“Tôi nói những điều tâm huyết vì hết khoá này sẽ nghỉ”
Đây là chia sẻ của ông Trần Du Lịch khi nêu quan điểm “can gián” trong phiên thảo luận về Dự án Luật Ban hành văn bản pháp luật trong khuôn khổ chương trình hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách (từ 15 -17/4).
Báo cáo giải trình, tiếp thu dự án luật này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy một số góp ý của các vị đại biểu tại kỳ họp thứ 8 (cuối năm 2014) đã được tiếp thu.
Cụ thể, dự thảo luật đã bổ sung quy định tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểu Quốc hội trong quá trình lập hồ sơ kiến nghị về luật, pháp lệnh. Theo đó, đại biểu Quốc hội tự mình hoặc đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp lập hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
Các vị có sáng kiến lập pháp cũng có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc lập hồ sơ kiến nghị về luật, pháp lệnh. Cơ quan, tổ chức được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện cần thiết để đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, dự thảo luật nêu rõ.
Theo quy định của dự thảo luật thì kiến nghị về luật, pháp lệnh phải được thể hiện bằng văn bản. Trong đó, nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản, mục đích, yêu cầu của văn bản. Kiến nghị về luật, pháp lệnh được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét, quyết định.
Chưa đi vào nội dung cụ thể của dự luật, đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) đặt vấn đề, tại sao một luật như một công cụ để làm các luật khác mà 5 kỳ họp Quốc hội từ khoá IX đến giờ (khoá XIII) đã 4 lần phải sửa. Đây là vấn đề ông Lịch khẳng định cá nhân ông đã nêu ra 5-7 năm trước, đến nay các tồn tại, vướng mắc vẫn hiển hiện.
Đại biểu Trần Du Lịch nêu nhiều băn khoăn về Dự án Luật Ban hành văn bản pháp luật.
Video đang HOT
Theo ông Lịch, hướng tiếp cận khi xây dựng luật này đã không chuẩn, điều đó dẫn đến “lỗi hệ thống” trong việc làm luật, quy phạm pháp luật nói chung.
Đại biểu chỉ rõ, nguyên tắc xác định rõ thẩm quyền ban hành văn bản lập pháp với văn bản lập quy. Cụ thể, thẩm quyền lập quy thuộc cơ quan nào dưới Quốc hội phải được quy định chi tiết trong chính luật Ban hành văn phản quy phạm pháp luật.
Dự thảo luật sửa đổi lần này, theo nhận xét của đại biểu Lịch, vẫn chưa giải quyết được những mâu thuẫn, bất cập đặt ra về thẩm quyền và quá trình lập quy của các cơ quan dưới Quốc hội mà mới chỉ đi vào những phần thủ tục “râu ria” chi tiết. Nguyên tắc cơ bản cần xác định thì lại vẫn… mù mờ.
“Không cần vội gì với luật này, chưa chuẩn bị kỹ thì cứ dùng luật hiện hành, nếu không việc ban hành văn bản pháp luật vẫn còn rối loạn. Tôi nói điều này với đầy tâm huyết vì hết nhiệm kỳ này tôi nghỉ rồi” – ông Lịch day dứt.
Đáp lại tâm tư này của đại biểu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định UB Thường vụ bàn vấn đề này một cách chân thành và mong các đại biểu thảo luận thật thẳng thắn.
Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đến nay, cũng có một số vị đại biểu có kiến nghị về luật với hướng phân tích, ngoài nguyên nhân chưa đủ sức thuyết phục về sự cần thiết còn có cả khó khăn về điều kiện thực hiện.
Về một số vấn đề cụ thể trong luật, UB Thường vụ Quốc hội cho rằng, không nên giao cho Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao ban hành thông tư. Nhưng việc giao thẩm quyền cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành thông tư lại là cần thiết.
UB Thường vụ cũng đề nghị không quy định về thông tư liên tịch của Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao với Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Còn hình thức nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cần tiếp tục duy trì.
