“Tôi không sợ cô đơn, mà là cảm giác cô đơn giữa đám đông”
Đôi khi người khác phớt lờ, đó cũng là do chính chúng ta gây ra.
“Tôi không sợ cô đơn, mà là cảm giác cô đơn giữa đám đông”. Nhưng trong cuộc sống, chúng ta thường trải qua kiểu “cô đơn giữa đám đông” như vậy đấy!
Bạn hào hứng đăng một vài bức ảnh hoặc vài dòng cảm xúc, nhưng qua mấy tiếng đồng hồ, không ai thích hoặc bình luận. Bạn cảm thấy cô đơn, thậm chí còn chịu không nổi kiểu chạnh lòng này nên âm thầm xóa bài.
Vì vậy, bản chất của cô đơn là bị bỏ quên trong các mối quan hệ và không thể kết nối cảm xúc với người khác. Kiểu xa cách này trong một mối quan hệ thân thiết sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong phim “Hồi ức của Matsuko”, người cha dành hết tình yêu thương cho em gái nhưng lại luôn phớt lờ Matsuko, điều này khiến cô khao khát được yêu thương tột độ, từ đó gây ra 2 hậu quả nghiêm trọng:
Một, khi người khác đối xử tốt hơn với mình, họ cho rằng đó là tình yêu và mất khả năng lý trí. Điều này khiến Matsuko lần lượt yêu một số người không nên yêu, và cô thường xuyên bị bỏ rơi, thậm chí là bị bạo lực gia đình.
Hai, trong một mối quan hệ, cho dù người khác đối xử tệ bạc với bạn như thế nào, bạn cũng không muốn dứt bỏ. Bởi vì cho dù một mối quan hệ tồi tệ đến đâu, nó vẫn là một mối quan hệ, và vẫn tốt hơn là không có mối quan hệ nào cả. Giống như Matsuko đã nói: “Một người là địa ngục, hai người cũng là địa ngục, hai người còn hơn một mình”.
Đây là tác động của việc bị phớt lờ đối với một người, có thể ảnh hưởng đến cảm xúc nhất thời hoặc hạnh phúc cả đời.
Kiểu người nào dễ bị tổn thương hơn khi bị phớt lờ?
Ai cũng sẽ có trải nghiệm bị người khác phớt lờ dù ít dù nhiều, nhưng có người dễ dàng điều chỉnh tâm lý và không bị ảnh hưởng, có người lại không may mắn như vậy.
Do sự khác biệt về tính cách và trải nghiệm trưởng thành, mọi người sẽ hình thành kiểu gắn bó của riêng mình, một trong số đó là kiểu chống lại lo lắng.
Kiểu người này mong muốn hình thành mối quan hệ với người khác, nhưng lại lo lắng rằng đối phương sẽ không chấp nhận họ hoặc không tin rằng bản thân có thể hình thành mối quan hệ thân thiết ổn định và lâu dài với bất cứ ai.
Video đang HOT
Nói cách khác, từ góc độ nhu cầu bên trong, họ rất mong muốn thiết lập mối quan hệ, có những kỳ vọng lớn khi được tương tác với người khác.
Song một khi quá để ý lại sinh ra “tâm loạn”. Kỳ vọng cao dẫn đến quá mức nhạy cảm, dù chỉ là một hành động nhỏ của đối phương cũng khiến bản thân dằn vặt cả đêm, kỳ vọng đã biến thành thất vọng và tổn thương.
Ngoài ra, họ háo hức để người khác chú ý đến, nhưng nội tâm lại không tin rằng đối phương sẽ thực sự chấp nhận mình. Do đó, tiềm thức của họ cũng sẽ vô thức tìm kiếm bằng chứng từ người khác để chứng minh rằng niềm tin của họ là đúng.
Do đó, điều này cũng dẫn đến sự ác cảm về việc bị bỏ rơi. Khi người khác giải thích rằng họ vô tình và không cố ý, kiểu người nhạy cảm này sẽ khăng khăng đối phương cố ý và không thực sự quan tâm đến họ.
Đặc điểm tâm lý như vậy khiến họ rất nhạy cảm với lời nói, hành động và thái độ của người khác, một khi cảm thấy bị phớt lờ, họ sẽ suy nghĩ quá mức, dẫn đến ảo tưởng bị bỏ rơi và tổn thương.
Làm thế nào để điều chỉnh bản thân khi có cảm giác bị phớt lờ?
1. Dung dị với việc bị phớt lờ
Cho dù là người lạ, bạn thân hoặc gia đình, việc bị xem nhẹ hay không được quan tâm là chuyện thường tình. Có nhiều lý do khiến người khác không trả lời bạn về một vấn đề hay chi tiết nào đó, chẳng hạn như đôi khi người khác đang suy nghĩ hoặc bận việc riêng không có thời gian quan tâm đến bạn, đôi khi bạn lại nói một số chủ đề mà họ không hứng thú nên không có câu trả lời…
Do đó, đa phần người khác phớt lờ bạn, không phải vì bạn không quan trọng, mà là do nguyên nhân vô ý nào đó.
