‘Tôi khỏi ung thư máu nhờ tế bào gốc của anh trai’

Theo dõi VGT trên

Sau 12 năm được ghép tế bào gốc đồng loài, người đàn ông ở Lạng Sơn hiện khỏe mạnh, có cuộc sống hạnh phúc.

Ung thư là chết. Ung thư máu lại càng khó sống hơn. Đó là quan niệm phổ biến. Thực tế, nhiều bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính đã khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường.

Bước ngoặt

Anh Lâm Tiến Bình (Lạng Sơn) là ví dụ điển hình. Trong buổi ra mắt Câu lạc bộ Bệnh nhân ghép tế bào gốc của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (Hà Nội), anh Bình xuất hiện khỏe mạnh, rạng rỡ. Không ai nghĩ người đàn ông này từng mắc căn bệnh Lơ xê mi kinh (ung thư máu).

Năm 2008, sau 3 tháng điều trị, anh được các bác sĩ của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chỉ định ghép tế bào gốc. Nếu chậm, tính mạng của anh sẽ gặp nguy hiểm.

Anh Bình là ca ghép đồng loài đầu tiên được thực hiện tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương và là trường hợp thứ 3 tại Việt Nam. Bác sĩ chuyên khoa II Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa Ghép tế bào gốc, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, kể ê-kíp bác sĩ đã cân não trước ca ghép đầu tiên này với nguồn tế bào gốc được cho từ người anh trai ruột. Nguy cơ thải ghép rất cao. Lúc đó, Việt Nam chưa từng triển khai ca ghép tế bào gốc đồng loài nào.

“May mắn, ca ghép thành công. Điều đó đã đánh dấu một kỷ nguyên mới, đưa ghép trở thành một phương pháp đầy triển vọng cho những người mắc bệnh máu tại viện”, bác sĩ Bình kể.

Anh Bình cho biết sau khi kết thúc ca ghép tế bào gốc tại viện, anh chỉ phải dùng thuốc thêm 6 tháng theo chỉ định của bác sĩ. Từ đó đến nay, anh không phải điều trị thêm bất kỳ loại thuốc nào. Hiện tại, người đàn ông này khỏe mạnh bình thường và có cuộc sống hạnh phúc bên vợ con cùng công việc ổn định tại tỉnh Lạng Sơn.

Tôi khỏi ung thư máu nhờ tế bào gốc của anh trai - Hình 1

Anh Bình chia sẻ kinh nghiệm vượt qua khó khăn của mình. Ảnh: Công Thắng.

“Tôi đã khỏi ung thư máu nhờ tế bào gốc của anh trai”, anh nói. Người đàn ông này chia sẻ bản thân cũng như những người đồng bệnh khi phát hiện mình mắc ung thư máu, không phải ai cũng vượt qua được. Bởi họ phải đối đầu với cuộc chiến khó khăn, khốc liệt cả về thể chất, tinh thần lẫn kinh tế và cơ hội để chữa trị thành công là điều không tưởng. Nhưng cuối cùng, anh đã có thể sống khỏe mạnh như bao người khác.

Video đang HOT

Theo trưởng khoa Ghép tế bào gốc, ở Việt Nam, các nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc đã có những bước tiến vượt bậc, được đánh giá cao. Tế bào gốc được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau mà trước đây chưa làm được như: Các bệnh máu (ác tính, lành tính, di truyền), hỗ trợ trong điều trị ung thư, các bệnh lý cơ xương khớp, thần kinh…

Ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị triệt để nhất, giúp bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính cũng như lành tính, di truyền có thể khỏi bệnh.

Bên nhau vượt qua “cuộc chiến sinh tử”

Kể từ năm 2006, khi ca ghép tế bào gốc tự thân đầu tiên thành công, đến nay, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã thực hiện 445 ca ghép tế bào gốc, trong đó, 234 ca ghép tự thân, 211 ca ghép đồng loài.

Riêng về ghép đồng loài, đơn vị này đã nghiên cứu và triển khai nhiều kỹ thuật ghép phức tạp, từ nhiều nguồn tế bào gốc khác nhau như: Ghép tế bào gốc máu dây rốn (cùng huyết thống và không cùng huyết thống), ghép nửa hoà hợp (ghép haplotype), ghép nửa hoà hợp kết hợp với tế bào gốc máu dây rốn…

Tôi khỏi ung thư máu nhờ tế bào gốc của anh trai - Hình 2

Lưu trữ tế bào gốc máu dây rốn tại Viện Huyết học – Truyền máu TW. Ảnh: Công Thắng.

