Tôi luôn sợ bị người khác bỏ rơi
Tôi 18 tuổi, là nữ. Từ khi còn nhỏ, tôi rất sợ bị bỏ rơi. Đó là điều tôi vừa nhận ra gần đây.
Không hiểu vì sao, nhưng đó gần như là phản ứng tự nhiên của tôi. Tôi luôn sợ mọi người sẽ ghét mình. Khi học mẫu giáo, tôi không dám phản kháng khi có bất cứ ai hiểu lầm hoặc làm điều gì không tốt với mình, thậm chí đôi khi tôi còn nhận lỗi hộ các bạn. Tôi vẫn nhớ rõ khi lên tiểu học, có một người bạn rất hay mè nheo khi tôi chơi với người khác, tuy nhiên khi bạn ấy chơi với mọi người thì lại hay trêu chọc, hắt hủi tôi. Sau đó, tôi kể với bố mẹ và cô giáo về chuyện bạn ấy bắt nạt mình. Về sau tôi hiểu đó không hẳn là bắt nạt mà bạn ấy chỉ vô tư thái quá khi tôi không đặt giới hạn cho bản thân.
Lên cấp hai, tôi trở nên tính toán hơn. Rất quý mến mọi người nhưng tôi không dám quan tâm ai quá mức. Nếu ai đó đối xử với mình vượt mức, tôi có thể đáp ứng cho họ. Tôi luôn nghi ngờ không biết họ có thật sự quan tâm hay chỉ lợi dụng, mình có thật sự xứng đáng với điều ấy không? Khi một người tôi quý mến đối xử dưới mức mong đợi, tôi sẽ thất vọng, nghi ngờ đó có phải do lỗi của mình không? Tôi chỉ thân thiết với người khác khi có thể dự đoán một kết quả chắc chắn rằng mình sẽ an toàn khi bên họ. Điều này như ăn sâu vào vô thức của tôi.
Đến cấp ba, tôi may mắn quen một cô bạn. Cô ấy luôn quan tâm tôi. Nhiều khi tôi cảm giác cô ấy là chị của mình vậy. Trong thời gian đó, tôi và cô ấy chơi chung một nhóm bạn. Khi chơi cùng mọi người, tôi luôn tỏ ra hết lòng, nghĩ rằng cuối cùng cũng có nhiều người chấp nhận tính cách thật của mình. Nhưng rồi xảy ra xích mích, tôi và cô bạn thân không chơi với nhóm kia nữa. Cô bạn tôi cho rằng đó là một điều tốt, trong khi đó lại là cú sốc với tôi. Tôi như bị mất hi vọng. Phải mất khoảng thời gian khá lâu, tôi mới hoàn toàn dứt bỏ được.
Năm lớp 12, cô bạn tôi chơi với một bạn khác. Tôi cũng làm quen với bạn đó (không biết vì sao tôi hay có xu hướng làm quen với bạn của bạn mình). Tôi rất quý người bạn đó và nghĩ bạn ấy cũng thân với mình. Dù vậy trong thâm tâm tôi vẫn có phần nghi ngờ. Cô bạn thân của tôi khá vui vẻ khi bên cạnh bạn mới và tôi sợ bị “cướp bạn”. Nhưng tôi rất ít khi thể hiện điều đó, bởi không muốn bạn mình cảm thấy bị gò bó, ép buộc, cộng thêm nhiều lý do khác không tiện nói. Trong thời gian cách ly vì dịch bệnh, tôi và người bạn kia chiến tranh lạnh. Dù đã làm hòa, tôi vẫn nhận ra cả hai chưa bao giờ là bạn thân và tôi không hề hiểu gì về bạn ấy.
