Tôi nghẹt thở vì phải sống với người vợ tằn tiện quá mức
Tôi khuyên vợ, biết sống tiết kiệm là tốt nhưng quá chi li, tính toán đến mức bần tiện là không nên. Nhưng cô ấy gần như không có một sự thay đổi nào.
Vợ chồng tôi lấy nhau hơn 20 năm, con trai đầu đã tốt nghiệp đại học còn con út đang học năm nhất. Về kinh tế, gia đình tôi thuộc vào hàng khá giả. Hai bên gia đình nội ngoại đều thành đạt nên không phải hỗ trợ gì.
Hai vợ chồng có mức lương cao cộng với tiền cho thuê nhà, hàng tháng thu nhập không dưới 50 triệu. Nói rõ như thế để biết gia đình tôi không phải khó khăn nhưng vợ tôi lại sống cực kì tằn tiện.
Vợ chỉ muốn tiền thu vào chứ không muốn chi tiền ra. (Ảnh minh họa)
Thà rằng cô ấy xuất thân trong hoàn cảnh nghèo khó, đằng này, bố vợ từng làm giám đốc, vợ sống sung sướng từ nhỏ. Đến khi lấy tôi, kinh tế vững vàng, không phải lo lắng gì.
Dù biết tiết kiệm là tốt nhưng đến mức chi li tính toán từng đồng lại rất mệt mỏi. Dường như vợ chỉ muốn tiền thu vào mà không muốn chi ra. Bao nhiêu tiền, vợ đều gửi tiết kiệm vào ngân hàng còn lại chi tiêu dè sẻn từng đồng.
Hầu như chăn gối nệm và đồ đạc trong nhà đã dùng mấy chục năm, vợ cũng không chịu thay. Chiếc chăn rách bươm vẫn cố gắng đắp cho đến khi tôi lén đem vứt mới mua cái mới.
Nồi niêu, bát đũa, ấm chén cũng vậy, toàn những thứ cũ rích vẫn đem dùng. Trong khi đó, mỗi lần hội nghị khách hàng, các doanh nghiệp tặng rất nhiều đồ dùng gia đình, tôi mang về cô ấy lại đem cất hết vào kho.
Tôi thật sự xấu hổ khi khách đến nhà mà một bộ ly uống nước cũng có tới năm, bảy loại. Chuyện ăn mặc cũng thế, nhiều lúc cần vợ đi “ngoại giao” cùng nhưng nhìn cách ăn mặc quê kệch tôi lại không dám. Áo quần tôi chủ yếu được biếu, tặng hoặc tự mua chứ vợ ít khi mua sắm cho.
Video đang HOT
Điều tôi ngán nhất là vì tính toán quá chi li nên vợ làm nhiều người ái ngại. Như hôm chúng tôi chuyển nhà thay vì thuê dịch vụ trọn gói, vợ lại nhờ mấy anh em trong công ty đến giúp.
Họ làm xong cũng chỉ cảm ơn suông chứ không mời đi ăn uống gì. Tôi thấy ngại mới mời họ đi ăn bữa trưa ở quán. Vợ thấy thế dấm dẳng đòi đi cùng. Đến lúc gọi món, tôi muốn mỗi người chọn một món nhưng vợ cứ tranh quyền “đi chợ”.
Vợ chọn toàn những món rẻ nhất, ăn mà chẳng thấy ngon. Có lẽ biết ý nên mọi người đều xin phép về trước. Tôi thấy bẽ mặt trong khi vợ càu nhàu: “Biết ăn uống tốn kém thế này thì thuê dịch vụ còn hơn”. Mỗi lần nhà có việc cần phải mời khách tới ăn là một cực hình với tôi. Bởi vợ nấu rất ít đồ ăn và toàn những món bình thường. Nhìn qua, giữa mâm không có gì để mời cả.
Vì cách sống của vợ mà các mối quan hệ cứ thu hẹp dần. (Ảnh minh họa)
Có lần, biết tính vợ như thế nên tôi có mua thêm một số món ngon về dọn. Cứ đinh ninh trong bụng bữa cơm đó sẽ đỡ hơn. Nhưng vợ chỉ dọn ra một phần nhỏ, phần còn lại cất trong tủ lạnh ăn dần mà lại thái quá mỏng và quá nhỏ khiến chẳng ai dám đụng đũa. Nhìn dĩa thức ăn ít ỏi, không đủ một người ăn mà tôi chán ngán.
