các mặt còn tồn tại, hạn chế.
Về xử lý trách nhiệm, kết luận thanh tra nêu rõ, giao trách nhiệm Phòng Nội vụ tham mưu Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo tổ chức thực hiện kiểm điểm và xem xét trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có vi phạm và tồn tại, hạn chế nêu trên.
Trung tâm Dịch vụ công ích TP Biên Hoà thành lập trên cơ sở hợp nhất các đơn vị thuộc UBND thành phố gồm Trung tâm Phát triển cụm công nghiệp và dịch vụ công ích thành phố; Ban Quản lý chợ Sặt; Ban Quản lý chợ Biên Hoà; Ban Quản lý chợ Hoá An; Ban Quản lý chợ Tân Phong và Ban Quản lý chợ Tân Hiệp theo quyết định năm 2019 của UBND tỉnh Đồng Nai, chính thức hoạt động từ ngày 1-10-2020.
Trung tâm DVCI là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên theo quy định của pháp luật, trực thuộc UBND TP Biên Hoà.
Những công trình 'làm nghèo' đất nước: Xót xa công viên 45 tỉ đồng bỏ hoang Công viên sinh viên tại TP.Uông Bí (Quảng Ninh) được đầu tư hàng chục tỉ đồng đang bị bỏ hoang, nhiều thiết bị lâu ngày không sử dụng hư hỏng vì nằm phơi nắng mưa. Không gian xanh "chết yểu" Một ngày giữa tháng 6.2022, chúng tôi tới công viên sinh viên, P.Nam Khê, TP.Uông Bí, thì thấy cả một quần thể công...