Năm 2014, đây là đơn vị đầu tiên thực hiện thành công ca ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng (không cùng huyết thống), đem lại cơ hội hồi sinh cho cả những người bệnh không tìm được nguồn tế bào gốc phù hợp từ người thân.

Theo bác sĩ Bình, người được ghép đồng loài có thời gian sống sau 5 năm khoảng 70-80% ở bệnh lý suy tuỷ xương/đái huyết sắc tố; 70-80% ở bệnh lý thalassemia và 50-60% ở nhóm bệnh ác tính. Ở người ghép tự thân, tỷ lệ này là 60-70%.

Chuyên gia cho hay trong quá trình ghép tế bào gốc, người bệnh phải trải qua khoảng thời gian dài (1-3 tháng) trong phòng cách ly. Họ phải điều trị hóa chất liều cao, giúp tiêu diệt tế bào ác tính, tế bào miễn dịch tồn dư trong cơ thể, tạo điều kiện tốt để tế bào gốc vào cơ thể có thể phát triển ổn định. Hóa chất liều cao đồng thời cũng tiêu diệt các tế bào lành tính, dẫn đến tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng, xuất huyết, viêm loét…

Với người bệnh, ghép tế bào gốc là hành trình đầy khó khăn và thử thách cả về tinh thần và thể chất. Nhiều người bệnh gọi đó là một “cuộc chiến sinh tử”.

Người bệnh rất cần có thêm kiến thức từ các chuyên gia, bác sĩ để có biện pháp chăm sóc, duy trì sức khỏe. Đồng thời, họ cũng cần sự chia sẻ, động viên, được truyền thêm hy vọng và động lực từ những người bệnh đã ghép tế bào gốc để vượt qua cuộc chiến cam go bệnh tật. Câu lạc bộ Bệnh nhân ghép tế bào gốc ra đời nhằm đảm đương sứ mệnh này.

'Cháu bé ấy không thể chờ đến khi có tiểu cầu'

Vượt quãng đường hơn 100 km tới Hà Nội, được truyền tiểu cầu, Việt mới ngừng xuất huyết. Nhưng nhiều đứa trẻ khác không may mắn như vậy khi gặp thời điểm khan hiếm tiểu cầu.

Mới hơn 6 tuổi, bé Nguyễn Tuấn Việt đã có 5 năm chiến đấu với bệnh ung thư máu. Từ 18 tháng tuổi, Việt phải làm quen với hóa chất, những mũi tiêm truyền. Cũng chừng ấy thời gian, cậu bé phải mỏi mòn chờ tiểu cầu.

Mỏi mòn chờ tiểu cầu

Trong 5 năm qua, chị Nguyễn Vân Anh (mẹ Việt) nhớ nhất là những khi con bị xuất huyết do giảm tiểu cầu. Máu mũi bé chảy không ngừng. Bé nôn ra máu. Nhiều lúc, Việt chảy máu suốt nửa ngày không cầm.

Một lần, Việt chảy máu bất chợt trong đêm. Chị Vân Anh phải bắt xe từ Quảng Ninh lên Hà Nội. Chị ôm con trong tâm trạng lo lắng suốt quãng đường dài. Khi vào Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội), được truyền tiểu cầu, con chị mới ngừng chảy máu.

Cháu bé ấy không thể chờ đến khi có tiểu cầu - Hình 1

Bé trai mới 6 tuổi nhưng đã chiến đấu với ung thư máu suốt 5 năm. Ảnh: Công Thắng.

Đợt này, bé mới nằm viện 20 ngày nhưng đã truyền tới 19 đơn vị tiểu cầu và 9 đơn vị máu. Chị ngậm ngùi: "Cháu chưa phải nằm viện vào dịp Tết nên không phải chờ tiểu cầu quá một ngày. Nhưng tôi biết vào dịp Tết hay những đợt thiếu máu, có cháu phải chờ đến 2-3 ngày vẫn chưa có tiểu cầu để truyền. Và cháu bé ấy đã không thể chờ đến khi có tiểu cầu vì bệnh quá nặng".

Cũng mang trong mình bệnh ung thư máu, chị Nguyễn Thu Trang (Hà Nội) nhập viện trong tình trạng thiếu tiểu cầu, xuất huyết nghiêm trọng. Nhờ truyền tiểu cầu, sức khoẻ của chị dần được cải thiện. Với người bệnh ung thư máu như chị, sau khi truyền hoá chất, các chỉ số trong máu đều sụt giảm. Họ cần được truyền máu, tiểu cầu để duy trì sự sống.