Hầu như người quen đều biết tính của vợ như thế nên chẳng ai muốn đến chơi. Nhiều khi tôi muốn mời bạn bè về nhà ăn cơm thân mật nhưng lại sợ xấu hổ. Bởi thế, có việc gì, tôi đều lặng lẽ mời khách ra nhà hàng, tự chi trả để giữ các mối quan hệ.
Sống với nhau 20 năm, tôi thực sự cảm thấy tù tùng, các mối quan hệ cứ thu hẹp dần vì cách sống tằn tiện của vợ. Chuyện vợ đi chợ trả giá quá thấp, mua quá ít ỏi hay xin thêm thứ này thứ kia trở thành chủ đề bàn tán của trong ngõ ngoài xóm.
Đi đâu nghe nhắc đến tên vợ, mọi người đều biết đó là “điển hình” của tính chi li, tằn tiện. Bởi thế, khi nhà tôi bị trộm đột nhập, mọi người không mấy cảm thông mà còn hả hê bảo: “Phải thế cho của nả đi bớt”.
Tôi góp ý với vợ, sống là phải biết hưởng thụ. Vả lại, người ta bảo: “xở lởi trời cho, so đo trời co lại”. Tính toán chi li, tằn tiện quá mức lại trở nên bần tiện chứ chẳng phải tiết kiệm. Nhưng hình như, mấy chục năm rồi, vợ vẫn chẳng có gì thay đổi cả còn tôi ngày càng cảm thấy nghẹt thở.
Duy Hùng
Theo phunuonline.com.vn
Còn gì cay đắng hơn thế nữa?
Mấy năm trời vất vả, bầu bí, chăm sóc con nhỏ, thay chồng làm tròn trách nhiệm với gia đình nội ngoại hai bên, giờ kết quả chị nhận được là sự nghi ngờ của anh.
Lên đường đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài được tròn một tháng, anh Nam nhận tin chị Hồng - vợ anh đã mang bầu sau thời gian dài chạy chữa. Anh vui lắm, tự nhủ phải cố gắng hết sức để làm việc, sớm về đoàn tụ với vợ con.
Ở nhà, chị Hồng vừa vui lại vừa lo. Vui vì gia đình sắp có thêm thành viên mới, nhưng lại lo gấp mấy lần vì chồng đi làm xa, một mình chị sẽ phải cáng đáng mọi việc. Thực ra, cực chẳng đã chị mới phải để chồng đi kiếm tiền nơi xứ người như thế. Chỉ vì món nợ mấy trăm triệu do anh hùn vốn làm ăn với bạn nhưng bị thua lỗ, chẳng biết xoay sở ở đâu ra mà trả cho người ta...
Ba năm nơi đất khách, nhờ chăm chỉ làm lụng lại chi tiêu tiết kiệm, anh Nam không những gửi được tiền về trả hết nợ mà còn tích góp thêm được một số tiền kha khá khi về nước. Ai cũng mừng cho gia đình anh chị từ nay được đoàn tụ, kinh tế cũng ổn định, không phải lo nghĩ nhiều nữa.
Ảnh minh họa
Ngày về nước, anh Nam chạy ngay đến bế cậu con trai ba tuổi, thương con từ khi sinh ra thiếu thốn tình cảm của bố. Thế nhưng thằng bé thấy lạ lẫm, khóc thét lên khiến anh cười ngượng nghịu, lòng chùng hẳn xuống. Thì ra những cuộc điện thoại một tháng đôi lần không đủ để đứa bé còn đang bi bô học nói cảm nhận được sự gần gũi ruột thịt với bố. Chị Hồng cũng chỉ biết khuyên chồng đừng nên nóng vội, cần có thời gian để con "làm quen" với bố.
Nghe vợ nói vậy, anh Nam tuy gật đầu nhưng trong lòng không vui. Đi nhậu với mấy người bạn thân, anh đem chuyện này ra tâm sự. Người thì khuyên anh giống như chị Hồng, kẻ lại bảo bố con dù sao cũng có sợi dây vô hình gắn kết, hay là thằng bé... Có anh vô duyên thì "huỵch toẹt" luôn rằng: "Ông có chắc nó là con mình không? Có người còn hai đứa sinh đôi, đi kiểm tra mới biết một đứa không phải con mình kia kìa!" Rượu vào lời ra, mấy "quân sư" thi nhau kể chuyện anh này bị vợ cắm sừng, anh kia nuôi con tu hú... làm anh Nam nóng hết cả mặt.