Vì vậy, đừng dễ dàng bị đánh lừa bởi cảm xúc của chính mình, nghĩ rằng lý do khiến bạn đau khổ là vì người khác nghĩ rằng mình tồi tệ. Khi có cảm xúc tiêu cực, bạn phải tin vào cảm giác của chính mình, nhưng đừng tin vào cách giải thích nào khác, bởi vì lúc này mọi câu trả lời đều cảm tính.
2. “Bác bỏ” cảm xúc của bản thân
Trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, việc người khác có sẵn sàng kết giao với bạn hay không phụ thuộc vào mức độ xem trọng và hứng thú của họ đối với bạn. Mặt khác, nó cũng phụ thuộc vào tín hiệu của bạn gửi đến cho đối phương có thể hiện bạn có sẵn sàng giao tiếp với họ hay không.
Tại sao người thích cười thường có nhiều bạn bè? Vì nụ cười là một loại thông điệp thân thiện, mang ý nghĩa: Tôi rất thích mọi người và tôi sẵn sàng nói chuyện với bạn.
Ngược lại, nếu luôn nhìn những người xung quanh với thái độ dò hỏi, nghi ngờ, bạn sẽ vô tình trở nên thụ động và lạnh nhạt khi kết thân với người khác. Bạn đối xử với người khác như thế nào thì họ cũng sẽ đối xử với bạn như vậy, không ai sẽ chủ động tìm một người có vẻ ngoài nghiêm túc, thậm chí có chút khó gần để nói chuyện.
Đôi khi người khác phớt lờ, đó cũng là do chính chúng ta gây ra. Một số biểu hiện và phản ứng khiến người khác không muốn tiếp cận bạn. Nhưng bạn không thấy nguyên nhân phía sau, bạn chỉ thấy người khác coi thường mình, từ đó dẫn đến hiểu lầm.
Do đó, điều quan trọng là phải hành động và khiến những người khác sẵn sàng giao tiếp với bạn hơn thông qua sự chủ động. Chỉ khi bạn tự trải nghiệm và thấy rằng mọi thứ không tệ như mình nghĩ, bạn sẽ thay đổi sự ngộ nhận ban đầu.
Cuối cùng, một khi phát hiện chất lượng của mối quan hệ không phụ thuộc hoàn toàn vào phản ứng và thái độ của người khác đối với bạn, đồng thời bạn có thể chủ động ảnh hưởng đến mối quan hệ, bạn sẽ thực sự tìm thấy chính mình trong mối quan hệ đó. Nhờ đó, bạn sẽ dung dị với mọi sự phớt lờ.
Bị bắt quả tang ngoại tình ngay tại nhà, vợ nói một câu khiến chồng đắng ngắt
Công việc hoàn thành sớm nên chuyến công tác của anh kết thúc trước dự định một ngày. Anh không nói trước với vợ vì muốn tạo bất ngờ nhưng khi vừa mở cửa bước vào nhà, anh liền bắt gặp cảnh tượng khó quên.
Ảnh minh hoạ
Vợ chồng anh Lý sống tại tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Vì tính chất công việc nên anh Lý thường xuyên đi lại giữa Tô Nam và Tô Tích, thời gian về nhà rất ít. Mặc dù công việc cực khổ nhưng thu nhập rất khá nên anh Lý luôn cố gắng làm việc, không một lời than vãn.
Hôm đó, công việc hoàn thành sớm nên chuyến công tác của anh Lý kết thúc trước dự định một ngày. Anh không nói trước với vợ vì muốn tạo bất ngờ cho cô nhưng khi vừa mở cửa bước vào nhà, anh liền bắt gặp vợ cùng người đàn ông lạ mặt đang âu yếm trên giường.
Quá tức giận, anh Lý xông đến định đ.ánh n.gười đàn ông kia nhưng vợ anh đã đứng chắn trước mặt, không cho chồng động đến nhân tình. Thấy vậy, anh Lý đau lòng tột độ, cố nén cơn giận.
Bị chồng chất vấn, vợ anh Lý không hối hận, trái lại còn giơ tay đánh anh rồi hét lớn: "Đúng đó! Tôi đã ngủ với anh ta đó thì sao? Ngủ cũng ngủ rồi, anh muốn sao? Chịu được thì chịu, không được thì ly hôn. Ai bảo anh lúc nào cũng đi đi về về, từ sáng tới tối không thấy mặt mũi đâu, ai mà biết anh ở ngoài có làm gì hay không".
