Tôi là bố đơn thân lại yêu người đã có con riêng
Tôi muốn bù đắp cho Nga những tổn thương em đã phải gánh chịu thời gian trước đó. Tôi tự tin sẽ là người chồng, người bố tốt của con cô ấy.
Tôi gặp Nga trong đám cưới bạn thân. Tôi bên đằng nhà trai, bạn của chú rể, còn Nga là bạn của cô dâu. Dường như có một mối nhân duyên kì lạ giữa chúng tôi nên vừa gặp Nga tôi đã cảm thấy một cảm giác vô cùng thân quen gần gũi. Tôi tìm cách nói chuyện với em, xin số điện thoại và từng bước tiếp cận em.
Nhờ sự trợ giúp của cặp cô dâu chú rể bạn tôi nên vấn đề tiếp cận với Nga cũng thuận lợi hơn. Nga đồng ý kết bạn, còn cho phép tôi đến nhà chơi. Hóa ra hoàn cảnh của Nga cũng có chút tương đồng với tôi. Em là mẹ đơn thân của một bé gái 4 tuổi.
Em từng yêu và hết mình với một cậu bạn thân. Cuộc tình thanh xuân này kéo dài hai năm, sau đó cậu bạn đi du học và ở lại Đức lấy vợ luôn bên đó, bỏ mặc em với cái thai đang lớn dần lên trong lần cuối về thăm người yêu. Hiện giờ hai mẹ con Nga sống cùng bố mẹ cô ấy trong căn nhà nhỏ xinh xắn.
Càng tiếp xúc với Nga tôi càng cảm mến em. Ở em vừa có sự dịu dàng, nữ tính, vừa có nét mạnh mẽ, độc lập rất quyến rũ. Chúng tôi yêu nhau một thời gian thì tôi ngỏ lời muốn cưới em làm vợ. Nhưng trái với tưởng tượng của tôi, Nga dứt khoát nói lời từ chối chuyện cưới hỏi của tôi.
Dù đã ra sức thể hiện tình yêu với Nga, tôi vẫn chưa thuyết phục được cô ấy thay đổi nỗi sợ trong lòng (Ảnh minh họa: Freepik).
Lý do em đưa ra là chúng tôi đều đơn thân nuôi con, con của em là con gái, con tôi là con trai, Nga sợ khi về chung một nhà, hai đứa trẻ sẽ khó hòa hợp. Chưa kể Nga lo sợ rằng ngay chính chúng tôi cũng khó có thể trở thành ông bố, bà mẹ tuyệt vời trong mắt những đứa con riêng của vợ/ chồng mình.
Video đang HOT
Nga lo lắng cho một tương lai mà trong đó có rất nhiều rắc rối giữa chuyện con anh, con em, con chúng ta. Thực ra tôi đều hiểu mọi lo lắng của em. Đấy cũng chính là nỗi sợ của tôi thời điểm sau khi vợ tôi qua đời cách đây 4 năm. Tôi có rất nhiều cơ hội để gặp gỡ và làm quen người mới nhưng tôi đều không muốn tiến tới bởi một vài lý do, trong đó có cả lý do giống như Nga đang lo sợ hiện giờ.
Tuy nhiên khi gặp được Nga, tôi biết tôi đã tìm được đúng người phụ nữ cho tôi cảm giác muốn được yêu thương, chăm sóc. Tôi muốn chúng tôi cho nhau cơ hội để hướng tới hạnh phúc của đời mình thêm một lần nữa. Tôi muốn được bù đắp cho Nga những tổn thương em đã phải gánh chịu thời gian trước đó.
Tôi tự tin sẽ là người chồng, người bố tốt của con cô ấy. Nhưng mặc cho tôi ra sức thể hiện tình yêu thì tôi vẫn chưa thuyết phục được cô ấy thay đổi nỗi sợ trong lòng. Chặng đường hôn nhân của tôi có khả năng bất thành bởi đủ mọi nỗi lo trong lòng Nga.
Cô ấy sợ cuộc sống còn nhiều thay đổi, sợ cảnh anh trai, em gái không máu mủ ruột già, sợ cảnh bố dượng với con gái riêng, sợ bản thân cô ấy không làm tốt vai trò mẹ kế, sợ con trai tôi phản đối cuộc hôn nhân này, sợ giữa chúng tôi không thể toàn tâm toàn ý lo lắng yêu thương cho nhau như một gia đình bình thường được.
Tôi nhờ mẹ Nga khuyên bảo cô ấy. Tôi muốn tìm đồng minh, tìm người có tiếng nói để cùng với tôi tác động vào cô ấy, để cô ấy hiểu được suy nghĩ và tấm lòng chân thành của tôi. Nhưng cho đến giờ tôi vẫn không lay chuyển được quyết định của em, tôi không biết mình phải làm thế nào trong trường hợp này.
Từng bước loại bỏ cơ sở, ngành đào tạo yếu kém
Năm 2023, Bộ GD&ĐT dự kiến không ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non.
Một lớp học của Trường THCS&THPT Bá Thước. Ảnh: NTCC
Cơ bản ổn định tuyển sinh
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên trên cả nước công bố Quy chế tuyển sinh đại học năm 2023. Quy chế này được trường áp dụng với các khóa tuyển sinh từ ngày 1/1/2023. Quy chế nêu rõ: Hàng năm trong Đề án tuyển sinh, trường công bố quyết định một hoặc một số phương thức tuyển sinh (thi tuyển, xét tuyển/xét tuyển kết hợp hoặc kết hợp giữa thi tuyển với xét tuyển), áp dụng chung cho cả trường hoặc áp dụng riêng cho một số chương trình, ngành, lĩnh vực và hình thức đào tạo. Một chương trình, ngành đào tạo có thể sử dụng đồng thời một số phương thức tuyển sinh.
