‘Tôi ly hôn vì một câu nói quá đáng của vợ’
Chúng tôi ly hôn. Đây không phải là cơn giận nhất thời. Sự khinh thường mà vợ dành cho tôi đã có từ lâu, nhưng câu nói cuối cùng đó mới có sức nặng đáng kể.
Tôi đã ly hôn vợ, không phải vì tất cả những mâu thuẫn giữa chúng tôi bấy lâu nay, mà chỉ bởi một câu nói quá đáng (Ảnh minh họa)
Tôi đã ly hôn vợ, không phải vì tất cả những mâu thuẫn giữa chúng tôi bấy lâu nay, mà chỉ bởi một câu nói.
Nhà bố mẹ vợ tôi chỉ có một mình vợ tôi là con, nên mặc dù nhà có điều kiện tôi vẫn chịu khó về ở rể. Sau ngày đám cưới, chính bố mẹ vợ đã mang sang nhà tôi một mâm trầu rượu nữa, trình bày hoàn cảnh và xin cho vợ chồng tôi về sống cùng ông bà. Bố mẹ tôi và cả bản thân tôi đều rất sợ cảnh ở rể nên đã thỏa thuận rất nhiều “giao kèo ngầm” để sau này tránh xung đột. Nhưng tôi không ngờ, mọi xích mích không xuất phát từ bố mẹ vợ mà lại từ vợ tôi mà ra.
Từ những ngày đầu chuyển đến nhà vợ ở, công việc của tôi vốn bề bộn nên thường xuyên phải mang về nhà làm. Buổi tối tôi đói bụng, nhưng đang dở tay làm bản vẽ nên nhờ vợ nấu cho bát mì. Vợ tôi nằm trên giường dán mắt vào laptop xem phim gắt gỏng không đi. Tôi nhờ đến lần thứ 2 thì cô ấy bật dậy quát “Anh bảo mẹ làm đi”. Tôi chưa kịp nói gì thì cô ấy hét toáng xuống lầu “mẹ ơi, nấu cho chồng con bát mì”.
Mẹ vợ tôi rất tốt, là người phụ nữ đảm đang, kiểu gì cũng đặt chồng con lên đầu mà sống, ngay cả khi tôi là con rể. Thế là lát sau mẹ vợ bê lên một bát mì, gương mặt vẫn còn ngái ngủ. Tôi áy náy với bà và thấy rất bực tính đỏng đảnh trẻ con của vợ. Cứ thử đang ở nhà chồng, cô ấy có dám hét lên nhờ mẹ chồng như vậy không? Việc này sau đó tái diễn rất nhiều lần nên lúc ở nhà vợ, muốn gì tôi đều tự làm.
Ở nhà vợ, tôi phải chịu đựng rất nhiều bất đồng khác. Thành thật mà nói, tôi có thể chịu đựng những điều đó một cách vui vẻ nếu như vợ không quá đáng. Tôi sợ mang tiếng là ăn bám nên đề nghị đưa bố mẹ vợ tiền nhà và cả tiền ăn. Nhưng ông bà nhất quyết không đồng ý, ngược lại, còn đưa chúng tôi tiền ăn của ông bà.
Video đang HOT
Vợ tôi nhiều lần nói nửa đùa nửa thật là tôi lấy cô ấy như chuột sa chĩnh gạo, được ăn được ở lại được tiền. Tôi nghe thấy đã hơi chướng tai nhưng nghĩ vợ vô tâm nên cho qua.
Nửa năm trở lại đây công ty gặp khó khăn, tôi có cổ phần ở đó nên phải dồn vốn vào đó để gây dựng. Cực chẳng đã tôi mới hỏi vay tiền riêng của vợ. Cô ấy nói để suy nghĩ 3 ngày rồi quyết định. Ba ngày sau, cô ấy đưa tôi tiền và cuộc sống chúng tôi thay đổi từ đó.
Hễ về nhà chạm mặt nhau là cô ấy lên mặt, nói sang câu thứ hai là lên giọng gắt gỏng. Nhất là khi động đến chuyện tiền, cô ấy càng kênh kiệu. Công ty không có công trình nên lương giảm, cô ấy liền bĩu môi “học 5 năm kĩ sư cuối cùng lương còn không bằng em học 3 năm cao đẳng, chồng ơi là chồng”.
Bao nhiêu năm trước tôi làm ra nhiều tiền, đưa cho cô ấy ăn uống chưng diện thì sao không nói, sao bây giờ chồng sa cơ lỡ vận lại bới móc? Tôi bực mình nhưng ở nhà vợ nên không tiện đôi co to tiếng.
