Tối nào đi ngủ cũng nên tự hỏi bản thân 4 câu này, tốn vài giây nhưng sẽ giúp bạn phòng tránh đột quỵ xảy ra trong khi ngủ
Rủi ro bệnh tật có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, vì vậy bạn nên tự kiểm tra sức khỏe bản thân với 4 câu hỏi dưới đây.
Ai cũng cho rằng ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhất xong thực tế có một căn bệnh có thể gây tử vong còn nhanh hơn cả bệnh ung thư đó là đột quỵ, thậm chí, có bệnh nhân còn đột quỵ ngay trong giấc ngủ và mãi mãi không tỉnh dậy.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ ( tai biến mạch máu não) trong lúc ngủ. Khi một người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, không khí sẽ không thể vào đến phổi để trao đổi oxy, gây ra thiếu oxy toàn thân ảnh hưởng đến mạch máu ở tim, phổi, thận, tuyến tụy, não… Từ đó gây nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm đột quỵ, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim…
Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể âm thầm xuất hiện mà không được báo trước.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể âm thầm xuất hiện mà không được báo trước. Để phòng tránh, trước khi đi ngủ, bạn cần tự kiểm tra cơ thể xem có 4 triệu chứng nào dưới đây không, tốn vài giây nhưng có thể bảo toàn tính mạng cho mình.
Thứ nhất, bản thân có thường xuyên ngáy to và cảm thấy ngạt thở khi ngủ không?
Theo PGS.TS Vũ Văn Giáp (Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai) bệnh nhân bị chứng ngưng thở khi ngủ thường có một triệu chứng rất rõ ràng là ngủ ngáy rất to. Thậm chí, đang ngáy rất đều, đột nhiên không thấy có tiếng động phát ra, trên 10 giây bệnh nhân cựa mình, sặc lên rồi ngáy tiếp. Ngoài ra, bệnh nhân thường cảm thấy ngộp thở ngột ngạt khi ngủ.
Bệnh nhân bị chứng ngưng thở khi ngủ thường có một triệu chứng rất rõ ràng là ngủ ngáy rất to.
Thứ 2, bản thân có thường xuyên thức dậy giữa đêm không?
Một biểu hiện đáng chú ý khác của bệnh nhân bị ngưng thở khi ngủ là thường thức giấc vào ban đêm, có thể đi tiểu 3 – 4 lần, ngủ không ngon giấc.
Thứ 3, sáng thức dậy bản thân có cảm thấy mệt mỏi, đau đầu không?
Nếu mắc hội chứng này, người bệnh khi ngủ dậy thường thấy mệt mỏi, đau đầu buổi sáng, không sảng khoái, rất buồn ngủ, rất khó tập trung…
Nếu nhận thấy mình có những dấu hiệu về ngưng thở khi ngủ, bạn nên tìm đến các chuyên khoa hô hấp để được thăm khám.
Video đang HOT
Thứ 4, Tự hỏi bản thân có cảm thấy bồn chồn khi ngủ không?
Bác sĩ Alan Schwartz, (giám đốc Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins Bayview, Mỹ) cho biết: Những người bị chứng ngưng thở thường cảm thấy bồn chồn trằn trọc, liên tục xoay người và có dấu hiệu ngủ không yên giấc vào ban đêm.
” Khi bạn khó thở vào ban đêm, giấc ngủ của bạn sẽ bị gián đoạn” , bác sĩ Schwartz giải thích.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ thường xuyên thức dậy giữa đêm với cảm giác đau đầu, khô miệng và họng.
Cần làm gì khi phát hiện mình có các triệu chứng của ngưng thở khi ngủ?
Nếu nhận thấy mình có những dấu hiệu về ngưng thở khi ngủ, bạn nên tìm đến các chuyên khoa hô hấp để được thăm khám và điều trị sớm nhất có thể. Bởi nếu chậm trễ, hội chứng ngưng thở này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tùy theo nguyên nhân của hội chứng ngưng thở khi ngủ mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị thích hợp.
Đối tượng nào dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ nhất?
Theo các chuyên gia y tế, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Thậm chí, tình trạng này xảy ra ở trẻ nhỏ, thanh niên khỏe khoắn.
Các đối tượng dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ là trẻ em có liên quan bất thường đến căn nguyên tai – mũi – họng. Đặc biệt, đối tượng trẻ em thừa cân béo phì. Rhanh niên béo phì, thừa cân, người lớn tuổi tăng huyết áp. Ngoài ra, đàn ông nghiện thuốc lá, hay sử dụng chất kích thích như bia rượu, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cũng là nhóm đối tượng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Khi nào huyết áp cao cần cấp cứu?
Tăng huyết áp thường không có dấu hiệu, nhưng nó có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đau tim và đột quỵ. Không có gì ngạc nhiên khi nó thường được gọi là kẻ hại chết người thầm lặng.
Khi huyết áp tăng cao đến mức gây ra các triệu chứng đe dọa tính mạng, nó có thể là một dạng cơn tăng huyết áp được gọi tăng huyết áp cấp cứu. Người bị cơn tăng huyết áp loại này cần gọi cấp cứu hoặc đến phòng khám cấp cứu ngay.
Tăng huyết áp cấp cứu là gì?
Câu trả lời nằm ở hai con số. Huyết áp tâm thu, chỉ số trên trong số đo huyết áp, đề cập đến áp lực mà máu tác động lên thành động mạch khi tim đập. Huyết áp tâm trương, chỉ số dưới, cho biết áp lực mà máu tác động lên thành động mạch khi tim đang nghỉ giữa các nhịp đập. Huyết áp dưới 120/80 mmHg được coi là bình thường.
Nếu huyết áp từ 180/120 milimet thủy ngân (mmHg) trở lên và bạn bị đau ngực, đau lưng, tê hoặc yếu hoặc thay đổi thị lực, bạn có thể đang bị tăng huyết áp cấp cứu.