PGS.TS Bùi Đức Triệu - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân) - cho hay: Trong thời gian tới, nhà trường sẽ giữ chỉ tiêu tuyển sinh ổn định ở mức như hiện nay với phương thức xét tuyển chủ yếu là xét tuyển kết hợp, tinh giản theo hướng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TPHCM hoặc của các trung tâm khảo thí độc lập (nếu có) kết hợp Chứng chỉ quốc tế (SAT, ACT, IELTS...).
Với mỗi phương thức tuyển sinh, nhà trường quy định rõ các tiêu chí đánh giá, xét tuyển và cách thức sử dụng kết hợp các tiêu chí để phân loại, xếp hạng. Đồng thời xác định điều kiện trúng tuyển đối với thí sinh theo yêu cầu của chương trình, ngành đào tạo. Tiêu chí đánh giá, xét tuyển phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học chương trình, ngành đào tạo.
Năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST) giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh và tăng số đợt thi đánh giá tư duy. Tại buổi tổng kết công tác tuyển sinh năm học 2022 - 2023, đại diện đơn vị này cho biết: Dự kiến năm 2023 giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh: Xét tuyển tài năng; xét điểm kỳ thi đánh giá tư duy và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Riêng Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến gồm 3 đợt: Tháng 5, 6 và 7 năm 2023, tăng 2 đợt so với năm 2022.
Thí sinh tham dự Ngày hội tuyển sinh, hướng nghiệp của ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: NTCC
Đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp
ThS Phạm Văn Thuận - Trưởng phòng Truyền thông và Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Tây Nguyên - thông tin, nhà trường đang xây dựng Quy chế tuyển sinh đại học năm 2023. Dự kiến, công tác tuyển sinh của trường cơ bản ổn định như năm 2022. Các phương thức tuyển sinh và tổng chỉ tiêu tuyển sinh cũng không thay đổi. Tuy nhiên, một số ngành sẽ không tổ chức tuyển sinh.
Trước thông tin về công tác tuyển sinh năm 2023, các trường THPT đã và đang đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh. Cô Hà Thị Thu - Hiệu trưởng Trường THCS&THPT Bá Thước (Thanh Hóa) - cho biết, trước mắt nhà trường giao cho giáo viên chủ nhiệm tư vấn, hướng dẫn học sinh lớp 12 chọn ngành, nghề, chọn trường. Hoạt động này được lồng ghép qua buổi sinh hoạt lớp, tập thể.
Theo dự kiến, công tác tuyển sinh năm 2023 cơ bản ổn định như năm nay. "Do đó, chúng tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nghiên cứu Quy chế năm 2022 để nắm rõ phương thức tuyển sinh. Từ đó cân nhắc, lựa chọn nguyện vọng đăng ký xét tuyển phù hợp khả năng, sở thích, sở trường và mong muốn của mình" - cô Thu tư vấn.
Cô Nguyễn Phương Lan - Hiệu trưởng Trường THPT Lục Nam (Bắc Giang) - khuyến cáo, học sinh nên nghiên cứu thật kỹ cơ sở giáo dục đại học mình dự kiến đăng ký xét tuyển. Tra cứu thông tin trên website của trường đại học để tìm hiểu về Đề án tuyển sinh, quy chế tuyển sinh trường đó. Qua đó, cập nhật thông tin mới và chính thống nhất của nhà trường. "Những thông tin về chủ trương, chính sách trong tuyển sinh, chúng tôi nhắc nhở học sinh nắm bắt từ thông báo của nhà trường hoặc tìm hiểu trên website của Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT" - cô Lan chia sẻ, đồng thời lưu ý: Các em không nên tra cứu lan man trên mạng, tránh bị nhiễu thông tin.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) - nhấn mạnh, Bộ đề nghị các cơ sở giáo dục đại học hoàn thiện Đề án tuyển sinh năm 2023. Lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh, thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành; tránh làm cho các phương thức tuyển sinh trở nên phức tạp, rắc rối đối với thí sinh. Đồng thời, định hướng công tác tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Bộ GD&ĐT tiếp tục hoàn thiện quy định về danh mục ngành, mở ngành và xác định chỉ tiêu tuyển sinh. Mặt khác, tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo về thẩm quyền và điều kiện khi mở ngành; xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nhất là điều kiện bảo đảm chất lượng. Bộ sẽ xử lý nghiêm cơ sở đào tạo tuyển sinh vượt năng lực, vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, sự cạnh tranh lành mạnh, minh bạch trong tuyển sinh buộc các cơ sở đào tạo phải nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo và dịch vụ hỗ trợ người học, đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo. Qua đó, giúp toàn hệ thống giáo dục đại học loại bỏ những cơ sở đào tạo, ngành đào tạo yếu kém, nâng cao chất lượng tuyển sinh và chất lượng đào tạo đại học từng bước được nâng cao.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy cho biết, Bộ sẽ hoàn thiện quy chế tuyển sinh, các phương thức tuyển sinh và hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung cho toàn hệ thống. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Từ đó, tạo ra sự chuyển biến lớn và từng bước ổn định công tác tuyển sinh đại học trong thời gian tới.
Nhân viên Twitter kể khổ Những người còn lại ở Twitter sẽ phải gánh chịu mớ hỗn độn Musk để lại và chịu sự kiểm soát của một cấp trên khó chiều, thích đổi ý. Các nhóm nhân viên tại Twitter đã tung ra nhiều tính năng mới với tốc độ chóng mặt, trong bối cảnh hỗn loạn do kế hoạch sa thải hàng loạt. Ảnh: Getty Images....