Sau nghỉ dịch, cô bạn thân nói rằng cảm thấy tôi có điều gì đó rất nặng nề, u ám. Lúc đó tôi không để ý. Đến ngày bế giảng, thấy cô ấy đi chơi riêng với những người bạn khác, tôi sụp đổ hoàn toàn. Tôi có thể khóc bất cứ lúc nào, không còn hứng thú với bất cứ thứ gì, kể cả những sở thích như vẽ. Rất muốn vẽ nhiều thứ nhưng tôi chẳng cầm bút lên được. Tôi không thể tập trung vào việc học và bắt đầu dùng dao cạo cứa vào tay mỗi khi mất tập trung. Sau đó lại hối hận vì sợ rằng sẽ để lại sẹo – điều mà sau này sẽ nhắc nhở tôi về những điều dại dột mình đã làm.
Tôi bị choán bởi rất nhiều suy nghĩ tiêu cực. Không hiểu vì sao mọi người không chấp nhận mình. Tôi không giúp ích cho ai cả. Người khác luôn có cớ để từ chối, phủ nhận tôi. Tôi cảm thấy có lỗi với cô bạn thân. Nếu bản thân không ảo tưởng, chắc chắn cô ấy sẽ không cảm thấy tôi phiền toái. Tôi nhận ra mình chưa bao giờ thật sự tin tưởng bản thân, chỉ biết dựa vào người khác, khiến người khác lo lắng về mình. Tôi luôn sợ không ai cần mình và bỏ mình đi bất cứ lúc nào.
Tôi được coi là hiền vì không dám phản kháng kịch liệt và thay đổi bản thân vì người khác bảo tôi làm vậy. Ví dụ, trước đây tôi giảm cân vì bị các bạn chê mũm mĩm. Dù bây giờ cân nặng đã giảm, nhưng hình thể vẫn luôn ám ảnh tôi. Tôi hay mặc quần áo rộng thùng thình để không lộ khuyết điểm, hoặc cố gắng để đạt được một hình mẫu nào đó, chỉ mong không bị người khác chỉ trích.
Nghĩ đến cô bạn thân. Nếu tôi có thể chín chắn, trưởng thành và học giỏi như cô ấy, có phải mọi người sẽ quý mến tôi hơn? Có lúc tôi nghĩ, nếu có thể đánh đổi tài vẽ của mình để trở nên giống cô ấy, giống những gì người ngoài mong muốn, có phải mọi người sẽ quý tôi hơn? Nhưng chỉ cần hình dung ra việc mình không biết vẽ, tôi như gặp phải ác mộng. Là người luôn tìm cách yêu thương bản thân, tôi buồn khi không yêu chính mình. Tôi cảm thấy chỉ cần mình biến mất, mọi người sẽ được giải phóng.
Video đang HOT
Tôi quá mệt mỏi với những suy nghĩ của mình, không biết nên làm gì nữa. Càng cố không suy nghĩ, lại càng nghĩ nhiều hơn. Có quá nhiều thứ dồn vào tôi cùng thời điểm, lại thêm áp lực học hành, thi cử. Tôi đã cố gắng xem các bài thiền có lời hướng dẫn, tìm hiểu nguyên nhân của các loại tổn thương tâm lý, về cách chữa lành; đã tâm sự với mẹ, với cô bạn thân nhưng cuối cùng mọi người cũng quá mệt mỏi khi tôi liên tục kể lể, tỏ ra tiêu cực. Tôi biết chỉ bản thân mới giải quyết, mới chấm dứt hoàn toàn nỗi sợ bị bỏ rơi của mình, nhưng tôi không biết làm thế nào, bắt đầu từ đâu. Tôi sợ lắm. Mong chuyên gia giúp đỡ tôi trong vấn đề này.