Những triệu chứng này cho thấy có thể bạn đang bị tổn thương nội tạng. Tăng huyết áp không được điều trị sẽ tác động tiêu cực đến mạch máu ở các khu vực quan trọng của cơ thể như não, tim, thận và động mạch chủ, đây là những mạch máu chính đưa máu từ tim đến phần còn lại của cơ thể.
Tổn thương nội tạng có nhiều dạng bao gồm đột quỵ, đau tim và suy thận. Số đo huyết áp không chỉ cho thấy tình trạng cấp cứu và nguy cơ, mà đó còn là các triệu chứng của tổn thương cơ quan nội tạng.
Các dấu hiệu khác của tổn thương cơ quan nội tạng do tăng huyết áp cấp cứu có thể là:
- Choáng ngất
- Mất trí nhớ
- Tổn thương mắt
- Vỡ động mạch chủ, động mạch chính của cơ thể
- Đau ngực (đau thắt ngực)
- Phù phổi (chất lỏng tích tụ trong phổi)
- Tiền sản giật, một biến chứng thai nghén nghiêm trọng
Trong những tình huống khẩn cấp này, bạn cần được giúp đỡ ngay lập tức.
Các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác không cho thấy tổn thương cơ quan nội tạng, bao gồm:
- Đau đầu nghiêm trọng
- Khó thở
- Ra máu cam
- Lo lắng nghiêm trọng
Bạn có nguy cơ bị cao huyết áp cấp cứu không?
Gần một nửa số người Mỹ trưởng thành bị tăng huyết áp-nghĩa là huyết áp cao hơn 130/80 mmHg-hoặc đang dùng thuốc để kiểm soát tăng huyết áp, khiến họ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp cấp cứu. (Chỉ khoảng 1/4 số người lớn bị tăng huyết áp kiểm soát được huyết áp).
Nam giới có nguy cơ bị tăng huyết áp cấp cứu cao hơn phụ nữ. Theo nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị năm 2020 của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, các yếu tố nguy cơ khác của tăng huyết áp cấp cứu bao gồm tuổi cao, đái tháo đường, cholesterol trong máu cao và/hoặc bệnh thận mãn tính. Tương tác thuốc cũng có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp cấp cứu.
Trong nhiều trường hợp, tăng huyết áp cấp cứu xảy ra khi người bệnh ngừng dùng thuốc huyết áp. Hầu hết những người bị tăng huyết áp cấp cứu đều biết rằng là mình bị tăng huyết áp, nhưng họ không quản lý được thuốc và tình trạng tăng huyết áp tiến triển.
Điều trị và phòng ngừa tăng huyết áp cấp cứu
Tăng huyết áp cấp cứu được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp đường tĩnh mạch và nhập viện, cùng với điều trị những tổn thương ở cơ quan nội tạng.
Nếu bạn bị tăng huyết áp nguy hiểm cùng với các triệu chứng gợi ý tổn thương cơ quan nội tạng, đó là một trường hợp cấp cứu.
Các trường hợp tăng huyết áp cấp cứu có thể được ngăn ngừa bằng cách kiểm tra y tế thường xuyên- đặc biệt ở những người có các yếu tố nguy cơ khác-cùng với theo dõi huyết áp tại nhà, ít nhất nửa giờ tập thể dục trong hầu hết các ngày trong tuần, chế độ ăn uống phù hợp không thêm muối và duy trì cân nặng lý tưởng đều có thể kết hợp với nhau để ngăn ngừa trường hợp cấp cứu.
Tăng huyết áp khẩn cấp là gì?
Cơn tăng huyết áp được chia thành hai mục: khẩn cấp và cấp cứu.
Trong cơn tăng huyết áp khẩn cấp, huyết áp cực kỳ cao, nhưng dường như không có các triệu chứng cho thấy tổn thương các cơ quan nội tạng. Sự khác biệt không phải là mức huyết áp mà là có bằng chứng về tổn thương cơ quan nội tạng hay không.
Với tăng huyết áp khẩn cấp, huyết áp là 180/120 hoặc cao hơn. Nhưng vẫn chưa có bằng chứng về tổn thương cơ quan nội tạng. Hãy coi đó là một lời cảnh báo thực sự nghiêm túc.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên bạn nên đợi khoảng năm phút và đo lại huyết áp nếu con số là 180/120 hoặc cao hơn mà không có triệu chứng. Nếu lần đo thứ hai cũng cao như vậy, hãy đến gặp bác sĩ.
"Chúng tôi muốn can thiệp trước khi nó tiến triển làm tổn thương các mạch máu và gây ra tình trạng cấp cứu", TS Stephen J. Huot, Phó trưởng khoa, và là Giám đốc Đào tạo Y khoa sau đại học tại Trường Y Yale/Bệnh viện Yale New Haven.
"Việc điều trị có thể đòi hỏi phải dùng lại thuốc hoặc bắt đầu dùng thuốc mới. Chúng tôi cũng tiến hành theo dõi kỹ hơn, thay vì theo dõi định kỳ như khi huyết áp chỉ tăng một chút. Cơn tăng huyết áp khẩn cấp thường không cần nhập viện", chuyên gia nói..
Không giống như cơn tăng huyết áp cấp cứu, những cơn tăng huyết áp khẩn cấp có thể đi kèm với các triệu chứng khác mà không cho thấy tổn thương các cơ quan nội tạng.
Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ chính gây đau tim và đột quỵ. Thay đổi lối sống như chế độ ăn ít muối, duy trì cân nặng hợp lý và hoạt động thể chất thường xuyên thường được khuyến khích đầu tiên.
Cũng có nhiều loại thuốc có thể kiểm soát huyết áp. Hãy đảm bảo rằng bạn biết mức huyết áp của mình và đang làm mọi cách để giữ huyết áp trong vùng an toàn. Ngay cả huyết áp hơi cao cũng có thể nguy hiểm.
Khi nào bạn nên lo lắng về bệnh cao huyết áp? Huyết áp cao hay tăng huyết áp được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì nó không có triệu chứng rõ ràng để chỉ ra rằng có điều gì đó không ổn. Nhiều người phải chịu đựng vấn đề huyết áp cao trong nhiều năm mà không hề biết về nó. Đo huyết áp - SHUTTERSTOCK Tình trạng này có thể không...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh sai thời điểm?

