Tôi mệt mỏi vì tốn gần 40 triệu mỗi năm để tặng quà cho người yêu vào dịp lễ
Mỗi năm, tôi phải tặng quà bạn gái trong các dịp lễ lớn, tốn khoảng 40 triệu đồng, còn bạn gái tôi thì chỉ tặng tôi quà vào mỗi dịp sinh nhật.
Tôi và bạn gái đều 28 tuổi, đã yêu nhau được 3 năm. Cả hai cũng quyết định gắn bó lâu dài tiến tới hôn nhân nên tôi lúc nào cũng cố gắng chiều chuộng, chăm sóc bạn gái nhiều nhất có thể trong khả năng của mình.
Tôi là người tỉnh lẻ lên Hà Nội, làm nhân viên văn phòng lĩnh vực truyền thông, lương mỗi tháng khoảng 20 triệu. Còn bạn gái tôi là người Hà Nội, làm giáo viên ngoại ngữ cho trường quốc tế nên lương cũng có phần cao hơn tôi. Lối sống và lối chi tiêu cũng có sự chênh lệch. Bình thường đi ăn, đi chơi, chúng tôi thường bữa người này trả, bữa người kia mời. Chúng tôi có một mối quan hệ nồng ấm, tuy nhiên có một điều làm tôi đau đầu nhất là có rất nhiều dịp lễ phải tốn tiền mua quà tặng em.
Tôi đếm sơ qua mình phải tặng quà em vào 8 ngày lễ lớn như Tết Nguyên đán, ngày lễ tình nhân 14/2, ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, ngày kỷ niệm yêu nhau, ngày sinh nhật bạn gái, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày lễ Giáng sinh. Đó là còn chưa kể các dịp nhỏ hơn.
Mỗi dịp như vậy, tôi mua quà tặng và đưa em đi ăn tốn khoảng 5 triệu đồng, một năm sẽ tốn ít nhất là 40 triệu đồng. Tôi mất 2 tháng lương mỗi năm chỉ để dùng cho việc mua quà cho bạn gái trong các ngày lễ.
Mỗi năm, tôi khoảng 40 triệu đồng để mua quà tặng bạn gái. (Ảnh minh họa: AI)
Lúc mới quen, bạn gái tôi nói không thích quà cáp như vậy rất sẽ phiền phức. Nhưng càng về sau, mỗi dịp trước ngày lễ đến, em đều thường nói về việc tặng quà. Đôi khi chỉ là câu bông đùa nhỏ như: “Chả biết dịp lễ tình nhân này người yêu tặng mình gì”, hay kể chuyện bạn bè: “Đứa bạn thân của em vừa được người yêu tặng cho đôi lắc chân đấy, thấy nó vừa đăng lên Facebook”.
Video đang HOT
Có lần, tôi bận công việc, không tặng quà đúng ngày lễ lớn hay tôi tặng một món quà có giá trị nhỏ. Em cũng tỏ vẻ giận dỗi và bảo rằng cảm thấy tủi thân, không cảm nhận được tình yêu tôi dành cho em.
Bên cạnh đó, bạn gái chỉ tặng quà tôi vào mỗi dịp sinh nhật. Em cũng chưa bao giờ tặng hay biếu quà bố mẹ tôi. Nhiều khi, tôi thấy cũng chạnh lòng vì cảm thấy bản thân không được bạn gái coi trọng. Dù là người yêu nhưng tôi vẫn nghĩ có đi có lại mới toại lòng nhau.
Tôi cảm thấy quà tặng mỗi dịp lễ là một áp lực tài chính vô hình đề nặng lên đôi vai của mình. Nhiều khi muốn nói chuyện thẳng thắn với bạn gái nhưng lại sợ em nghĩ tôi bủn xỉn, ki bo, là người ích kỷ. Em lại bảo “người yêu tặng nhau tí quà mà anh cũng kêu ca”. Theo mọi người, tôi phải nói thế nào để bạn gái hiểu cho mình và giảm bớt chuyện quà cáp mỗi năm?
