Tôi lên tiếng: Bị hết cha dượng đến anh họ hiếp dâm năm 9 tuổi, cô gái gần như hóa điên vì gia đình khuyên “im lặng cho qua chuyện”
Hồi còn nhỏ, không ai dạy tôi cách bảo vệ mình khỏi những người lớn có xu hướng tình dục lệch lạc. Và khi xảy ra chuyện, cũng không ai lên tiếng. Chính vì thế, tôi đã chiến đấu với nỗi đau bị xâm hại trong im lặng, và gần như đơn độc.
Suốt tuổi thơ mình, tôi sống trong thờ ơ và liên tiếp bị lạm dụng
Trong suốt những năm tháng tuổi thơ, tôi gần như chỉ ở với bà ngoại ở một tỉnh lẻ miền biển. Khu phố nơi tôi sống cũng là một khu vực “phức tạp”, người lao động lẫn với “dân xã hội”. Còn mẹ, mẹ vào thành phố lớn ở, thi thoảng về quê thăm tôi rồi đi, hoặc lâu lâu đón tôi tới chỗ mẹ đang ở vài hôm rồi lại đưa về, chứ không ở nhà thường xuyên với tôi.
Tôi bị xâm hại lần đầu khi mới chỉ là một cô bé 5 – 6 tuổi. Người đó là ông nội của một chị hàng xóm rất thân thiết với tôi. Tôi hay sang nhà chị chơi. Có một lần, ông ấy bế tôi lên lầu, cởi quần tôi ra và cho tay vào vùng kín của tôi. Ông ấy không thực hiện hành vi giao cấu nhưng xâm hại tôi bằng tay. Tôi rất sợ hãi…
Một lần khác, một người hàng xóm nhà ở ngay trước ngõ nhà tôi cũng đã làm hành động tương tự. Khi đấy là buổi tối, tôi đang chạy chơi với mấy đứa nhỏ trong xóm thì người này kéo tôi vào góc vắng và cũng quờ quạng trong quần tôi. Người này chỉ xâm hại tôi 1 lần, vì sau này, mỗi lần gặp là tôi bỏ chạy hoặc ông ta không gặp tôi trong điều kiện thuận tiện như trước nữa.
Người hàng xóm thứ ba đã làm nhục tôi thì khá nổi tiếng trong xóm về việc bệnh hoạn này. Đa phần mấy đứa nhỏ trong xóm đều thấy ông ta là bỏ chạy, vì ông ta có hành vi dâm ô với hầu hết những đứa trẻ ông gặp. Người đàn ông này bị tâm thần nhẹ, không có gia đình hay vợ con gì…
Đến khi tôi khoảng 9 – 10 tuổi, tôi đã trải qua một biến cố khủng khiếp. Bạn của mẹ tôi, hay nói đúng hơn là người từng làm ba dượng tôi trong một khoảng thời gian ngắn là người thứ tư lạm dụng tôi. Trong trí nhớ của tôi, ông ấy rất giàu có, đi chiếc xe hơi màu đen.
Ông ấy lớn hơn mẹ tôi khá nhiều tuổi, có cái đầu hói hói. Ông ấy rất chiều chuộng tôi, cho tiền để mẹ mua xe đạp mới cho tôi, chở tôi đi mua mấy chục cuốn đĩa hoạt hình barbie.
Lần đầu tiên tôi bị ba dượng xâm hại, đó là khi ông ấy nói mẹ dẫn tôi qua nhà ông ấy chơi và ngủ lại đêm luôn. Mờ sáng, tôi giật mình tỉnh dậy vì ông ấy đang vuốt ve tôi, hôn lên mặt tôi, rồi bảo tôi ngủ tiếp đi.
Một dịp khác, mẹ tôi bận việc gì đấy, và để tôi đi về quê ba dượng cùng ông và ba mẹ của ông. Tới nơi, ba mẹ ông ấy xuống nhà con cháu ở, còn ông ấy dắt tôi đi thuê khách sạn khá lớn ở trên gần phố chợ và cho tôi 100.000 đồng. Thời điểm cách đây hơn 10 năm, 100.000 đồng với một đứa trẻ quả là một gia tài.
