Tôi kiệt quệ vì bố mẹ vợ
Không biết trên đời có ai làm rể mà khổ như tôi không.
Lúc nào, tôi cũng &’được’ bố vợ gợi ý thẳng: &’Hai đứa mua cho bố mẹ cái máy sưởi’ hoặc hộp thuốc bổ, gói chè, thùng bia. Có khi sang chơi, bố vợ còn chìa hóa đơn điện, nước bảo tôi thanh toán.
Tôi lấy vợ được hơn 2 năm và đang nuôi con nhỏ. Hai vợ chồng tôi đều là viên chức nhà nước. Bố mẹ vợ cũng là viên chức nghỉ hưu, có nhà cao cửa rộng, tuy không giàu có những cũng đủ ăn. Vợ tôi là con cả, sau còn một cậu em út mới học xong nhưng chưa xin được việc. Bố vợ tôi có lần còn nói thẳng: “Hai đứa cho em nó 2-3 chục (triệu) để tìm việc”. Tôi chưa kịp phản ứng thì vợ tôi đã hứa là sang tháng đến kỳ rút tiết kiệm thì sẽ cho em ít tiền. Tôi bị shock vì cách ứng xử của vợ. Không phải tôi tiếc tiền hay ki keo gì với nhà vợ nhưng vợ tôi hay tự ý giúp nhà mình. Tôi có góp ý thì còn bị trách ngược là so đo tính toán khiến tôi mệt mỏi.
Nào có phải vợ chồng tôi giàu sang gì cho cam, đi làm công ăn lương cũng phải khéo chi tiêu mới đủ nuôi con nhỏ. Bây giờ, vợ tôi đưa con về ông bà ngoại chăm nom, tôi càng khổ hơn. Tuần tôi sang thăm vợ con khoảng 2-3 buổi nhưng lần nào cũng “được” bố mẹ vợ (nhất là bố vợ) gợi ý: “Lắp cho bố cái tủ bếp, cái đèn sưởi nhà tắm”, “Mua cho bố thùng mỳ tôm, chai nước mắm, lọ tương ớt”… Bố nói thế, tôi không thể không đi. Vợ tôi cũng hùa vào rồi giục tôi đi mua đồ cho bố mẹ. Nhiều thứ lặt vặt gom lại khiến tôi nhiều khi lâm vào cảnh “cháy túi”. Kể với vợ thì vợ tôi gắt lên là kể khổ, có đáng bao nhiêu mà kể, nào là đàn ông mà “co co” như thế thì chẳng bao giờ khá lên nổi…
Tôi đã quá mệt rồi, không biết phải giải quyết ra sao nữa?
Ý kiến tư vấn
Nếu không được vợ thông cảm, có lẽ bạn sẽ khó “thoát” khỏi tình cảnh này. Trước hết, bạn nên trao đổi và thống nhất chuyện chi tiêu với vợ bạn. Sau đó, mỗi lần mua giúp nhà vợ thứ gì mà ngân sách cạn kiệt, bạn nên tìm vợ “ứng cứu” trước, thay vì tự móc tiền túi để rồi bị thâm hụt. Tất nhiên, không nên thứ gì hay cái gì cũng ghi ra rồi đem cho vợ xem vì như thế, vợ bạn sẽ đánh giá chồng chi li, tính toán từng tý một. Nhưng mua gì, hết bao tiền, hao hụt để tiền tiêu vặt của bạn hàng tháng thế nào thì vợ bạn nên biết… Từ đó, cô ấy mới biết thông cảm và hiểu cho nỗi niềm của bạn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Video đang HOT
"Chỉ mong có một ly sữa mỗi tuần cho các cháu"
Chỉ mong mỗi tuần các cháu được một ly sữa, uống một viên thuốc bổ để khỏi bị suy dinh dưỡng mà vui chơi, học tập là niềm vui lớn của các cô giáo dạy trẻ mầm non nơi đây lắm rồi".
Đó là lời mong mỏi của cô Ngô Thị Thanh Nga - phó hiệu trưởng Trường mẫu giáo Sơn Ca (xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam) khi dẫn chúng tôi đến thăm điểm trường Tà Lâu và Phú Son đặt tại 2 thôn đặc biệt khó khăn của xã Ba.
Có đến tận nơi thăm trường và chứng kiến các cháu mầm non mà đa số là con em dân tộc Cơ tu vui chơi, học tập trong điều kiện hết sức khó khăn của một xã vùng cao thì mới thấy chạnh lòng và thấm thía lời chia sẻ của cô giáo Nga. Làm sao mà không thương cảm khi một lớp chỉ vẻn vẹn 24 cháu mà phải ghép đến 2 độ tuổi, trong số đó có đến 65% là bị thấp còi, suy sinh dưỡng.
Thiếu thốn đủ bề
Buổi sáng vùng cao sương mù còn dày đặc đã thấy các cháu bé đầu trần chân đất, ăn mặc phong phanh đi bộ đến trường. Cha mẹ các cháu phần lớn thuộc hộ nghèo và cận nghèo, phải bươn chải ruộng vườn, nương rẫy để kiếm sống nên cũng không có nhiều thời gian để chăm sóc con em. Khi hỏi : "Bố mẹ không đưa đi học à?", cháu ALăng Thị Bênh khẽ gật đầu: "Đi làm hết rồi, tự đến trường thôi".