P.Thảo
Theo Dantri
Chủ tịch Quốc hội: Không cắt thưởng vượt thu ngân sách của địa phương
Chiều 8/4, trong khuôn khổ phiên họp thứ 37, UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về luật Ngân sách nhà nước sửa đổi. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu không cắt phần thưởng 30% số vượt thu của địa phương nhưng phải chặt chẽ với vấn đề bội chi ngân sách.
Không phải lần đầu tiên được trình xin ý kiến nhưng dự thảo luật Ngân sách nhà nước sửa đổi vẫn nhận ý kiến trái chiều liên quan đến quy trình quyết định ngân sách. Chủ nhiệm UB Tài chính (cơ quan thẩm tra dự luật) Phùng Quốc Hiển cho biết, UB và cơ quan soạn thảo (Bộ Tài chính) đã thống nhất giữ nguyên như quy trình hiện hành.
Quy định được điều chỉnh đôi chút là thời gian lập dự toán sớm hơn, bắt đầu từ 1/5 hàng năm, thay vì 15/5 như dự thảo luật đã trình Quốc hội.
Vẫn phân vân về điều này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng lo, nếu dự toán gửi trước 20 ngày so với thời điểm khai mạc kỳ họp Quốc hội (theo thông lệ, kỳ họp Quốc hội giữa năm bắt đầu vào ngày 20/5) thì khó khăn cho Chính phủ. Mốc giới hạn gửi dự toán trước 15/5 (trước khi kỳ họp bắt đầu 5 ngày) đỡ hơn cho cơ quan lập dự toán và cũng phù hợp với Luật đầu tư công.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cảnh báo, bội chi ngân sách hiện đã 5%, cộng với nợ công là 6-7%.
Một trong những vấn đề cơ quan thẩm tra xin ý kiến UB Thường vụ Quốc hội và cơ quan thẩm tra là thưởng vượt thu ngân sách.
Ngoài khoản thưởng tính trên số thu các khoản phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương như quy định hiện hành, UB Tài chính - Ngân sách đề nghị thêm phương án quy định mức thưởng không quá 20% các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100%, trừ thu từ dầu thô, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu.
Nêu quan điểm về vấn dề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thẳng thắn: "Không thể không thưởng cho địa phương được, nếu không có cấp ủy và chính quyền địa phương thì bộ trưởng tài mấy cũng không hoàn thành nhiệm vụ được, tôi làm bộ trưởng mãi tôi biết".
Tuy nhiên, để tránh tình trạng "ông nào cũng đòi thưởng", Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần có mức khống chế.
"Phần vượt mà địa phương được thưởng 20% thì xứng đáng quá còn gì nữa. Tôi nghĩ phải hơn nữa, 30% như quy định hiện hành là hợp tình, hợp lý không nên bớt đi. Đừng nên căng thẳng với địa phương" - Chủ tịch Quốc hội nói.
Nội dung khác khiến Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chưa yên tâm là quy định về bội chi ngân sách nhà nước.
Dự thảo luật quy định, bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách Trung ương và bội chi ngân sách địa phương.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cơ quan thẩm tra và ban soạn thảo tính thêm xem luật ban hành thì bội chi sẽ lên bao nhiêu, có cao hơn mức 5% GDP không rồi từ đó mới tính ra mức cho địa phương.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý: "Giờ bội chi khoảng 5% GDP rồi, tính thêm nợ công thì lên 6 -7% , làm cục bội chi địa phương nữa thì ra 10% à? Lúc này làm ngân sách phải rất chặt chẽ với bội chi chứ chỉ nói áng chừng thôi là không được".
P.Thảo
Theo Dantri
Khai trương Cổng Thông tin điện tử Quốc hội Sáng 6/4, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ấn nút khai trương Cổng thông tin điện tử Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Cổng thông tin này chính thức hoạt động tại địa chỉ www.quochoi.vn. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng và các đại biểu khai trương Cổng thông tin điện tử Quốc hội Theo Nghị quyết số 27/2012/QH13 của Quốc...