Về nhà, anh càng đâm ra nghĩ ngợi, trong đầu cứ lởn vởn câu hỏi trong bữa nhậu. Lại thêm ngồi ngắm con ngủ, thằng bé có hàng mi dài cong vút, mái tóc lại xoăn xoăn chẳng giống tóc anh. Rồi anh lại tự thắc mắc: Mấy năm chạy chữa không được, đến lúc mình vừa đi xa thì vợ có bầu - liệu có sự ngẫu nhiên đến thế thật chăng?
Bứt rứt mãi trong lòng không thể chịu được, anh hạ quyết tâm làm rõ trắng đen, dù sự thật thế nào cũng phải đối mặt. Đem mẫu tóc của mình và con đến trung tâm xét nghiệm ADN rồi, anh như ngồi trên đống lửa trong lúc chờ đợi kết quả.
Cầm trên tay tờ giấy ghi kết luận: "Có quan hệ huyết thống cha - con", anh Nam cười sung sướng, thở phào vì đã trút được gánh nặng suy tư. Anh đi mua ngay thật nhiều đồ chơi đắt tiền cho con, về đến nhà là lao vào ôm chầm lấy nó, bất chấp việc thằng bé giãy giụa kêu ầm lên. Chị Hồng đột nhiên thấy lạ vì sự vồ vập quá mức đó của chồng.
Tối nay anh Nam về sớm, định bụng đưa vợ con đi ăn nhà hàng một bữa thật ngon. Nào ngờ về đến nơi thấy đèn đóm tối om, trong khi giờ này lẽ ra chị Hồng phải đón con ở nhà trẻ về từ lâu rồi. Gọi cho vợ mà mãi không nghe máy, anh bần thần lo lắng, chẳng biết có chuyện gì xảy ra không...
Ảnh minh họa
Vừa bật đèn lên, anh Nam giật mình nhìn thấy một tờ giấy đặt ngay ngắn trên bàn uống nước - chính là tờ kết quả xét nghiệm ADN. Anh hoảng hốt nhớ ra rằng, hôm qua vui quá mà đút luôn nó vào túi áo, về nhà quên mất cất đi.
Sáng nay chị Hồng lấy quần áo của chồng đi giặt, kiểm tra kĩ các túi áo, túi quần như thường lệ. Nhìn thấy tờ kết quả trong túi áo chồng, chị chết điếng người. Tờ giấy mỏng manh mà sao như khối đá đè nặng lên trái tim chị. Mấy năm trời vất vả, bầu bí, chăm sóc con nhỏ, thay chồng làm tròn trách nhiệm với gia đình nội ngoại hai bên, giờ kết quả chị nhận được là sự nghi ngờ của anh. Còn gì cay đắng hơn thế nữa?
Một mình trong căn nhà vắng tiếng nói cười, anh Nam run run cầm lên tờ giấy mới ngày hôm qua còn làm anh vỡ òa trong niềm vui sướng. Hôm nay, ngay dưới tờ giấy đó là một lá đơn ly hôn - chị Hồng đã kí sẵn, chỉ còn chờ chữ kí của anh.
Biết chuyện, mẹ anh từ dưới quê vội bắt xe lên ngay. Nhìn hai tờ giấy, bà khóc lóc mà trách con: "Giời ơi là giời, thằng bé nhìn giống bố như đúc thế, anh không nhận ra hay sao mà còn bày đặt xét với chả nghiệm. Cái tóc nó xoăn giống mẹ chứ giống ai?" Anh Nam chỉ biết ngồi vò đầu bứt tai, tự nhủ: Thật chẳng có cái dại nào hơn thế!
Theo Thủy Nguyệt / Trí Thức Trẻ
Cú ra đòn của cô bồ khiến người chồng thức tỉnh Dũng hối lỗi ngay khi tất cả được phát giác mà không cần đến sự chỉ trích của Hương. Nam Hương (32 tuổi, Hà Nội) là một người vợ chu toàn. Tính cách mềm mỏng và sự chu toàn cho gia đình nội ngoại của cô khiến Hương luôn được hai gia đình yêu thương. Thế nhưng hạnh phúc mà cô đang có...