Tôi không còn cơ hội ăn Tết quê chồng
Từ khi bố mẹ chồng qua đời, tôi không còn cơ cơ hội về ăn Tết quê chồng. Cảm giác thiếu thiếu gì đó khi Tết về…
Từ khi bố mẹ chồng qua đời, tôi không còn cơ cơ hội về ăn Tết quê chồng. Cảm giác thiếu thiếu gì đó khi Tết về… (Ảnh minh họa)
Nhà chồng cách Hà Nội 80 km, mọi năm bố mẹ chồng còn sống, tôi và chồng thường thuê một chuyến xe 16 chỗ, xe chở luôn cả vợ chồng hai người em trai về quê chồng ăn Tết. Thế nên năm nào cũng vậy, cứ 28-29 Tết là rồng rắn nhau về quê chồng ăn Tết.
Tối 29 Tết năm nào bố mẹ chồng cũng gói bánh chưng, các cháu chứ quây quần ngồi xem, còn tôi thì lăng xăng dọn dẹp, chồng và các em chồng thì chuẩn bị nồi củi để nấu bánh. Bánh nấu cả đêm, năm nào cả gia đình cũng thức gần trọn đêm bên nồi bánh chưng. Nhưng chẳng ai thấy buồn ngủ cả, sáng ra vẫn dậy sớm để cùng nhau đi chợ 30 Tết.
Video đang HOT
Chợ 30 không còn nhộn nhịp như những phiên chợ cận Tết trước đó, nhưng vẫn có người bán- người mua và đồ thường rất rẻ hoặc rất đắt. Rẻ nếu như hàng nhiều và rất đắt nếu như hàng khan hiếm. Bọn trẻ con chứ chạy quanh khắp chợ, chơi trốn tìm hoặc một trò gì đó chúng thích. Đứa nào cũng thích về quê, không chỉ thăm ông bà mà có không gian rộng rãi, thoáng mát để chơi đùa.
Nhưng từ hồi bố mẹ chồng qua đời, anh em nhà chồng thì đều lập nghiệp ở thành phố. Ngôi nhà của bố mẹ bây giờ cũng được dùng để xây nhà thờ, vợ chồng tôi không còn dắt díu nhau về quê vào 28-29 Tết mà thay vào đó là ăn Tết trên thành phố, rồi ngày mùng 1 mới về thắp hương nhà thờ và chúc Tết họ hàng ở quê. Cái cảm giác háo hức về quê ăn Tết cũng không còn nữa, nhớ nhất là nồi bánh chưng của bố mẹ chồng, bố mẹ mất đi, cả gia đình cũng chẳng còn nhiều cơ hội để quây quần bên nhau nữa, nên tình cảm cũng nhạt dần.
Ước chi, bố mẹ còn sống, chắc giờ này tôi không ngồi ở đây để viết những dòng chữ này mà đang Tất bật chuẩn bị đồ đạc để về quê chồng.
Thương
Về quê chồng ăn tết vợ dở thói tiểu thư
Chỉ ở 3 ngày Tết, tôi đã điên đầu với thói tiểu thư không phải lối của vợ. Cô ấy coi nhà chồng như osin, quần áo thay ra không buồn cho vào máy giặt, để em trai và mẹ tôi theo sau phục vụ.
Tôi mới kết hôn được hơn 2 năm. Vợ tôi cũng thuộc dạng tiểu thư cành vàng lá ngọc, con nhà quyền quý. Hồi mới quen, trong mắt tôi, cô ấy không chỉ xinh đẹp, mà còn dịu dàng khéo léo, là người biết cách vun vén cho cuộc sống. Chúng tôi cùng nhau trồng cây, nấu nướng, đi du lịch. Tình yêu trước hôn nhân toàn một màu hồng.
Kết hôn xong, hai đứa được bố mẹ tôi mua cho một căn nhà chung cư cao cấp khang trang, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi. Còn gia đình cô ấy mua tặng một chiếc ô tô đời mới. Vậy là cứ cuối tuần, hai vợ chồng lại dành thời gian đi du lịch đây đó. Nhìn vợ sống thoải mái mà tôi cũng thấy vui lây.