Lớp học ghép 2 độ tuổi 3 và 4 có đến 65% trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Hai điểm trường thôn đặc biệt khó khăn Phú Son và Tà Lâu của Trường mẫu giáo Sơn Ca có tổng số học sinh là 105 em chia thành 4 lớp, trong đó 90% là trẻ em người dân tộc Cơ tu. Mỗi điểm trường có 2 lớp, phải học ghép lớp trong điều kiện hết sức khó khăn. Phòng học chỉ có vài bộ bàn ghế gỗ, vài ba tấm chiếu để trải nền khi giá rét còn đồ chơi cho trẻ nơi đây là những mẫu gỗ thừa, những phế phẩm như miếng xốp, vỏ hộp sữa chua, vỏ sò vỏ ốc... Tất cả được các cô giáo tận dụng cắt dán, tạo hình để làm đồ chơi.
Một nhóm vài ba cháu ở lớp ghép 2 độ tuổi 3 và 4 ngồi bệt xuống nền phòng học đang chồng chất, sắp xếp những mẫu gỗ lên nhau. Các cháu hăng say xếp hình và trò chuyện với nhau bằng tiếng Cơ tu, chúng tôi nghe mà không hiểu được. "Các cháu bàn với nhau cách xếp gỗ để xây thành ngôi trường đấy" - cô giáo chủ nhiệm BờNướch Thị Ba Đình giải thích
Cô giáo Đình cho biết thêm: "Các cô giáo nơi đây ngoài tiếng phổ thông phải có thêm vốn từ Cơ tu mới dạy cho các cháu được vì phần lớn các cháu chưa biết nhiều. Đồ chơi cho trẻ là do các cô tự làm đấy, làm miết rồi cũng thành khéo tay cả! Các cháu chơi miết vài thứ rồi cũng chán, nên các cô ngoài việc dạy, chăm sóc trẻ còn phải tự tay vẽ tranh, làm đồ chơi để thu hút các cháu đến trường và tạo hứng thú học tập".
Nơi vùng cao các cô giáo dạy trẻ rất ân cần và cần khéo tay tay để tạo các đồ chơi cho trẻ.
Phòng học trống trơn, chỉ vài bộ bàn ghế.
Nhà dành cho trẻ vui chơi cũng đã hư hỏng nặng nề không còn sử dụng được. Phòng dột nát, mọi thứ như đu quay, xích đu đã rỉ sét, đỗ gãy trơ khung sắt nhọt hoắc vô cùng nguy hiểm.
Rất nguy hiểm khi trẻ em vui đùa trên đồ chơi đã hư hỏng.
Điều khiến chúng tôi thấy rất chạnh lòng là các cháu phải đi tiểu, đại tiện phải một tay bụm mũi và tự tìm chỗ đi vệ sinh gần trường vì nhà vệ sinh bị xuống cấp trầm trọng, bỏ hoang nhiều năm nay, cỏ mọc um tùm.
Cô BờNướch Thị Ba Đình bùi ngùi: "Nhà vệ sinh không có, chừ biết làm răng, còn nhà dành cho trẻ vui chơi đã hư hỏng nên nhà trường đã cấm và không cho các cháu sử dụng vì nguy hiểm. Nhưng khi tan trường, các cô về hết các cháu lại nán lại vào đùa giỡn trong đó. Nguy hiểm lắm, sợ lắm vì giám sát đến mấy cũng có lúc cô giáo lơ là không theo dõi được".
Khu vệ sinh xuống cấp nghiêm trọng đã bị bỏ hoang.
Đa số trẻ bị suy dinh dưỡng
Vào tiết học, cả lớp đang tròn môi uốn lưởi để đọc bảng chữ số theo cô giáo. Nhìn các em đều còi cọc, hốc hác, mủi dãi thò lò vì cảm lạnh. Chốc chốc cô giáo lại phải dùng tập đọc để đi lau mũi cho các cháu.
Cô Võ Thị Thúy kế toán kiêm công tác chăm sóc trẻ của trường cho biết: "Theo số liệu thống kê cuối năm 2011, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi trong nhà trường là 60%, đa số là trẻ em Cơ tu ở thôn đặc biệt khó khăn như Tà Lâu, Phú Son. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt, iốt... là tương đối phổ biến".
Theo lời anh Nguyễn Văn Nhếch - Trưởng thôn Tà Lâu: "Người dân nơi đây đa số là hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nên chế độ dinh dưỡng trong từng bữa ăn là quá thiếu hụt, chỉ có sắn ngô và rau rừng. Sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ cũng không nhiều vì họ phải tất bật lao động kiếm cái ăn".
Trên đường chúng tôi trở về, mái trường mẫu giáo thôn Tà Lâu đã lùi xa nhưng hình dáng của những đứa trẻ cọc còi vì suy dinh dưỡng đang vui đùa trong căn nhà đã xuống cấp trầm trọng như vẫn còn ám ảnh. Lời mong mỏi "làm sao để các cháu có thêm hộp sữa, viên thuốc bổ" của cô hiệu trưởng Ngô Thị Thanh Nga vẫn còn văng vẳng mãi trên chặng đường về...
Đông Phước
Theo dân trí
5 loại thực phẩm kị nhất với thuốc Đông y Rất nhiều người nhân dịp nghỉ Tết dưỡng sức khỏe hoặc được tặng thuốc bổ.... Tuy nhiên, cần khuyến cáo mọi người, khi uống thuốc đông y cần chú ý những điều sau, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả. Thuốc đông y bổ nhiệt kỵ củ cải trắng Nhân sâm là dược liệu bổ khí nhưng củ cải lại hành khí,...