Mẹ ốm nằm viện, tôi đi chăm 15 ngày tiêu hết 500 triệu nhưng mẹ coi như không thấy, em trai cho 2 triệu thì lại khen lấy khen để
Cho mẹ 2 triệu xong, em trai tôi hỏi xin luôn mẹ 400 triệu.
Tôi tên Dương, năm nay tôi 42 tuổi, có một người em trai nhỏ hơn tôi 8 tuổi tên Khải. Từ lúc tôi còn rất nhỏ, bố mẹ tôi đã bắt đầu buôn bán rau củ quả. Ngày đó bố mẹ tôi chủ yếu bán hàng ở chợ, thế nên hôm nào cũng không quản gió mưa đi làm, tuy rằng vất vả nhưng kiếm tiền khá nhanh.
Sau khi em trai tôi ra đời, vì để tiện chăm sóc con nhỏ nên bố mẹ tôi quyết định thuê một căn nhà nhỏ trên thị trấn, bày sạp bán rau củ quả luôn ở đó. Công việc kinh doanh của nhà tôi khá ổn, từ trước đến nay chưa bao giờ phải lo lắng về vấn đề tiền bạc. Sau khi tôi đi làm, mỗi tháng tôi đều trích 60% số lương của mình đưa cho mẹ giữ. Mẹ tôi nói mẹ tích số tiền này lại giúp tôi, sau này tôi kết hôn thì sẽ đưa lại hết cho tôi cầm. Tôi rất tin tưởng mẹ, thế nên mẹ nói gì tôi cũng làm theo y chang.
Tương lai và sự cố ngoài ý muốn, chúng ta mãi mãi không bao giờ đoán được cái nào sẽ đến trước
Lúc tôi và chồng đang yêu nhau, bố tôi bất ngờ bị nhồi máu não, đưa đến bệnh viện làm phẫu thuật cũng không cứu được. Sau khi bố mất, gia đình tôi như mất đi trụ cột trong nhà, mẹ tôi cả ngày mất hồn mất vía, bán hàng cũng không chạy như trước, đành phải chuyển nhượng lại cửa hàng với số tiền rất ít.
Sau 3 năm yêu đương, cuối cùng tôi và chồng cũng về chung một nhà. Dù điều kiện gia đình nhà trai không tốt lắm, thế nhưng chồng tôi lại rất quan tâm chăm sóc tôi, trong mấy năm chúng tôi yêu nhau, dù là lo tang sự cho bố hay em trai tôi đi học đại học, chồng tôi cũng chạy trước chạy sau giúp đỡ, hy sinh rất nhiều cho gia đình đẻ của tôi.
Tôi tính nhẩm, nếu tôi kết hôn, cho dù nhà mẹ đẻ không cho của hồi môn thì số tiền tôi tích cóp ở chỗ mẹ bao lâu nay cũng được khoảng 200 triệu. Có số tiền đó, tôi về nhà chồng cũng coi như nở mày nở mặt, không phải ngại ngùng xấu hổ. Kết quả là tôi không thể tin được, ngày cưới, mẹ chỉ cho tôi 2 cái chăn bông mới.
Lúc tôi hỏi mẹ số tiền đó đâu, mẹ lại bảo đem hết đi chữa bệnh cho bố tôi rồi. Chồng tôi cũng khuyên nhủ: "Em à, bố đã mất rồi, em đừng so đo với mẹ nữa, số tiền đó coi như em hiếu kính với bậc sinh thành, chúng mình vẫn còn trẻ, chăm chỉ làm lụng một chút rồi lại kiếm được tiền thôi". Nghe chồng nói, tôi cũng thoải mái hơn, cho rằng bản thân đã gả đúng người.