Câu nói này khiến cơn giận trong lòng anh Lý lại bùng lên, anh xông đến nắm lấy tóc vợ mà đ.ánh. Thấy nhân tình bị đ.ánh, người đàn ông kia xông đến can ngăn. Anh Lý "nóng m.áu" chuyển sang đánh anh ta thì vợ anh lại lao qua chắn, n.ắm t.óc anh giật túi bụi. Anh Lý đau lòng đề nghị ly hôn rồi quay người rời đi.
5 hành động chồng 'đẩy' vợ vào tay người khác
Trong một bài viết mới đây đăng trên FamilyShare, cây bút người Mexico Ruth Huppe cho rằng đàn ông không phải là người duy nhất đi ra ngoài tìm kiếm những thứ mà họ không nhận được trong hôn nhân. Khi người vợ bị làm nhục, bị ngược đãi, bị tảng lờ, họ có thể sẽ tìm kiếm sự an ủi trong vòng tay của người đàn ông khác.
Ảnh minh hoạ
Ruth Huppe đã liệt kê một số lý do khiến một người phụ nữ đem lòng yêu người đàn ông khác, đồng thời gợi ý những việc các ông chồng nên làm để ngăn chặn thảm họa đó:
Thiếu lãng mạn
Một bó hoa, một tin nhắn dán trên tủ lạnh, một cuộc gọi giữa trưa để nói cho cô ấy biết bạn quan tâm đến cô ấy như thế nào. Phụ nữ luôn đánh giá cao những cử chỉ này. Cũng đừng quên sự âu yếm thân mật. Bạn không cần phải làm quá bởi vì vợ bạn sẽ rất cảm động trước những điều giản dị mà bạn dành cho cô ấy.
Bị bỏ rơi
Nếu công việc của bạn căng thẳng, bạn vẫn nên nhớ rằng chăm sóc một đứa trẻ cũng mệt mỏi không kém. Hãy để lại những lo lắng, căng thẳng, giận dữ ở bên ngoài cửa nhà để chủ động và sẵn sàng giúp đỡ vợ khi về nhà.
Cô đơn
Đa số phụ nữ thích được tâm sự, nói chuyện, vì thế nếu bạn không dành ít nhất 5 phút mỗi ngày để lắng nghe cô ấy nói, cô ấy sẽ không muốn nói gì với bạn. Sự thiếu quan tâm của bạn có thể khiến cô ấy có cảm giác cô đơn khủng khiếp. Nếu bạn liên tục phải đi công tác, hãy đảm bảo tình yêu xa của hai người luôn vui vẻ và lãng mạn.
Giận dữ
Chẳng vui vẻ gì khi phải hứng chịu những sự bực bội, cáu giận của người bạn đời. Nếu cô ấy thường xuyên thấy mình trong tình trạng đó, cô ấy sẽ có xu hướng đi tìm một mối quan hệ nhẹ nhàng hơn. Hãy học cách quản lý cảm xúc của mình.
Nếu bạn đang khó chịu với vợ, hãy chờ một thời gian cho đến khi bạn hoàn toàn bình tĩnh để nói chuyện và phân tích tình hình với vợ. Khi bạn mắc một sai lầm, đừng đổ lỗi cho vợ, hãy dũng cảm xin lỗi cô ấy.
Thiếu sự ủng hộ
Nếu bạn muốn vợ mình độc lập và có cuộc sống xã hội bên ngoài gia đình, bạn cần ủng hộ cô ấy. Cô ấy sẽ không thể rời xa con cái nếu bạn không sẵn sàng trông con giúp vợ. Hãy khuyến khích cô ấy theo đuổi ước mơ của mình. Nếu cô ấy muốn phát triển sự nghiệp, cô ấy cần sự ủng hộ hoàn toàn của bạn để có thể theo đuổi quyết định của mình.
Hãy quan sát, nếu người bạn đời của bạn cô đơn, thất vọng hay chán nản, bạn cần làm những gì tốt nhất cho cô ấy, để cô ấy thấy rằng bạn yêu thương cô ấy như thế nào. Một người vợ tốt luôn hy sinh cuộc sống của mình cho gia đình. Nếu bạn muốn duy trì một cuộc hôn nhân lâu dài với vợ bạn, bạn cần học cách lắng nghe và thể hiện tình cảm với cô ấy.
Mẹ chồng phán con dâu là người ngoài, sau đợt ốm nhìn bộ dạng con trai mà bà tái mặt hối hận Mẹ chồng tôi phán "xanh rờn": "Con dâu chỉ là người ngoài thôi, khác máu tanh lòng. Mình có yêu thương, đối xử tốt với nó đến đâu thì nó cũng chỉ hướng về nhà đẻ, lấy đâu ra mà chăm bẵm, phụng dưỡng mình sau này...". Mẹ chồng tôi có 2 người con, chồng tôi là anh trai cả, em gái chồng...