Linh
Chuyên gia tâm lý Phong Nguyên gợi ý:
Thân chào Linh,
Qua thư toát lên một mong mỏi, nhu cầu lớn nhưng chính đáng từ bạn: là cảm giác chấp nhận và được thuộc về một nơi nào đó. Nhu cầu đó lớn đến mức bạn luôn lo rằng mọi người sẽ không chấp nhận những điểm chưa hoàn thiện của mình. Điều này lý giải được vì sao trong hầu hết các mối quan hệ, bạn thường dựng lên bức tường lớn để bảo vệ và đặt giới hạn cho bản thân. Bạn sợ cảm giác hụt hẫng sẽ ập đến nếu không nhận lại đúng thứ mình kỳ vọng. Có nhiều khả năng hiện thức hóa kỳ vọng hơn nếu phù hợp với từng giai đoạn trong mối quan hệ. Đọc đến đây có thể bạn sẽ thắc mắc: “Như thế nào gọi là phù hợp?”. Vậy bạn hãy cùng tôi đến với những phân tích dưới đây để tìm câu trả lời.
Bạn luôn tìm kiếm cảm giác an toàn khi bắt đầu một mối quan hệ. Tìm thấy một người có khả năng chấp nhận mọi đặc điểm, tính cách của bạn là viễn cảnh lý tưởng nhất mà bạn muốn có. Đây cũng chính là những gì bạn mong mỏi ở cô bạn thân. Tuy nhiên, điều này thường chỉ có thể đạt được khi hai người đã bước vào giai đoạn kết nối rất sâu sắc. Sau khi cả hai có với nhau nhiều trải nghiệm chung, thậm chí là mâu thuẫn, đổ vỡ rồi mới có thể đi đến tôn trọng sự khác biệt của đối phương. Chỉ khi đó, mỗi người mới có thể cảm nhận được sự chấp nhận thực sự của đối phương dành cho mình.
Ở thời điểm hiện tại, bạn so sánh và mong muốn mình có những đặc điểm giống cô bạn thân. Nhưng khi tình bạn tiến đến giai đoạn gắn kết vững chắc, sự chấp nhận thể hiện ở việc hai bạn nhìn nhau là hai cá thể khác biệt và độc lập. Sẽ rất khó để có thể nói rằng bạn tốt hơn hay cô ấy tốt hơn. Giống như việc bạn sẽ không thể đưa ra nhận định suông rằng nhạc hip hop hay và đáng để nghe hơn nhạc ballad. Thay vào đó, thế giới công nhận cả hai dòng nhạc này và đặt chúng bên cạnh rất nhiều các thể loại khác, tạo nên sự phong phú, đa dạng của ngành âm nhạc. Do đó, thay bằng việc hỏi đi hỏi lại rằng: “Làm thế nào để tốt như họ?”, “Làm thế nào để giỏi như họ?”, sẽ phù hợp hơn nếu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Làm thế nào để bản thân nổi bật theo cách của riêng mình?”.
Trong thư, bạn không đề cập nhiều đến hoạt động vẽ, nhưng đủ để thấy đây là sở thích bạn rất coi trọng. Có rất nhiều tâm sự bạn muốn truyền tải qua những nét vẽ nhưng lại vì nỗi sợ không được thừa nhận mà ngăn cản mình thực hiện. Bức vẽ, ngoài việc để mọi người thưởng thức, đánh giá, đó còn là công cụ để nói lên những gì bạn đang trải qua và cảm thấy. Ví như những tác phẩm của Jackson Pollock – một họa sĩ nổi danh thế giới thuộc trường phái tranh trừu tượng. Ông nổi tiếng bởi những bức vẽ theo lối vẽ vảy sơn, thoạt nhìn vào sẽ chỉ có các nét màu chồng chéo lên nhau, nhưng bức tranh của ông vẫn được đánh giá cao bởi những thông điệp mà ông gán vào. Bức tranh có giá trị cao hay thấp thường dựa vào tư tưởng mà tác giả thể hiện. Vì vậy, thay vì bộc lộ nỗi đau của qua những vết sẹo trên tay, tôi tin rằng bút, màu và giấy vẽ sẽ giúp bạn nói lên tâm tư của mình tốt hơn rất nhiều.
