Tôi nghĩ mãi mới được cách vẹn cả tình và hiếu nhưng bạn gái lại một mực phản đối
Nghe bạn gái nói mà tôi uất ức, em thương bố mẹ em thì cũng như tôi thương bố mẹ tôi mà thôi. Sao em…
Nếu không đón bố mẹ vào sống chung mà cứ một mình đi ở rể thì tôi chẳng đáng mặt làm con. (Ảnh minh họa)
Tôi năm nay 29 tuổi, bạn gái kém tôi 3 tuổi. Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, đang làm việc tại Bình Dương. Tôi là nhân viên văn phòng, thu nhập khoảng 10 triệu/tháng. Tôi và bạn gái yêu nhau đã được hơn 4 năm và dự định là sẽ kết hôn vào cuối năm nay.
Đáng ra vượt qua bao nhiêu khó khăn mới được ở gần nhau thì tôi phải hạnh phúc. Vậy nhưng chuyện cưới xin khiến tôi mệt mỏi vô cùng. Mà nguyên nhân xuất phát từ cái việc bạn gái muốn tôi ở rể sau khi kết hôn.
Lần đó tôi về ra mắt bố mẹ vợ tương lai, nhà cô ấy ở Vũng Tàu, gia đình bạn gái rất quý tôi. Bố mẹ vợ muốn sau khi chúng tôi kết hôn xong thì tôi sẽ tìm một việc ở gần nhà bố mẹ vợ rồi ở rể luôn. Vì dù sao căn nhà 3 tầng rộng rãi bố mẹ ở không hết, mà bạn gái tôi là con một trong gia đình.
Video đang HOT
Nói đến chuyện ở rể tôi không muốn vì dù sao gia đình tôi chỉ có mỗi mình tôi là con trai. (Ảnh minh họa)
Thú thật nói đến chuyện ở rể tôi không muốn vì dù sao gia đình tôi chỉ có mỗi mình tôi là con trai. Hơn nữa tôi kiếm ra tiền chứ không khó khăn gì đến mức không đủ tiền thuê nhà để phải đi ở rể.
Tôi kiên quyết phản đối và nhờ bạn gái nói khéo với bố mẹ em là tôi không muốn ở rể. Vậy nhưng cứ mở miệng là bạn gái giận dỗi đòi chia tay, thậm chí cô ấy còn nói: “Gia đình anh ngoài anh ra còn có hai chị gái mà, còn bố mẹ em thì chỉ có mình em thôi. Em phải ở gần để chăm sóc cho bố mẹ chứ?”.
Nghe bạn gái nói vậy tôi cũng khó xử lắm. Vì nếu bây giờ tôi đi ở rể thì chắc chắn bố mẹ tôi sẽ ngăn cấm, vì xưa nay đàn ông đi ở rể đã bị coi thường rồi.
Mấy ngày suy nghĩ để hợp tình hợp lý cả hai bên thì tôi quyết định là bán mảnh đất ở quê rồi đưa bố mẹ vào sinh sống với vợ chồng tôi trong Vũng Tàu. Như vậy tôi vừa chăm sóc cho bố mẹ vợ vừa làm tròn chữ hiếu với bố mẹ đẻ.
Cứ tưởng đưa ra cách giải quyết như vậy thì bạn gái sẽ đồng ý. Vậy nhưng em một mực phản đối gay gắt: “Em không muốn sống chung với mẹ chồng, anh ở rể được rồi. Còn bố mẹ anh thì hàng tháng chúng mình gửi tiền về biếu ông bà. Chứ ai lại đi đón bố mẹ chồng đến ở gần bố mẹ vợ cơ chứ?”.
Nghe bạn gái nói mà tôi uất ức lắm, em thương bố mẹ em thì cũng như tôi thương bố mẹ tôi mà thôi. Nếu không đón bố mẹ vào sống chung mà cứ một mình đi ở rể thì tôi chẳng đáng mặt làm con. Chưa kể đến chuyện tôi đang có công việc tốt ở Bình Dương, nếu nghỉ ở đó liệu có tìm được một công việc tốt như thế không nữa? Tôi đang phân vân và lo lắng vô cùng. Tôi phải làm sao để ổn thỏa mọi chuyện đây?
Theo Afamily
Khổ vì ở rể mà lại gặp mẹ vợ quá sạch sẽ
Sạch sẽ là điều đáng quý nhưng nếu sạch sẽ thái quá thì vừa khổ mình mà lại vừa làm khổ cả người khác.