Tôi càng không thích cô ấy đem chuyện riêng của vợ chồng đi buôn khắp nơi. Điều đó làm những người ngoài nhìn tôi với một con mắt khác. Họ nghĩ tôi vô dụng mới đi ở rể, rồi sau đó lại còn dày mặt vay tiền. Chuyện tôi vay tiền vợ, bỗng dưng thành đề tài chung ở xóm nhỏ này để mọi người bàn tán ra vào.
Đợt lễ vừa rồi có chú bác đằng nhà vợ lên chơi. Tôi cùng bố vợ tiếp đón rất nhiệt tình. Ông chú đằng vợ thấy tôi liền tay bắt mặt mừng chào hỏi “trụ cột của cháu gái tôi đây”. Vợ tôi vừa đi chợ về liền dửng dưng trả lời không chớp mắt “chỉ là cột rỗng thôi ạ”.
Không khí chùng xuống một lát, tôi giận lắm nhưng cố kìm. Sau đó mọi người lại vui vẻ cười nói. Tôi trách cô ấy một mà trách mình đến mười. Biết thế thà đi về lấy của mẹ tôi hay vay nóng của người khác trả lãi hàng ngày còn hơn vay của vợ để phải chịu nhục.
Ăn uống xong thì các chú ngồi bàn chuyện xây lăng đắp mộ ở quê và kêu gọi mọi người đóng góp. Tôi đang ngồi nghe chăm chú thì vợ gọi nhờ làm việc gì đấy, tôi mới nói “để anh nghe các chú nói chuyện còn biết đường mà đóng góp”.
Câu nói đó của tôi rất tự nhiên, xuất phát từ sự chân thành. Vậy mà vợ tôi nói một câu, vì câu nói này mà tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho cô ấy “Lúc nào làm ra tiền mới có tư cách ngồi nói chuyện với gia đình tôi”.
Chắc là sắc mặt tôi lúc đó trắng bệch rồi chuyển sang tím bầm. Tôi đứng dậy đi ra khỏi nhà, mặc dù biết là thất lễ với người lớn.
Từ khi yêu nhau đến giờ chúng tôi chưa từng trải qua thiếu thốn, đây là lần đầu tiên đối mặt với chuyện tiền bạc. Và cô ấy tỏ thái độ như thế. Thử hỏi ngày xưa tôi nghèo, cô ấy có lấy tôi không?
Đàn ông nghèo không mất tự trọng bằng việc bị vợ coi thường. Không phải là tôi không làm ra tiền, mà là tạm thời không được như trước kia (Ảnh minh họa)
Đàn ông nghèo không mất tự trọng bằng việc bị vợ coi thường. Không phải là tôi không làm ra tiền, mà là tạm thời không được như trước kia. Cổ phần của tôi ở công ty vẫn còn đó. Thế mà chỉ vay vợ gần trăm triệu, ngay lập tức tôi trở thành một thằng chồng phế nhân trong mắt vợ. Hóa ra cô ấy cũng tầm thường những kẻ hám tiền nhan nhản ngoài xã hội.
Thế là tôi ly hôn, chặn luôn mọi cuộc gọi của vợ. Đây không phải là cơn giận nhất thời. Sự khinh thường vợ dành cho tôi đã có từ lâu, nhưng câu nói cuối cùng đó mới có sức nặng đáng kể.
Tôi chẳng muốn lên đây kêu gọi đồng minh đứng về phía mình, chỉ muốn bày tỏ đôi chút để biết mình đang ly hôn một cách tỉnh táo. Hi vọng các chị em ở đây sẽ không ai nói ra điều gì quá đáng để làm tổn thương tới chồng và để phải hối tiếc cả đời.
Theo Afamily
Cô đơn một mảnh đời
Cô Nhài xuống ở hẳn trên thuyền ở Vực Nải đã được hơn chục năm. Ngôi nhà lá cọ ở giữa làng cả năm cô mới ghé qua đôi lần. Có việc gì lắm người ta mới thấy cô đặt chân lên đất. Quanh năm cô sống ở trên thuyền, làm bạn với cá, với sen...