Tôi vẫn nhớ, ông ấy thuê một phòng có hai giường. Tối hôm ấy, ba dượng mở tivi cho tôi xem, còn ông ấy nằm giường kế bên. Khi tôi đang ngủ, ông ấy đè lên người tôi, thở mạnh và nói nhỏ rằng: “Con chiều ba đi, ba thương…”. Tôi chống cự được một lúc thôi… Rồi chuyện gì phải xảy ra nó cũng xảy ra…
Sáng hôm sau, ông ấy dẫn tôi ra chợ, mua cho tôi mấy con búp bê và hai bộ quần áo, không quên dặn tôi là đừng kể gì với mẹ. Sau hôm đấy, tôi đòi ông ấy dẫn xuống chung với nhà bà con của ông – nơi ba mẹ ông ấy đang ở, nhất quyết không chịu ở khách sạn nữa.
Video đang HOT
Người cuối cùng làm chuyện kinh khủng đó với tôi là một người họ hàng rất gần. Tôi nhớ, người đó có sở thích xem phim sex, sau đó kéo tôi lên gác… Chuyện này tái diễn vài lần, vì tôi và người họ hàng đó sống cùng một nhà. Tôi không biết cách tránh, và cũng sợ… Cho đến khi anh trai của người họ hàng đó nhìn thấy và cãi nhau với người đó, mọi chuyện mới chấm dứt.
Tôi đã vượt qua, trong im lặng và gần như đơn độc
Sau những lần bị lạm dụng như thế, tôi kể cho ngoại và chị của ngoại nghe trong nỗi hoảng sợ. Nhưng lần nào cũng vậy, ngoại đều khuyên tôi nên bỏ qua, khép lại quá khứ và sống tiếp. Có lẽ, ngoại không tin tôi, hoặc sợ mất lòng người này người kia, sợ làm lớn chuyện lên thì ảnh hưởng đến gia đình.
Những người lớn xung quanh tôi, khi biết chuyện đều im lặng với những kẻ xâm hại tôi, có lẽ, vì họ coi đó không phải việc của họ. Cũng không ai nghĩ đến chuyện đưa tôi đi khám hay tố cáo gì cả.
Mẹ tôi thì không biết việc nào trong số tất cả những chuyện kinh khủng đó. Mẹ và tôi không thân nhau lắm, nên tôi cũng không chia sẻ gì với mẹ. Chẳng hiểu sao tôi tin rằng, kể cả lúc đó tôi có mách mẹ, mẹ cũng không tin và quy kết cho tôi tội gì đó thôi.
Có lẽ vì mẹ sinh tôi năm 18 tuổi, khi còn quá trẻ và chưa chuẩn bị tinh thần để làm mẹ. Có lẽ vì sau khi mẹ mang thai tôi, ba tôi đã rời bỏ hai mẹ con. Có thể vì chuyện đó, tôi không được mẹ yêu thương cho lắm. Bản thân mẹ cũng có lúc có những hành vi rất bạo lực với tôi.
Lúc nhỏ, có giai đoạn tôi ở nhiều với mẹ và thường bị mẹ đánh vì những việc nhỏ nhặt như đi tắm trễ, đi học không về nhà ngay mà ghé qua nhà sách… Có lần, mẹ còn cầm dao rượt tôi chạy quanh chợ, đến mức những người xung quanh thấy vậy, vội vàng mở cửa cho tôi vô nhà người ta trốn đỡ.
Thậm chí, mẹ còn từng ghen tuông với tôi, khi một người bạn trai của mẹ cho tiền tôi ăn sáng. Hai người cãi nhau, và mẹ nổi giận với tôi, đánh tôi ra máu đầu. Một lần khác, mẹ cũng quẹt hộp quẹt, hơ giữa bắp đùi tôi và mắng tôi bằng những từ ngữ rất tục… Thế nên có nói với mẹ cũng chẳng ích gì.