Từ khi bố tôi qua đời, sức khoẻ của mẹ tôi ngày càng kém. Năm ngoái qua Tết xong, bà lúc nào cũng cảm thấy lo lắng hoảng sợ, nhiều khi phải vỗ vỗ vào ngực mới đỡ hơn một chút. Tôi không yên tâm nên đưa mẹ đi bệnh viện khám. Bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị bệnh tim, bắt buộc phải làm phẫu thuật, chi phí phẫu thuật hết khoảng 350 triệu. Mẹ tôi vừa nghe thấy hết nhiều tiền như vậy liền quả quyết nói: "Tôi không phẫu thuật, đi về!".
Tôi nhất quyết muốn chữa bệnh cho mẹ, thế nhưng mẹ lại nói: "Làm đám cưới cho em trai con xong là mẹ hết sạch tiền, mẹ không phẫu thuật được đâu". Thật ra tôi biết, hồi bố tôi còn sống, bố mẹ kiếm được không ít tiền từ việc kinh doanh rau củ quả. Lúc bố tôi ốm, mẹ nói dùng tiền lương của tôi để chữa bệnh. Khi tôi lấy chồng, mẹ không cho tôi đồng nào, thế nên kể cả đám cưới của em trai tiêu tốn nhiều tiền đi chăng nữa thì chắc chắn mẹ tôi vẫn còn một khoản tiền tiết kiệm. Tôi biết mẹ xót tiền, nhưng đứng trước khoảnh khắc sinh tử, liệu tiền có còn quan trọng hay không?
Tôi nói với mẹ: "Mẹ, tiền phẫu thuật mẹ không phải lo, số tiền đó con và Khải chia đôi!".
Không ngờ mẹ tôi nghe vậy xong lại càng không chịu đi viện. Mẹ nói: "Cháu gái mẹ mới đang đi học mẫu giáo, tiền học mỗi tháng tiêu tốn không ít, vợ chồng em trai con cũng không kiếm được nhiều tiền, sau này chúng nó còn phải sinh đứa thứ hai, còn rất nhiều việc phải dùng đến tiền, không thể gây thêm gánh nặng cho chúng được!".
Mẹ nói vậy là tôi hiểu rồi, ý mẹ là nếu chỉ dùng tiền của một mình tôi thì mẹ sẽ phối hợp điều trị bệnh, còn không thì bà quay về nhà chờ chết. Tuy rằng nhà tôi cũng chẳng dư dả gì, thế nhưng mẹ con liền tâm, tôi làm sao có thể trơ mắt nhìn mẹ mình bị cơn đau bệnh hành hạ giày vò cơ chứ?
Vậy là sau khi bàn bạc với chồng, tất cả tiền trị bệnh của mẹ đều do tôi chi trả. Thế nhưng, điều làm tôi buồn nhất là trong suốt thời gian mẹ nằm viện, tôi không quản ngày đêm chăm sóc, em trai tôi lại viện cớ công việc bận rộn, không thể xin nghỉ phép được, tay không đi thăm mẹ đúng hai lần. Lần nào mẹ thấy em trai đến cũng vui vẻ ra mặt, còn rất quan tâm hỏi nó: "Khải ăn cơm chưa con, chưa ăn thì để chị con gọi cho mấy món nhé!". Nghe mẹ nói thế tôi cực kì khó chịu, tôi thức đêm thức hôm hầu hạ phục vụ, bà lại chưa bao giờ hỏi tôi ăn cơm chưa, có mệt hay không?
Mẹ tôi khỏi bệnh ra viện, tôi định đưa bà đến nhà em trai để hai vợ chồng chúng chăm sóc mẹ. Thế nhưng, cả Khải và vợ nó kêu chúng phải đi làm cả ngày, bản thân còn chưa chăm được, nói gì đến chăm mẹ.
