Tới Nga xem World Cup, CĐV Anh mới biết bị truyền thông phương Tây “dắt mũi”
Khi tới Nga xem World Cup, nhiều người hâm mộ bóng đá Anh mới nhận ra được hình ảnh nước Nga bấy lâu nay đã bị truyền thông phương Tây bóp méo.
Cổ động viên Anh tại nhà ga Volgograd hôm 18.6.2018. Ảnh: Nicolas Asfouri.
Theo RT, “tốt hơn mong đợi” là cảm giác chung của hàng ngàn cổ động viên bóng đá đến từ Anh khi đang ở Nga để theo dõi kỳ World Cup 2018.
Cụ thể, Shaun Walker – cựu phóng viên tờ The Guardian của Anh, đồng thời cũng là một người hâm mộ của đội tuyển xứ sở sương mù đã có nhiều chia sẻ về trải nghiệm Nga của mình trên Twitter.
“Các CĐV Anh mà tôi gặp ở Volgograd đều có trải nghiệm rất tuyệt vời. Mọi thứ trái với những gì mà chúng tôi nghĩ, mọi người ai cũng được chào đón. Trận đấu hôm qua (trận giữa Anh và Tunisia – PV) thật hay, một khởi đầu thật đỉnh cho trải nghiệm World Cup tại Nga”, Walker viết.
“Một người hâm mộ Anh ở Volgograd đã kể rằng &’Bạn gái tôi không muốn tôi tới Nga vì cô ấy sợ tôi sẽ bị ăn đòn. Sau khi ở đây được vài ngày, tôi nghĩ cô ấy nên lo lắng hơn về việc bị cắm sừng thì hơn (vì nhiều cô gái Nga rất xinh đẹp và quyến rũ – PV)”.
Nhà báo Shaun Walker. Ảnh: Twitter.
Video đang HOT
Từng nhiều năm đưa tin về Nga cho The Guardian – cơ quan truyền thông có nhiều độc giả thứ 2 tại Anh (chỉ sau BBC), Shaun Walker dường như cảm thấy bối rối khi những gì mà bản thân nhìn thấy và trải nghiệm về nước Nga khác xa với những gì mà anh biết và viết trên báo. Đây không phải là cảm giác của chỉ riêng mình anh Walker mà còn nhiều fan bóng đá Anh, thậm chí là fan bóng đá châu Âu khác.
Theo RT, sự thật rất đơn giản: truyền thông Anh nói riêng và truyền thông phương Tây từ trước đến nay đã và đang bóp méo hình ảnh nước Nga!
Để tìm hiểu về nguồn gốc những định kiến xấu của truyền thông Anh với Nga, RT đã thực hiện một cuộc điều tra nhỏ và phát hiện rằng, thay vì sử dụng các phóng viên, biên tập viên có kinh nghiệm làm việc tại các tờ báo địa phương theo cách truyền thống, các cơ quan thông tấn, báo chí lớn tại Anh đang có xu hướng tuyển thẳng sinh viên từ hai trường đại học danh tiếng của nước này là Oxford và Cambridge.
Oxford và Cambridge đang thống trị truyền thông Anh?. Ảnh: Legal Cheek.
Cuộc điều tra đào sâu thêm và thấy rõ rằng, hầu hết các phóng viên tốt nghiệp từ hai trường nói trên có vẻ như đều tốt nghiệp các chuyên ngành khoa học xã hội (thường là chuyên ngành Nghiên cứu Nga) nhưng lại không được trang bị đầy đủ kiến thức báo chí chuyên ngành. Đây là một xu hướng nguy hiểm bởi các phóng viên-biên tập viên mới “chân ướt chân ráo” ra trường với rất ít kinh nghiệm và không được đào tạo một cách chuyên sâu sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi những định kiến xấu về nước Nga đến từ chính môi trường mà họ đang làm việc.
Bên cạnh đó, hầu hết những nhà báo có uy tín, ảnh hưởng trong lĩnh vực liên quan tới Nga và các phóng viên thường trú tại Moscow cũng đều xuất phát từ Oxford và Cambridge – đồng nghĩa với việc hai trường này đang chiếm chủ đạo, nếu không muốn nói là thống trị truyền thông Anh.
Do đó, RT nhận định rằng nếu nền báo chí Anh không trở nên đa dạng hơn trong xuất thân học vị của các nhà báo, các phóng viên, biên tập viên, hình ảnh nước Nga trong mắt người dân Anh sẽ vẫn tiếp tục bị bóp mèo và tình trạng “mọi thứ trái với những gì mà chúng tôi nghĩ” sẽ vẫn tiếp tục xảy ra với các du khách Anh tới Nga!
Theo Danviet
Cảnh báo cuối cùng của thiên tài Stephen Hawking dành cho nhân loại
Giáo sư, nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking đã đưa những lời cảnh báo dành cho nhân loại chỉ vài tháng trước khi ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 14/3.