Có thể ở thời điểm hiện tại, bạn chưa tự tin mình có năng lực. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không thể tin tưởng vào khả năng phát triển và sự nỗ lực của bản thân. Bạn tìm hiểu rất nhiều về yêu thương bản thân, vậy chắc hẳn cũng biết rằng mỗi người sẽ có một cách yêu thương riêng. Thậm chí quá trình để họ làm được điều này cũng rất khác nhau, không ai giống ai. Nhưng điểm chung giữa họ sẽ luôn là sự tin tưởng và tôn trọng chính mình. Với bạn, có lẽ hành trình yêu thương sắp bắt đầu rồi, từ giây phút bạn thừa nhận nỗi sợ của mình.
Chúc bạn sớm có được những giây phút yên bình trong chính những suy nghĩ của mình.
Người tự ti và người hướng nội luôn khác nhau ở 8 điểm
Tự ti giống như buộc chân bạn vào một hòn đá, khiến bạn luôn đau khổ và chỉ giậm chân tại chỗ.
1. Không thoải mái chấp nhận những lời khen ngợi
Khiêm tốn là một tốt, nhưng nếu bạn không thoải mái với tất mọi lời khen ngợi của người khác, thậm chí khó chịu, chứng tỏ bạn không đủ tin tưởng vào bản thân, luôn nghĩ mình yếu kém.
2. Coi những gì mình làm được là tầm thường
Người tự ti sẽ luôn mặc định mình nằm ở dưới đáy thấp nhất của tiêu chuẩn. Với họ, những thành quả họ đạt được đều tầm thường mà bất cứ một ai khác cũng có thể thực hiện. Dù thực chất, họ đã làm rất tốt.
3. Luôn nghĩ mình thấp kém trong mắt người khác
Thay vì tập trung phát huy thế mạnh, kẻ tự ti luôn dằn vặt, day dứt mình về những thứ bản thân chưa hoàn hảo. Và nghĩ rằng người khác luôn ghét bỏ, xem thường họ.
4. Phụ thuộc nhiều vào ý kiến của mọi người
Người tự ti rất sợ bày tỏ ý kiến của riêng mình, thiếu quyết đoán, không đủ bản lĩnh để tự làm chủ tình huống. Họ luôn bất an về quyết định của mình, quá xem trọng người khác cũng như ý kiến của họ.
5. Không biết cách chiều chuộng bản thân
Họ không dám khoác lên mình những trang phục xinh xắn, lịch lãm, và luôn khước từ những điều tốt đẹp dành cho bản thân. Họ quan niệm: mình không phù hợp và xứng đáng có được nó.
6. Phản ứng thái quá khi bị phủ định
Họ lúc nào cảm thấy bức xúc khi gặp phải ý kiến trái chiều. Họ luôn sợ bản thân mình sẽ bị cô lập, bởi mình làm không tốt và quá kém cỏi.
7. Kỳ vọng quá nhiều
Thật tuyệt nếu như bạn kỳ vọng vào bản thân và đạt được thành tựu nào đó. Họ chỉ chăm chăm muốn thành công nhanh chóng, sợ hãi gặp thất bại và bị thất vọng.
8. Ghen tị
Họ không thoải mái với hạnh phúc của người khác. Và chính sự ghen tị, đố kị, so bì của họ đang dần nhấn chìm họ, khiến họ luôn bứt rứt và chẳng thể bình yên.
Bỏ rơi các con 6 năm để chạy theo ảo ảnh Sang Đài Loan (Trung Quốc) được 6 tháng, cô đã có tình cảm với anh cùng xưởng. Vui mối quan hệ mới, cô "quên" mất chồng và 2 đứa con thơ dại ở nhà... Cô ước thời gian quay trở lại, cô sẽ yêu thương các con hơn (Ảnh minh hoạ) Câu chuyện mà Thanh Tâm kể hôm nay là câu chuyện rất...