Tới năm 2027, Triều Tiên có thể nắm trong tay 250 vũ khí hạt nhân
Kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ tiếp tục nhiều lên trong vài năm tới, đạt tới 242 vũ khí hạt nhân và hàng chục tên lửa đạn đạo liên lục địa tới năm 2027.
Báo cáo cho rằng Triều Tiên có thể có 242 vũ khí hạt nhân tới năm 2027. Ảnh: KCNA
Theo hãng tin UPI, thông tin trên được đưa ra trong một báo cáo công bố ngày 13/4. Báo cáo do Viện Nghiên cứu Chính sách Asan ở Seoul (Hàn Quốc) và Tập đoàn Rand ở Santa Monica (Mỹ) thực hiện chung. Báo cáo cảnh báo rằng chỉ đàm phán là chưa hiệu quả trong giảm mối de dọa hạt nhân Triều Tiên và kêu gọi các biện pháp như triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Hàn Quốc.
Với tiêu đề “Đối phó với rủi ro vũ khí hạt nhân Triều Tiên”, báo cáo ước tính tới năm 2020, Triều Tiên đã phát triển từ 67 đến 116 vũ khí hạt nhân. Kho vũ khí này sẽ tăng thêm 12 tới 18 vũ khí/năm cho tới năm 2027.
Từ trước tới nay, Triều Tiên luôn dựa vào vũ khí hạt nhân để răn đe, nhưng báo cáo cho rằng khi ngày càng có nhiều năng lực về hạt nhân, Triều Tiên có thể sử dụng vũ khí này cho nhiều mục đích khác, ví dụ như đánh phủ đầu Hàn Quốc và Mỹ.
Video đang HOT
Báo cáo có đoạn: “Mặc dù Hàn Quốc và Mỹ nỗ lực tăng cường phòng vệ và răn đe nhưng khoảng cách ngày càng nới rộng giữa mối đe dọa vũ khí hạt nhân Triều Tiên và năng lực đánh bại vũ khí đó của Hàn Quốc và Mỹ”.
Báo cáo cho rằng thậm chí chỉ cần vài trong số vài chục vũ khí hạt nhân Triều Tiên cũng có thể gây hàng triệu thương vong nghiêm trọng nếu được kích hoạt ở các thành phố Hàn Quốc hay Mỹ.
Từ năm 2017, Triều Tiên chưa thử tên lửa tầm xa hay tên lửa hạt nhân, nhưng đã phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn hồi tháng trước. Triều Tiên cũng trình diễn tên lửa đạn đạo liên lục địa mới tại lễ diễu binh hồi tháng 10/2020.
Báo cáo của một ủy ban chuyên gia Liên hợp quốc đầu tháng này kết luận rằng Triều Tiên tiếp tục phát triển các chương trình tên lửa và hạt nhân, đồng thời dã tăng năng lực tấn công hạt nhân cũng như năng lực đối phó với các hệ thống phòng thủ tên lửa nước ngoài, có thể bảo vệ mình bằng hệ thống phòng không mới.
Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên đình trệ từ hội nghị thượng đỉnh không thỏa thuận hồi tháng 2/2019 giữa Tổng thống Donald Trump khi đó và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo báo cáo trên, đàm phán tương lai không thể dẫn tới phi hạt nhân hóa. Báo cáo cho rằng nỗ lực của Mỹ và Hàn Quốc đã thất bại và dường như sẽ tiếp tục thất bại. Thay vào đó, các tác giả báo cáo cho rằng Mỹ và Triều Tiên phải cân nhắc tới mọi lựa chọn để đối mặt với hạt nhân Triều Tiên, tập trung vào phòng thủ và răn đe, nhưng cũng bắn tín hiệu sẵn sàng mạnh tay nếu nước này sử dụng vũ khí hạt nhân. Các bước có thể gồm triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Hàn Quốc cũng như tăng thu thập thông tin tình báo và tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa.
Báo cáo có đoạn: “Các đồng minh cần sẵn sàng chiến đấu và giành chiến thắng trên bán đảo Triều Tiên trong điều kiện Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân”.
Mỹ - Nhật - Hàn gây áp lực với Triều Tiên, yêu cầu từ bỏ chương trình hạt nhân
Hôm 2/4, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản nhất trí cùng hợp tác nhằm tiếp tục gây áp lực buộc Triều Tiên từ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Trong tuyên bố chung sau một ngày hội đàm an ninh cấp cao giữa Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan với người đồng cấp Nhật Bản Shigeru Kitamura và Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Suh Hoon, các bên tái khẳng định cam kết trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên "thông qua hợp tác ba bên, phối hợp hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên".
Ba nước cũng nhất trí về việc kêu gọi cộng đồng quốc tế thực hiện đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề Triều Tiên , "ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và hợp tác để tăng cường răn đe và duy trì hòa bình, ổn định trên Bán đảo Triều Tiên".
Triều Tiên tổ chức duyệt binh hồi tháng 1. (Ảnh: KCNA)
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ - Nhật - Hàn cũng thảo luận về việc cùng nhau giải quyết những thách thức khác như COVID-19, biến đổi khí hậu và thúc đẩy các giá trị dân chủ ở Myanmar.
Cuộc thảo luận giữa quan chức ba nước được tổ chức tại Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis, Maryland. Đây là cuộc gặp cấp cao nhất giữa quan chức ba nước dưới thời Tổng thống Joe Biden, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau vụ việc Triều Tiên phóng tên lửa vào tuần trước.
Chính quyền Biden đang hoàn tất việc đánh giá lại chính sách đối với Triều Tiên. Tuần trước, quan chức Nhà Trắng cho biết, Mỹ vẫn cởi mở trong ngoại giao với Triều Tiên bất chấp các vụ thử tên lửa đạn đạo, song cảnh báo sẽ có các biện pháp đáp trả nếu Bình Nhưỡng tiếp tục có hành động tương tự.
Hôm 1/4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, phi hạt nhân hóa sẽ vẫn là trọng tâm của chính sách của Washington với Bình Nhưỡng, khẳng định bất kỳ cách tiếp cận nào đối với Triều Tiên sẽ phải được thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các đồng minh, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tướng Mỹ cảnh báo Triều Tiên có thể thử thiết kế ICBM mới Tướng không quân Mỹ Glen VanHerck cho rằng Triều Tiên có thể thử một mẫu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cải tiến "trong tương lai gần". Cảnh báo từ tướng VanHerck, người đứng đầu Bộ tư lệnh phương Bắc của Mỹ, được đưa ra dựa trên việc Triều Tiên công bố về loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM)...