Chẳng hiểu sao mẹ vợ tôi lại có tính sạch sẽ đến lạ kỳ. Cái tính sạch sẽ ấy, tôi đã thấy ngay từ hôm đến thăm gia đình Hiền. Hôm ấy tôi mua biếu bố mẹ Hiền 2 cân nhãn lồng rất ngon. Sau khi ăn cơm xong, Hiền nhanh nhẹn mang rửa túm nhãn để cả nhà tráng miệng.
Mẹ Hiền hỏi xem con gái đã rửa kỹ chưa? Hiền trả lời rằng đã rửa 4 lần nước. Thế mà mẹ Hiền vẫn đứng vụt dậy cầm túm nhãn vào bếp xả vòi nước đến 10 phút rồi mới mang nhãn vào để cả nhà ăn.
Hôm đám cưới của chúng tôi, khi mời mọi người đến ăn cỗ, mẹ vợ tôi liền bắt nhà bếp phải bắc bếp đun nồi nước sôi sùng sục để nhúng bát đũa trước khi ăn, khiến ai đi ra đi vào bếp cũng nem nép vì sợ bị va phải nồi nước sôi thì bỏng nặng.
Cưới xong, tôi về nhà vợ ở rể vì trước đó tôi phải đi thuê nhà. Tưởng được vào ở một gia đình nề nếp, bố mẹ hiền lành, sống tình cảm chan hòa thế là quá ổn. Thế nhưng thực ra lại bất ổn về một điều không thể ngờ nổi. Đó là cái tính quá sạch sẽ của mẹ vợ.
Ở cùng nhà với bà, tôi luôn bị nhắc phải rửa xe máy dù cái xe chưa bẩn lắm, luôn bị nhắc phải đánh giày mỗi khi bà nhìn thấy đôi giày của tôi để ở cửa phòng và nhiều lúc còn nhắc con rể tắm rửa, cứ như là tôi ở bẩn lắm không bằng. Biết tính mẹ vợ sạch sẽ nên làm gì tôi cũng phải cẩn thận. Thế mà một hôm tôi phát bực - tất nhiên là bực trong lòng thôi chứ không dám nói ra...
Hôm ấy tôi lau cầu thang. Đã xách nước lên tận tầng 3, lau 2 lần kỹ càng. Vậy mà mẹ vợ vẫn không vừa ý. Đợi khi tôi phóng xe máy ra phố, bà vội xách nước đi... lau tiếp. Trơn quá, bà bị trượt ngã sái cổ chân, kêu la ầm nhà. Vừa lúc thấy tôi thò mặt về, bà mắng luôn: "Tại anh đấy, anh lau cầu thang mà sạch thì tôi đâu phải lau lại, đâu đến nỗi bị ngã thế này!".
Lúc ấy, tôi đứng như trời trồng, may mà có bố vợ bênh. Ông quát to: "Tại bà thì có, nếu bà đừng quá sạch sẽ thì đâu đến nỗi. Nào là phải lau bàn ghế bằng cồn, nào là sáng nào cũng đưa bát đũa, cốc chén vào sục máy ozone. Rồi thì bắt chồng gội đầu ngay cả hôm lạnh buốt, bắt con lau nhà giữa đêm khuya... Cứ cái tính ấy thì bà còn làm khổ nhiều người nữa!".
Thấy tình hình căng thẳng, tôi vội nhận khuyết điểm ngay: "Con xin lỗi mẹ. Lần sau nếu chưa vừa ý, mẹ cứ nói ngay để con làm lại. Bây giờ mẹ để con đưa đi bệnh viện chiếu chụp xem cái cổ chân có sao không?". Vừa nói vậy mà mẹ vợ tôi gào lên: "Không đi, thà chết còn hơn đến chỗ bẩn nhất trần gian ấy".
Lúc đó, cả nhà đành chịu. Tôi phải lấy công chuộc tội bằng cách đi mời một ông lang về bó lá cho mẹ vợ. 3 hôm sau thay bó lá khác, bà bảo tôi: "Con tìm người khác bó lá cho mẹ chứ cái ông lang này bẩn lắm. Mẹ không chịu nổi 2 bàn tay dơ dáy của ông ta"?!
Theo Afamily
Đưa bố mẹ già vào viện dưỡng lão chính là thương bố mẹ! Tôi thấy những người phản đối việc đưa bố mẹ vào viện dưỡng lão là những người có cách nhìn và suy nghĩ thiển cận. Gửi bạn Danh Dương - tác giả bài viết "Cả dòng họ mắng chửi tôi là đứa con bất hiếu vì quyết định này". Đọc bài viết của bạn xong tôi cảm thấy rất đồng tình với lựa...