"Tôi từng chứng kiến người phải tiếp 50 bịch máu và 70 bịch tiểu cầu một đợt truyền hoá chất. Tôi cũng có lúc phải chờ đợi từng bịch tiểu cầu. Tôi hiểu được cảm giác chờ đợi máu và tiểu cầu của các bệnh nhân đang điều trị tại viện. Cảm ơn tấm lòng vàng đã giúp chúng tôi hồi sinh", chị Trang nói.

"Cầm cự" khi mang thai và sinh con nhờ tiểu cầu

Mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, chị N.T.N. cũng phải chờ đợi từng đơn vị tiểu cầu trong thời điểm khan hiếm máu. Khi mang thai ở tuần thứ 36, chị N. phải nhập viện gấp vì tiểu cầu chỉ còn 5 G/L, trong khi giới hạn bình thường là 150-400 G/L. Trước đó, chị nằm viện nhiều lần do thiếu máu và giảm tiểu cầu.

Tiểu cầu giảm sâu rất nguy hiểm (có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não...). Với phụ nữ mang thai, tình trạng còn đáng lo ngại hơn nhiều. Chị N. đối mặt nguy cơ bị xuất huyết, thiếu máu nuôi dưỡng thai nhi. Nếu không được truyền máu hoặc tiểu cầu kịp thời, sức khỏe của chị sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí, sự sống của thai nhi cũng bị đe dọa.

Cháu bé ấy không thể chờ đến khi có tiểu cầu - Hình 2

Phụ nữ mang thai mắc bệnh giảm tiểu cầu có thể nguy hiểm tính mạng người mẹ và em bé. Ảnh: Công Thắng.

BSCKII Nguyễn Thị Thảo, Phó trưởng khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, cho biết: "Những trường hợp như chị N. thường phải mổ chủ động vì tiểu cầu thấp. Việc sinh tự nhiên sẽ rất nguy hiểm. Do có nguy cơ chảy máu khó cầm nên trước, trong và sau quá trình mổ lấy thai, sản phụ cần truyền số lượng lớn chế phẩm máu".

Sau những ngày "cầm cự", chị N. phải mổ lấy thai gấp. Em bé đã chào đời trong niềm hạnh phúc của cả gia đình nhưng tiểu cầu của chị vẫn ở mức rất thấp, cần tiếp tục điều trị.

Mặc dù trong thời điểm thiếu máu, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vẫn kịp thời huy động hàng chục đơn vị tiểu cầu, giúp sản phụ vượt cạn thành công. Đến nay, em bé đã được 4 tháng tuổi và sức khỏe của cả 2 mẹ con đều ổn định.

Trong giường mổ, phòng cấp cứu, nhiều người bệnh đã vượt qua ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết nhờ truyền tiểu cầu.

Theo bác sĩ Thảo, khối tiểu cầu là chế phẩm, loại thuốc đặc biệt được sử dụng cho điều trị và dự phòng các biểu hiện chảy máu. Trên thực tế, nhiều bệnh lý khác nhau cần truyền tiểu cầu như xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng tiểu cầu, suy tủy xương, rối loạn sinh tủy, ung thư máu hoặc các bệnh ung thư di căn đến tủy xương...

Tiểu cầu được điều chế từ máu toàn phần do người khỏe mạnh hiến tặng hoặc được gạn tách từ một người hiến bằng hệ thống máy tách tự động. Do khối tiểu cầu có hạn sử dụng ngắn (từ 3-5 ngày), việc đáp ứng nhu cầu tiểu cầu phục vụ điều trị luôn là thách thức với các trung tâm Truyền máu, đặc biệt trong những kỳ nghỉ dài ngày và dịp thiếu máu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ba không khi ăn đậu phụBa không khi ăn đậu phụ
11:54:12 21/02/2025
Món khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong ganMón khoái khẩu của nhiều người Việt vô tình nuôi sán trong gan
11:30:07 21/02/2025
3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng3 lưu ý quan trọng khi uống cà phê tránh tích thêm mỡ bụng
11:32:38 21/02/2025
Chuyên gia khuyên không nên vứt bỏ phần dây xơ của quả chuối vì điều nàyChuyên gia khuyên không nên vứt bỏ phần dây xơ của quả chuối vì điều này
07:49:57 20/02/2025
Chủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểmChủ quan với sâu răng, người đàn ông tử vong vì gặp biến chứng nguy hiểm
08:20:25 20/02/2025
Một bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớnMột bác sĩ nổi tiếng qua đời vì cúm, cảnh báo 4 nhóm người có nguy cơ rất lớn
08:35:02 20/02/2025
Thời điểm tốt nhất trong ngày để uống nướcThời điểm tốt nhất trong ngày để uống nước
11:12:03 21/02/2025
Nuôi sống thành công trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tửNuôi sống thành công trẻ sinh non bị viêm ruột hoại tử
11:26:51 21/02/2025