Nhà vật lý Stephen Hawking trải nghiệm môi trường không trọng lực (Ảnh: AFP)
Theo Dailymail, chỉ vài tháng trước khi qua đời ở tuổi 76, thiên tài vật lý Stephen Hawking đã cảnh báo con người phải rời khỏi Trái đất trong vòng 200 năm tới nếu vẫn muốn tiếp tục duy trì sự sống. Nhà khoa học lỗi lạc tin rằng cuộc sống trên Trái đất có thể bị xóa sổ bởi một thảm họa như va chạm với tiểu hành tinh, trí tuệ nhân tạo (AI) hay sự xâm chiếm của người ngoài hành tinh.
Ngoài ra, ông Hawking cũng cảnh báo rằng vấn đề gia tăng dân số, sự hung hăng của con người và biến đổi khí hậu có thể dẫn loài người tới chỗ tự diệt vong. Theo ông, nếu các loài sinh vật vẫn muốn sống sót, các thế hệ tương lai của chúng ta cần phải tìm kiếm cuộc sống mới ở ngoài không gian vũ trụ.
Một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của nhà vật lý người Anh là hiện tượng ấm lên toàn cầu. Stephen Hawking cảnh báo một ngày nào đó nhiệt độ Trái đất sẽ lên tới 460C, tương đương với sao Kim, nếu con người không cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
"Những nguồn tài nguyên vật lý của chúng ta đang cạn kiệt dần với tốc độ đáng báo động. Chúng ta đã trao cho hành tinh của chúng ta một món quà thảm họa là biến đổi khí hậu", ông Hawking nói hồi tháng 7/2017.
"Nhiệt độ tăng lên, băng ở hai cực tan dần, chặt phá rừng và giết hại động vật. Chúng ta có thể trở thành những người thiếu hiểu biết và kém suy nghĩ", thiên tài khoa học cảnh báo con người.
Theo Stephen Hawking, quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi rút Mỹ khỏi Hiệp định biến đổi khí hậu Paris đã gây ra tổn hại không thể tránh khỏi đối với "hành tinh tươi đẹp" cho các thế hệ về sau.
"Chúng ta đang tới gần tới điểm cực mà ở đó sự ấm lên toàn cầu là không thể cứu vãn được", ông Hawking nói với BBC hồi năm ngoái.
Cựu Tổng thống Obama trao huân chương cho nhà khoa học Stephen Hawking (Ảnh: AFP)
Nhà khoa học xuất chúng tin rằng, ngay cả trong trường hợp hiện tượng ấm lên toàn cầu không thể chấm dứt cuộc sống của con người, Trái đất cũng sẽ bị phá hủy trong một vụ va chạm của tiểu hành tinh.
"Đây không phải là khoa học viễn tưởng, mà là những điều được củng cố từ các quy luật vật lý và xác suất. Việc vươn ra ngoài không gian sẽ thay đổi hoàn toàn tương lai của con người. Điều đó cũng quyết định liệu chúng ta có còn tương lai hay không", ông Hawking nói thêm.
Nhà khoa học Stephen Hawking đã kết hợp cùng tỷ phú người Nga Yuri Milner thực hiện một dự án mang tên Breakthrough Starshot. Tham vọng của dự án là sẽ phóng hàng loạt "tàu vũ trụ siêu nhỏ" lên hệ sao Alpha Centauri gần Trái đất nhất để tìm kiếm không gian sống cho con người ngoài Trái đất. Tuy nhiên, ông Hawking đã qua đời khi dự án vẫn còn đang dang dở.
Sinh ngày 8/1/1942 tại Anh, Giáo sư Stephen Hawking từng theo học và nghiên cứu tại Đại học Oxford và Cambridge. Năm 21 tuổi ông bị chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng teo cơ khiến ông bị liệt gần như toàn bộ cơ thể. Các bác sĩ nói rằng ông chỉ có thể sống thêm 2 năm, song Stephen Hawking đã chiến thắng bệnh tật và tiếp tục dành nửa thế kỷ cho sự nghiệp khoa học.
Mặc dù phải ngồi trên xe lăn và giao tiếp với mọi người thông qua một thiết bị hỗ trợ đặc biệt, ông vẫn cống hiến hết mình cho các công trình khoa học, khám phá vũ trụ, nghiên cứu hố đen, thuyết tương đối và hấp dẫn lượng tử. Ông từng được cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama trao tặng huân chương Tự do và nhận nhiều giải thưởng trong các lĩnh vực vật lý, vũ trụ và toán học. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy và trở thành nguồn cảm hứng cho phim ảnh.
Thành Đạt
Theo Dantri
Sáng kiến ngăn tình trạng nhảy cầu của một bà mẹ từng định tự tử Sau khi nhận được sự giúp đỡ từ người đàm phán thuộc lực lượng cứu hộ và từ bỏ ý định tự tử khi đứng trên cây cầu, Lisa đã nhận ra một điều: "Tự tử không làm nỗi đau biến mất, mà thực tế chỉ là nỗi đau đó được chuyển sang cho người khác". Đi dọc theo các cây cầu tại...