Hồi đó, không ai dạy tôi cách bảo vệ mình khỏi những người lớn có xu hướng tình dục lệch lạc. Và khi xảy ra chuyện, cũng không ai lên tiếng. Chính vì thế, tôi đã chiến đấu với nỗi đau bị xâm hại trong im lặng, và gần như đơn độc. Tôi không nhớ tính cách mình trước những chuyện kinh khủng đó như thế nào, chỉ nhớ là sau đó, tôi hành xử bạo lực với bạn bè, hay phản ứng, không nghe lời người lớn lắm và có xu hướng tự kỷ.
Tôi vẽ rất nhiều, vẽ linh tinh những bức tranh không có ý nghĩa gì cụ thể, như một cách tự giải tỏa chính mình. Mẹ thấy tôi vẽ là lại ngứa mắt, dọa sẽ bắt tôi ăn hết những bức vẽ của mình. Nhưng tôi không thể ngừng được việc vẽ, và tôi xé nhỏ từng mẩu tranh của mình, nhai, nuốt chúng rồi uống nước. Sau đó, tôi phát hiện ra có thể vẽ lên các mặt bàn, và thế là tôi tự do vẽ mà không phải ăn chúng nữa.
Cho đến năm tôi 13 tuổi, những kẻ xấu vẫn xuất hiện, nhưng lúc đó, tôi đã có ý thức rồi. Tôi biết giá trị của mình và biết những việc mình có thể làm để thoát khỏi những kẻ xấu đang muốn dụ dỗ, lợi dụng tôi. Nên từ đó, tôi không cho phép mình để mình bị xâm hại nữa.
Đừng im lặng, đừng bảo vệ những kẻ ấu dâm, dù cho đó không-phải-chuyện-của-bạn
Tất cả đã là chuyện quá khứ. Tôi không thể quên, chắc chắn rồi, làm sao có thể quên được gương mặt, cảm giác ghê tởm của những kẻ đã chạm vào cơ thể mình, làm đau mình hồi nhỏ. Nhưng tôi không chối bỏ quá khứ kinh khủng đó, vì nó là một phần con người tôi, cuộc sống của tôi. Tôi vẫn đối diện với nó khi cần đối mặt, cũng như tôi vẫn có thể gặp gỡ bình thường với những người từng xâm hại mình, như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Tôi đã sống quá dài trong im lặng, nhưng điều đó không có nghĩa, tôi cảm thấy ổn vì chuyện đó. Tôi cũng từng giấu giếm chuyện này, vì xấu hổ, vì mặc cảm, vì sợ nói ra thì người ngày, người kia sẽ không yêu thương mình nữa, sẽ khó tìm được ai đó thật lòng. Nhưng tôi bắt đầu nghĩ khác. Tôi là nạn nhân. Tôi không có lỗi. Tôi không nên cảm thấy mặc cảm vì tội lỗi của kẻ khác trút lên đầu mình, đúng không?
Còn những người ở bên cạnh tôi, tôi nghĩ cũng đã đến lúc họ nên biết, nên hiểu tôi đã phải trải qua chuyện gì, biết những vết thương của tôi, dù đã lành sẹo nhưng vẫn âm ỉ nhói đau. Và quan trọng hơn, tôi cần nói, để có thể tiếp tục sống, để bước tiếp vào tương lai của mình. Chúng ta không thể dừng mãi ở một chỗ, phải không?
Tôi không biết điều gì đã tạo ra những kẻ ấu dâm, những kẻ có thú vui bệnh hoạn là làm đau trẻ nhỏ. Tôi cũng không biết nó có thực là một “căn bệnh” và cần được chữa trị như những chuyên gia về thần kinh học nói hay không. Tôi cũng không trách những người thân của tôi vì đã im lặng và khuyên tôi im lặng. Nhưng có một điều chắc chắn, tôi sẽ không tiếp tục im lặng nữa.
Tôi đã im lặng quá đủ về chuyện của mình, và cảm thấy cần phải nói ra, để biết đâu, nhờ vậy mà ít hơn những em bé bị tổn thương như tôi. Im lặng tức là đồng ý, bạn nghe câu đó chưa? Đừng im lặng như những người quanh tôi, như tôi trong quá khứ, vì bạn thấy những gì đã xảy đến với tôi rồi đó.