Tin đang nóng

Bức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil LêBức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil Lê
19:33:40 21/02/2025
Quý Bình yêu vợ hơn tuổi say đắm, nhắn nhủ cùng nhau "qua bao đắng cay, tay vẫn ghì chặt tay"Quý Bình yêu vợ hơn tuổi say đắm, nhắn nhủ cùng nhau "qua bao đắng cay, tay vẫn ghì chặt tay"
19:27:16 21/02/2025
Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"Vợ cũ sao Vbiz gây phẫn nộ vì nghi móc mỉa Hoa hậu Khánh Vân, Vũ Cát Tường và vợ "ngồi không cũng dính đạn"
19:47:17 21/02/2025
Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?
23:14:34 21/02/2025
Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."
23:08:34 21/02/2025
Chị đẹp Vbiz bí mật sinh con lần đầu công bố ảnh gia đình: Chồng lộ rõ mặt nhưng 1 chi tiết giấu kínChị đẹp Vbiz bí mật sinh con lần đầu công bố ảnh gia đình: Chồng lộ rõ mặt nhưng 1 chi tiết giấu kín
19:37:05 21/02/2025
Sao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lựcSao nam Vbiz gây sốc khi đăng hiện trường tai nạn kinh hoàng: Ô tô lăn nhiều vòng, rơi xuống vực sâu 40m, đội cứu hộ bất lực
20:40:43 21/02/2025
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbizSốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz
23:25:07 21/02/2025

Tin mới nhất

Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"

Hàng loạt ca viêm kết mạc vào bệnh viện ở TPHCM, bác sĩ cảnh báo "nóng"

15:38:20 21/02/2025
Trung bình mỗi ngày gần đây, bệnh viện ở TPHCM ghi nhận hàng chục trường hợp đến khám vì viêm kết mạc cấp. Bác sĩ cảnh báo, vào thời điểm giao mùa, số ca viêm kết mạc dị ứng thường tăng đột biến.
Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh vảy nến

Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh vảy nến

12:10:41 21/02/2025
Bệnh vảy nến gây ra những mảng da đỏ, ngứa ngáy, có vảy ở trên và thường xuất hiện ở những vùng da hay bị ma sát như đầu gối, khuỷu tay, thân mình và da đầu. Đây là một bệnh lý mạn tính và chưa có thuốc đặc trị.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh điều trị thành công nhiều ca bệnh nặng

11:23:37 21/02/2025
Nhiều năm qua, Khoa Cấp cứu luôn là tập thể đoàn kết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 2024, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh là một trong các tập thể tiêu biểu của ngành Y tế Ninh Bình được UBND tỉnh tặng danh hiệu Tập thể lao độn...
Bệnh nhân suy hô hấp nặng, nguy kịch do lao phổi tái phát

Bệnh nhân suy hô hấp nặng, nguy kịch do lao phổi tái phát

11:19:14 21/02/2025
Bên cạnh đó, chi phí để điều trị cho một trường hợp mắc lao kháng thuốc thường rất cao. Chưa kể những tổn hại về sức khỏe mà người bệnh phải gánh chịu suốt đời.
Mẹ bầu tắm nắng có lợi cho trẻ mắc bệnh đa xơ cứng

Mẹ bầu tắm nắng có lợi cho trẻ mắc bệnh đa xơ cứng

11:07:03 21/02/2025
Nghiên cứu bao gồm 334 trẻ em và thanh thiếu niên, độ tuổi từ 4 đến 21, tất cả đều mắc bệnh MS thời thơ ấu trong vòng bốn năm sau khi tham gia nghiên cứu.
Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh cúm

Bảo đảm cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh cúm

11:02:49 21/02/2025
Bác sĩ Thanh khuyến cáo, cúm là bệnh lưu hành quanh năm và có đặc tính lây lan nhanh, đặc biệt trong những môi trường đông đúc như trường học, nơi làm việc hoặc phương tiện giao thông công cộng.
Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