Người ta kể rằng hồi trẻ cô đẹp lắm, làn da trắng muốt, tóc đen chấm gót. Vẻ đẹp mộc mạc tao nhã như hoa nhài. Đẹp là vậy mà chả ma nào thèm ngó ngàng tới, chẳng phải vì cô chanh chua, ngoa ngoắt mà ngược lại cô rất nết na thùy mị. Chỉ đơn giản là nhà cô có ổ bệnh cùi và lao. Ông nội cô bị cùi rụng hết ngón tay chân, vô phúc hai chú ruột của cô cũng bị cùi. Đến bố khỏe mạnh nên may mắn lấy được vợ, nhưng ông cũng qua đời khi vừa bước qua tuổi bốn mươi vì bệnh lao. Hai năm sau khi bố cô mất, mẹ cô vì đau buồn, vì lao lực nên cũng ra đi.
Bố mẹ mất khi hơn mười tuổi, cô được các anh chị chăm bẵm. Nghèo khó nhưng anh em vẫn sát cánh hết mực yêu thương nhau. Nhưng phận đời thật trớ trêu, cả hai anh trai cô dù khỏe mạnh nhưng đã ngoài ba mươi mà chẳng ai lấy được vợ. Làng trên xóm dưới, cứ thấy anh trai cô tán tỉnh để ý đến cô gái nào là y như rằng gia đình họ cấm tiệt. Buồn chán hai anh lần lượt vào tận vùng Tây Nguyên lập nghiệp. Chị gái cô cũng vậy, con gái có thì chị đành đi kiếm lấy đứa con để trông cậy lúc về già. Trách chi ông trời vô tình, hay chăng mấy đời trước gia đình cô đã gây nên nghiệp chướng gì cho cam nên kiếp này phải trả nợ. Chị gái cô sinh khó, đứa bé đã chết ngay trong bụng mẹ khi chưa kịp cất tiếng khóc chào đời. Chị gái cô hóa điên đã đâm đầu xuống Vực Nải tự vẫn vài ngày sau đó.
Bao lần anh trai giục cô vào Tây Nguyên ở cùng mà cô cứ khất lần. Cô bảo vào sao được khi mồ mả cha mẹ, chị gái và cháu còn ở ngoài này lấy ai hương khói. Từ ngày chị gái mất, cô chuyển lên thuyền ở Vực Nải sống bằng nghề chài lưới và trông cá thuê. Rất ít khi người ta thấy cô lên bờ, mà có lên cô cũng bịt kín mặt như sợ người khác nhìn thấy dung nhan của mình. Đến ngày giỗ, hay ngày tảo mộ cô cũng thường đi vào ban đêm. Đình đám thì cô thường không đến, người dân trong làng cũng không giao lưu tiếp xúc. Chỉ có người chủ Vực Nải là còn hay ra tiếp tế gạo và củi lửa cho cô.
Người ta lại đồn thổi rằng cô là một thây ma, cái thuyền nhỏ của cô cứ thoắt ẩn thoắt hiện trong sương sớm. Vài kẻ trộm cá đã nhìn thấy cô mặt xanh, xõa tóc lướt trên mặt nước. Tin một đồn mười, mười đồn trăm, dần dần được thêm thắt đến ly kỳ, rùng rợn như các câu chuyện ma. Để giờ đến trẻ con khóc là người ta lại dọa: "Nín ngay không cho ra Vực Nải với bà Nhài bây giờ".
Chẳng biết các tin đồn ác ý đó có đến tai cô không, nhưng ít ai dám bén bảng ra Vực Nải nữa, có lẽ vậy cũng tốt, vì bọn trộm cá cũng không dám đến. Còn cô thì ngày càng tránh né mọi người. Cô sống riêng trong thế giới của mình, thi thoảng cô đậu thuyền lại góc chị gái đã tự vẫn ngồi nói chuyện một mình. Những đêm trăng sáng cô lại trút xiêm y vùng vẫy tắm tiên giữa bạt ngàn hoa sen. Hay những trưa hè cô xõa mái tóc dài thướt ra gội trước mũi thuyền. Cuộc sống của cô thật kỳ lạ, cô hạnh phúc với những điều người khác cho là khó hiểu, an phận với tất cả những dòng chảy cuộc đời.
Theo VNE
Phụng dưỡng bố mẹ có phải là việc của con trai? Cả xóm còn mỗi nhà này chưa làm đường bê tông nối từ đường lớn của xã vào. Hôm ba anh em gặp nhau chị cười bảo: "Anh cả bốn phần, cậu út bốn phần còn anh chị cũng có hai phần góp vào làm đỡ ông bà cái đường cho ăn tết được ngon". Vậy mà cậu em xửng cồ lên: "Làm...