Tôi luôn cảm thấy phục những gia đình dám đứng lên tố cáo những kẻ xâm hại con, cháu mình. Họ đã vượt qua nỗi sợ mang tiếng và xấu hổ, nỗi sợ bị trả thù. Và đến lượt tôi, tôi hiểu, chính mình cũng cần ngừng im lặng, bởi đó chưa bao giờ là một cách tốt để giải quyết vấn đề…
Theo afamily.vn
Còn đau nhưng không tiếc
Ngày anh cưới vợ, tôi nằm vùi, cố nhớ lại vì sao chúng tôi chia tay, dù không thể tin đó đúng là lý do. Nhưng thôi, đúng hay không thì anh vẫn đang là chú rể mà cô dâu không phải tôi.
Chia tay một cuộc tình - chuyện bình thường trên đời, chỉ vì cô dâu là con của đại gia mà tôi thành ra bẽ bàng, đáng thương trong mắt nhiều người. Thông cảm có, ác ý có, hoặc đơn giản là đưa chuyện, tin về cuộc sống vợ chồng anh cứ bay đến tai tôi; rằng chuyên ngành ô tô như anh, tay nghề giỏi cỡ nào mà không phải đại gia thì suốt đời chỉ làm công cho thiên hạ. Chứ gì nữa, ai dám giao chiếc xe trị giá cả tỷ đồng cho một kỹ sư quèn không tên tuổi. Cứ cho là may mắn được chủ xe tin tưởng, tiền đâu thuê mặt bằng đủ chỗ cho cùng lúc vài ba chiếc xe hơi, nhất là có những chiếc phải nằm dài ngày để đợi một bộ phận nào đó gửi mua tận bên kia đại dương...
Sau đám cưới, anh nghiễm nhiên thành ông chủ. Gia thế bên vợ giúp xưởng của anh luôn nhộn nhịp. Thỉnh thoảng, thấy anh xuất hiện lịch lãm trên ti vi, trong một chương trình truyền cảm hứng cho các bạn trẻ khởi nghiệp. Người dẫn chương trình hỏi câu quen thuộc: phía sau thành công của người đàn ông là bóng dáng người phụ nữ, anh mỉm cười trả lời, không phải phía sau mà vợ anh luôn là người bạn đồng hành.
Em gái tôi bĩu môi trước khi tắt phụt ti vi. Mẹ tôi ấn vai tôi xuống ghế, mở lại ti vi, bắt tôi ngồi xem trọn chương trình. Mẹ nói, cuộc đời trêu ngươi lắm, biết đâu có lúc tôi gặp vợ chồng anh, mẹ không muốn tôi phải né tránh hoặc lúng túng trong cuộc đụng độ đó. Nhìn và nghe vợ chồng anh trên ti vi là cách tập dợt cho tôi sau này.
Rồi tôi cũng đã có thể bình thản tham gia những cuộc trò chuyện mà lan man thế nào cũng sẽ nhắc đến anh. Có người sửa xe ở xưởng của anh, mời cậu thợ uống ly cà phê, nghe được chuyện chỉ trong nhà mới biết. Nhìn ông chủ xưởng oai phong vậy, nhưng khách muốn giảm giá thì phải gặp cô vợ mới được. Ờ, giao cho đàn bà trông coi chuyện tiền bạc là đúng rồi, nhưng có lần gặp khách quen, ông chủ tự quyết giá cả, bị cô vợ "sạc" xối xả.
Anh em thợ hỏi nhau, sao ông chủ không bỏ tiền túi bù vô cho yên thân. Nhưng có đâu mà bù, cô vợ siết chặt lắm. Có lần, camera ở xưởng ghi lại được cảnh ông chủ đưa tiền cho một bà nào đó, nói là bà con ở quê tới nhờ giúp, cô chủ không tin, ghen tuông ầm ĩ. Nghe đâu ông chủ đòi ly hôn, cha mẹ vợ tuyên bố, con cái trong nhà thì tạo điều kiện cho làm ăn, còn nếu tính chuyện làm người dưng thì tiền thuê xưởng mỗi tháng nhân với 3 năm ở rể, trả đủ rồi muốn đi đâu thì đi...