09:12:07 20/02/2025
Điều này là do một số yếu tố sinh học như cơ thể phụ nữ có nhiều chất béo giữ lại rượu hơn và ít enzyme hơn để phân hủy rượu trước khi rượu đi vào máu.
Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

08:39:33 20/02/2025
Các loại nấm mốc, vi nấm phát triển rất nhanh khi trời nồm ẩm, lơ lửng trong không khí, bám vào quần áo, sách vở, chăn chiếu dẫn đến dị ứng, nhiễm trùng. Thời điểm này người sức đề kháng kém như người già và trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh.
Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

08:13:21 20/02/2025
Nấm ĐTHT (tên khoa học Cordyceps militaris) là loài nấm thuộc họ Cordycipitaceae, chi Cordyceps. Nấm ĐTHT được hình thành từ một chi nấm ký sinh, phát triển trên cơ thể ấu trùng của côn trùng.
Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

07:52:03 20/02/2025
Trong khi chế độ ăn uống cân bằng là tối ưu để duy trì sức khỏe của mắt, thì các chất bổ sung có thể cần thiết cho những người có nguy cơ thiếu hụt do chế độ ăn uống không đầy đủ hoặc mắc tình trạng bệnh lý.
Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

07:47:05 20/02/2025
Đó chỉ là 3 trong hàng trăm câu chuyện giành giật sự sống cho bệnh nhân từ tay tử thần mà đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc đã thực hiện trong năm qua.
Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

07:45:04 20/02/2025
Đồng thời hướng dẫn, yêu cầu chủ nuôi nhốt cách ly và theo dõi sức khỏe, quản lý số chó còn lại, không được thả rông chó ra ngoài, không được bán chó. Khi chó có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan th...

Có thể bạn quan tâm

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội

Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội

Pháp luật

00:32:07 22/02/2025
TAND TP Hà Nội vừa ra quyết định sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 6 bị cáo trong vụ thổi đất đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m2 xảy ra cách đây 3 tháng ở huyện Sóc Sơn.
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tin nổi bật

00:25:59 22/02/2025
Trong lúc làm nhiệm vụ cắt cỏ ven quốc lộ 2, anh M. không may bị cặp lốp ô tô xe đầu kéo văng trúng người dẫn tới tử vong.
Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga

Thế giới

00:19:40 22/02/2025
Quốc gia Liên Xô cũ Georgia từng nhận được đề nghị từ phương Tây về việc mở mặt trận thứ 2 chống Nga, theo lãnh đạo đảng cầm quyền nước này.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Lạ vui

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Hơn 20 năm qua, vợ biết tôi không yêu nhưng vẫn không chấp nhận ly hôn

Góc tâm tình

00:10:12 22/02/2025
Tôi lớn tuổi rồi, muốn một lần được sống vui vẻ, thoải mái. Tôi nhận lỗi về mình, đưa ra nhiều điều kiện để bù đắp nhưng vợ nhất quyết không ly hôn.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền

Netizen

23:57:01 21/02/2025
Dầu mỡ bám trên bếp gas hoàn toàn có thể xử lý dễ dàng bằng xà phòng. Bạn chỉ cần làm ẩm bề mặt bếp bằng một ít nước, sau đó thoa xà phòng lên và tạo bọt, để yên trong khoảng 5 phút.
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"

Sáng tạo

23:54:57 21/02/2025
Bức ảnh tưởng bình thường nhưng khi phơi bày sự thật thì ai cũng rùng mình Dù giàu đến đâu cũng đừng rước 7 thứ này về nhà, tỉ lệ hối hận là 100% Đây là 9 mẹo tiết kiệm giúp mẹ 2 con ở Hà Nội không bao giờ cạn ví ngay cả khi đã cuối thá...
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé

Hậu trường phim

23:38:49 21/02/2025
Ngay ngày khởi chiếu chính thức đầu tiên (ngày 21/2), Dark Nuns đã vươn lên đứng thứ 2 phòng vé Việt, chỉ xếp sau Nhà Gia Tiên.
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ

Phim châu á

23:34:06 21/02/2025
Được kỳ vọng rất nhiều trước khi lên sóng, thế nhưng lúc này chất lượng nội dung của phim ngôn tình Khó Dỗ Dành lại đang gây tranh cãi khắp MXH.
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

Sao việt

23:04:47 21/02/2025
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe. NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Cục NTBD NSND Xuân Bắc.