Nhưng quả thật không phải ai cũng là người hoàn hảo. Trước đây khi đang yêu, cô ấy đến phòng trọ của tôi nấu cơm, rửa bát, quét dọn khiến ai cũng khen, thì giờ kết hôn rồi, vợ tôi phân định rõ ràng: vợ đã nấu cơm, thì chồng rửa bát, quần áo ai người ấy tự giặt. Tôi không quá gia trưởng nên sẵn sàng giúp đỡ vợ việc nhà. Nhưng đã sống chung với nhau, lẽ ra cô ấy phải biết chăm sóc chồng.
Thế là, cứ mỗi lần ăn cơm xong, dù tôi có đang bận đến mấy, vợ tôi cũng nhất định không rửa bát mà ngồi xem tivi. Có hôm, ăn tối xong, sếp gọi việc đột xuất phải đi ngay, khi về nhà, tôi thấy bát đũa vẫn còn nguyên đấy. Tôi cáu kỉnh thì mặt vợ tỉnh bơ, còn giận lại tôi mấy ngày. Hai vợ chồng mà dỗi nhau thì bát đũa để chất đống, mốc meo không ai rửa.
Vợ vừa lười, vừa tiểu thư khiến tôi bực mình (Ảnh minh họa)
Tết năm ngoái, vẫn còn say men hôn nhân, tôi chiều theo ý vợ không về quê ăn Tết cùng họ hàng, mà đặt vé máy bay đi du lịch nước ngoài. Năm nay, thấy vợ rào trước đón sau không có ý về quê chồng, tôi nổi giận lôi đình. Thấy vậy, cô ấy mới đồng ý về nhà chồng đón Tết.
Nhưng ôi thôi, giá như vợ tôi đi du lịch, có lẽ tôi còn bớt xấu hổ. Đằng này, về nhà chồng, có cả bố mẹ lẫn em chồng, cô ấy vô tư như ở nhà mẹ đẻ. Đêm giao thừa đi chơi về muộn, vợ tôi ngủ một mạch đến trưa, đợi bố mẹ chồng cúng bái xong mới dậy ăn cơm. Mẹ tôi hiền nên không nỡ trách, nhưng bố tôi thì có vẻ khó chịu ra mặt, khiến tôi cũng bứt rứt.
Chỉ ở 3 ngày Tết, tôi đã điên đầu với thói tiểu thư không phải lối của vợ. Cô ấy coi nhà chồng như osin, quần áo thay ra không buồn cho vào máy giặt, để em trai và mẹ tôi theo sau phục vụ. Ăn xong, dù chỉ ngồi nhặt rau, vợ tôi cũng nghiễm nhiêm coi mình đã nấu nướng, để tôi bấm bụng mang bát đi rửa. Tôi không muốn mình nhu nhược như vậy, nhưng ngại cãi nhau bố mẹ sẽ phiền lòng, nên đành chịu nhịn.
Sau mấy ngày nghỉ, trở về nhà mình, tôi nói chuyện thẳng thắn với vợ. Tôi bình tĩnh trò chuyện, nhưng không ngờ, vợ tôi lại nổi khùng lên, đập phá đồ đạc rồi lấy xe ô tô về bên mẹ đẻ, cho đến tận hôm nay vẫn chưa chịu về nhà.
Tôi không chạy theo làm lành, cũng không đi đón vợ về. Bố mẹ vẫn thường khuyên tôi nên dĩ hòa vi quý, bỏ qua cho vợ để nhà cửa ấm êm, nhưng lần này, nếu vợ tôi không chịu suy nghĩ, thay đổi cách sống, có lẽ mối quan hệ vợ chồng sẽ phải xem xét lại.
Theo Vietnamnet
Sợ bẩn, mẹ vợ kiên quyết không cho con gái về quê chồng ăn tết Bà bảo, về quê, vợ tôi không ăn không ngủ được vì nhìn cái gì cũng bẩn, đến sờ cũng không dám sờ vào. Cho nên, nếu về, thì chỉ mình tôi về, còn con gái bà, dứt khoát phải ăn tết trên đây. Tôi sinh ra và lớn lên ở một huyện nghèo của tỉnh Hòa Bình. Gia đình tôi có 5...