Trị phồng rộp da do cháy nắng

3 loại trà tốt cho người tăng huyết áp

Loại cây được ví như 'thần dược' cho sức khỏe, người Việt lại chỉ trồng làm cảnh

9 loại rau giàu tinh bột tốt cho sức khỏe toàn diện

Dấu hiệu ảnh báo bạn đang bị loãng xương

Ai nên tầm soát nhồi máu cơ tim?

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh
Có thể bạn quan tâm

Rosé (BLACKPINK) bị chỉ trích thích bản sắc phương Tây
Nhạc quốc tế
21:10:06 01/05/2025
PMI giảm mạnh, đơn hàng xuất khẩu sụt sâu: Trung Quốc đối mặt thách thức kép
Thế giới
21:07:07 01/05/2025
50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào!
Tin nổi bật
21:07:02 01/05/2025
Hòa Minzy vay tiền khán giả ngay trên sân khấu, lý do là gì?
Nhạc việt
21:06:00 01/05/2025
Ngày 2/5 vượng khí gọi tên: 3 con giáp bùng nổ tài lộc, sự nghiệp thăng hoa, vận trình hanh thông
Trắc nghiệm
20:47:43 01/05/2025
Ed Sheeran 'đào' lại drama chấn động giữa bạn thân Taylor Swift và. Kanye West
Sao âu mỹ
20:43:46 01/05/2025
15 cựu quan chức tỉnh Vĩnh Phúc bị truy tố vì dính líu tới Hậu 'pháo'
Pháp luật
20:41:04 01/05/2025
Messi, Ronaldo chung nỗi buồn mất cúp
Sao thể thao
20:23:13 01/05/2025
Pin nấm - bước đột phá của ngành năng lượng bền vững
Thế giới số
20:21:16 01/05/2025
Công ty lắp ráp ô tô Trung Quốc muốn làm 30.000 trạm sạc tại Việt Nam
Ôtô
20:01:19 01/05/2025