Niềm vui kì lạ của người mẹ khi được con trai cho 2 triệu nhưng xin lại 400 triệu
Hết cách, tôi đành đưa mẹ về nhà mình. Mẹ về nhà tôi ở một tháng thì em trai tôi đến. Trước mặt chị gái và anh rể, em trai tôi đưa cho mẹ 2 triệu, nói: "Mẹ ơi, thời gian vừa rồi con bận quá, chẳng có lúc nào đến thăm mẹ được, 2 triệu này mẹ cầm lấy, mẹ muốn ăn gì thì mua, bồi bổ sức khoẻ mẹ nhé". Mẹ tôi vui đến nỗi cười không khép được miệng, không ngớt miệng khen: "Vẫn là con trai hiếu thảo với mẹ!". Nói xong, bà giục tôi: "Nhanh nhanh, chẳng mấy khi Khải nó đến, mau đi nấu cơm đi, để Khải ăn cơm xong hẵng về".
Ăn cơm xong, Khải nói với mẹ: "Mẹ ơi, cháu gái mẹ chuẩn bị lên lớp 1, con muốn mua một căn nhà trong khu gần trường học để tiện cho con bé đi học". Mẹ tôi đồng ý cả hai tay, ủng hộ chuyện mua nhà của Khải. Khải thấy vậy liền vội vàng nói tiếp: "Nhưng mà bây giờ chúng con vẫn chưa gom đủ tiền, còn thiếu khoảng 400 triệu nữa, mẹ có thể cho con vay được không?". Tôi cứ tưởng mẹ nghe xong sẽ lập tức từ chối, ai ngờ bà quay về phòng ngủ, lấy từ trong túi áo cũ của mình một cuốn sổ tiết kiệm ra, vội vàng cầm ra ngoài phòng khách đưa cho Khải rồi nói: "Con ơi, trong sổ này có 700 triệu, tất cả những gì mẹ còn đều ở đây, con cứ cầm lấy đi. Mẹ ở đây không cần dùng đến tiền nên để tiền cũng chẳng làm gì".
Nghe mẹ nói xong, tôi sững sờ không nói được gì. Lần này mẹ nằm viện, tôi chăm mẹ hết 15 ngày, tiêu tốn hơn 500 triệu cả tiền viện phí, phòng dịch vụ, thuốc thang, ăn uống... Chuyện này mẹ tôi biết rõ hơn ai hết, bà còn từng nói với tôi là không còn đồng nào trong người, ấy thế mà lại đưa cho thằng em tôi tận 700 triệu mà không một chút do dự gì.
Tôi lập tức đi vào trong phòng, thu dọn hết đồ đạc của bà lại, nhét túi đồ vào tay bà rồi nói: "Nếu con trai mẹ tốt như thế, mẹ cũng hết lòng thiên vị con trai mẹ, thế thì mời mẹ đến nhà con trai mẹ ở để nó có dịp bày tỏ lòng hiếu thảo với mẹ nhé, ai hiếu thảo với mẹ thì mẹ đi theo người đấy mà tận hưởng tuổi già đi!".
Nói xong, tôi đẩy cả hai mẹ con ra khỏi nhà rồi khoá trái cửa lại.
Có lẽ mẹ tôi giờ phút này đang nhảy dựng lên mắng chửi tôi là đứa bất hiếu, đuổi mẹ già ra khỏi nhà, thế nhưng tôi chẳng quan tâm. Tôi đã làm hết trách nhiệm rồi, lòng hiếu thảo của tôi, mẹ đâu có để vào trong mắt, thế nên tôi làm vậy cũng là có lý do chính đáng, phải không mọi người?
Mỗi lần trở về nhà sau chuyến đi dài, chồng tôi lại bừng bừng sức sống khiến tôi phải cắn răng chi cả trăm triệu cho anh Tôi không biết có nên để chồng tiếp tục đam mê này hay là ép anh ở nhà. Chồng tôi là một người nhanh nhẹn, thông minh, hào phóng nhưng anh ấy lại yêu thích du lịch đến mức nó trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống. Mỗi năm, không cần biết tài chính gia đình đang khó khăn hay thoải...