Hèn chi dạo này không thấy anh lên ti vi truyền cảm hứng nữa. Em gái tôi hả dạ lắm, còn mẹ tôi thì thở dài, đừng có dại nghe con, tình cũ không rủ cũng tới, đừng có xót xa rồi lạc lòng. Mẹ không biết, nỗi buồn trong tôi vẫn còn đó, nhưng tôi không mong hồi sinh một tình yêu khiến mình tổn thương. Tôi thầm cảm ơn số phận, chứ nếu đến khi làm vợ, tôi mới nhận ra con người thật của anh thì khổ biết chừng nào.
Nghe chuyện của anh, tôi cứ thắc mắc sao cô vợ xử sự như vậy. Ngày đó, cô thừa biết anh đã có người yêu, nhưng vẫn sử dụng lợi thế giàu có để lôi kéo anh; sao giờ lại dùng tiền bạc để làm nhục chồng. Có lẽ vì cô ấy từng hy vọng một điều khác, nhưng rồi nhận ra chỉ có tiền mới khiến chồng biết đau, còn bản thân cô cũng chỉ như chiếc xe đắt tiền trong xưởng mà thôi.
Ảnh minh họa
Có thể có tình yêu đến sau hôn nhân không? Kẻ bảo có, người nói không, chỉ là thói quen thôi. Nhưng sống với nhau chỉ vì thói quen thì có cảm xúc không? Có, cảm xúc của sự sở hữu. Mà bản chất của tình yêu là vì người mình yêu còn sự sở hữu, vì chính mình. Khác biệt lắm mà lại rất dễ nhầm lẫn. Tôi không muốn rơi vào bi kịch, nhất là điều tiếng về vợ chồng anh đã lan khỏi xưởng.
Vậy nên, thay vì làm theo lời khuyên của mẹ - thẳng thừng đối diện, tôi chọn cách né tránh, cho lành. Nói gì thì nói, thương ghét gì thì anh cũng có mặt trong ký ức đời tôi. Tôi tự nhủ, không nên thử thách trái tim mình. Chẳng phải bỗng nhiên mà những kẻ từng yêu nhau chúc nhau hạnh phúc. Giờ tôi đã hiểu, chúc người ta hạnh phúc cũng là giúp cho mình được yên ổn.
Tự chữa lành vết thương là điều không dễ dàng. Tôi muốn quá khứ ngủ yên, nhưng chẳng hiểu cố tình hay chỉ tình cờ, anh gặp tôi trong siêu thị. Tôi như lọt thỏm giữa đám đông hay là đám đông bỗng dạt ra rất xa, chỉ còn lại tôi đối diện với nỗi đau trỗi dậy từ quá khứ.
Cảm ơn mẹ đã bắt tôi xem trọn chương trình ti vi ngày nào, nên lúc này tôi có thể nhanh chóng vượt qua cơn choáng, bình tĩnh mỉm cười chào lại anh, khi anh hỏi em ổn không. "Em vẫn ổn...", tôi kịp giữ phần còn lại của câu chào hỏi kinh điển. Tôi không muốn nghe anh kể lể. Đôi mắt anh cho tôi thấy lời hối tiếc và xin lỗi sắp bật ra. Chẳng để làm gì nữa. Tôi không chối là nỗi đau trong tôi thỉnh thoảng vẫn còn nhói, nhưng một mình anh hối tiếc được rồi.
Nguyên Hương
Theo phunuonline.com.vn
Mẹ chồng tương lai coi thường thông gia vì không "môn đăng hộ đối", tới ngày cưới bà sượng mặt khi thấy thứ mẹ trao cho tôi Khoảnh khắc thấy mẹ đẻ trao của hồi môn cho tôi, mẹ chồng tôi mặt biến sắc. Tôi biết bà có lẽ đang sượng sùng lắm vì đã coi thường gia đình tôi. Tôi sinh ra trong một gia đình có tnruyền thống làm kinh doah nhiều đời. Chính vì thế, bố mẹ tôi thuộc dạng giàu có, sở hữu nhiều bất động...