Tôi hy sinh sức khỏe để nhận lại sự vô tâm và giành công của chồng
Anh bảo con tôi chỉ do ba nó chăm sóc, nếu không có anh thì con tôi sẽ không được như hôm nay.
Hình ảnh minh họa
Tôi sống ở miền Trung, gia đình khó khăn, má phải nghỉ dạy để ra chợ buôn bán kiếm tiền nuôi 5 đứa con học đại học. Ý thức được hoàn cảnh nên khi bước chân vào Sài Gòn tôi đi dạy kèm, phấn đấu để có học bổng đỡ đần má.
Đầu năm 2012, gia đình tôi gặp một biến cố lớn, mất tài sản. Thời điểm này, tôi vừa tốt nghiệp thạc sĩ, tuổi cũng lớn nên nghĩ đến việc lập gia đình, ổn định và sinh con trước 30 tuổi để má an lòng. Tôi tích lũy cho mình được một miếng đất nhỏ vùng ven và chút tiền. Nhiều người thương nhưng tôi đồng ý lấy anh vì cùng quê, anh lại ít nói, biết lo cho gia đình, hy vọng sau này cũng lo cho vợ con.
Mâu thuẫn của chúng tôi bắt đầu từ đám hỏi. Tiền nạp tài má tôi cho hai đứa anh đưa hết cho ba má anh mà không nói với tôi. Tôi nói với anh là tôi không nặng tiền bạc, nếu ba má anh khó khăn tôi sẵn sàng biếu, nhưng anh làm vậy là không tôn trọng tôi. Tôi chỉ mong anh hiểu chuyện để sau này rút kinh nghiệm. Vậy mà anh giận dữ, to tiếng, bảo tôi coi thường ba má anh. Tôi thất vọng và không muốn tiếp tục đám cưới. Sau mấy ngày tôi không liên lạc, anh qua xin lỗi, tôi tiếp tục chuẩn bị cho đám cưới.
Video đang HOT
Đám cưới cũng là những chuỗi ngày buồn nát lòng. Sau tiệc tại Sài Gòn, tôi và anh nhà ai nấy về, anh cũng không quan tâm tôi về ra sao. Trưa hôm sau anh qua chỗ tôi đòi tôi đưa tiền để mua vé cho ba má anh, cũng không đề cập đến việc mua vé để má tôi về. Tôi buồn và đưa hết số tiền dư của đám cưới còn lại cho anh. Sau đó, tôi phát hiện anh từng ngủ với gái mà không trả đủ tiền cho họ. Anh bảo tôi cứ yên lòng, tôi tin anh để vui vẻ sống tiếp. Ngày tôi mang bầu, anh bệnh mấy tháng rồi sau đó bị mất việc trong giai đoạn chúng tôi mua căn hộ trả góp ngắn hạn. Tôi tận dụng quần áo của anh để mặc bầu, gom từng viên thuốc không dùng bán lại. Thiếu tiền trả nhà, tôi là người đi mượn để trả.
Dù bầu bì, tôi phải làm công suất hơn bình thường, vừa làm việc cơ quan, vừa làm thêm dự án, dạy học tại nhà, cuối tuần dạy trung tâm, mỗi ngày tôi chỉ được ngủ 4 tiếng đồng hồ cho đến ngày sinh. Sau khi sinh vài ngày, mắt chưa tỏ mà tôi phải cố gắng để hoàn thành công việc dang dở. Sếp thương hoàn cảnh của tôi, có con nhỏ lại khó khăn nên tạo điều kiện cho làm việc tại nhà, vừa có thu nhập và có thời gian chăm con. Bên cạnh việc cố gắng, tôi luôn động viên, hỗ trợ chồng. Khi anh bị sa thải, tôi liên hệ với sếp anh để đòi quyền lợi rồi kết nối anh với người bạn học, cũng là đồng nghiệp của tôi, để anh làm việc.
Sau những vất vả, lo toan của tôi, anh vẫn vô tâm. Anh xem phim đen khi tôi mang bầu, sinh con, lén lút hẹn hò người yêu cũ, nói xấu vợ, không muốn tôi gặp gia đình. Tôi đưa tiền chậm cho anh một ngày vì tranh thủ họp cơ quan chưa kịp rút ngân hàng (tiền đó để anh gửi về quê làm mồ mả cho dòng họ), thế mà anh khó chịu chửi bới tôi, trong khi ngày giỗ ba tôi anh chưa bao giờ hỏi tới. Tôi chi tiêu rõ ràng, ghi lại tất cả những khoản chi và chia sẻ với chồng. Vậy mà nhiều lúc anh còn hỏi tôi tiền đâu hết, có lúc tôi giận quá bàn giao để anh quản lý, không bao lâu tiền không còn mà anh cũng chẳng ghi chi tiêu gì, tôi lại tiếp quản việc quản lý tài chính.
Suốt thời kỳ tôi mang bầu sinh con, anh kiếm cớ gây chuyện, chủ yếu là nghĩ tiêu cực cho các anh tôi, rồi gây gổ với tôi, dù các anh tôi thương anh và chỉ gặp anh vài lần. Tôi thấy anh hiểu lầm nên giải thích, anh vẫn không chịu, không chào hỏi khi anh tôi qua chơi. Anh nói hối hận khi cưới mà chưa tìm hiểu lối sống của nhà tôi, trong khi gia đình tôi rất biết điều, hàng xóm quý mến, cũng chưa bao giờ đòi hỏi gì ở anh.
Tôi không sợ khổ, không sợ nghèo, chỉ buồn vì không có tiếng nói chung. Khi vào bệnh viện, anh cũng lớn tiếng chửi rủa y tá nếu họ không làm đúng ý anh. Thậm chí, đi ngoài đường, anh quên gạt chân chống, được nhắc nhở thì anh lại cho rằng họ rảnh. Anh vui khi đồng nghiệp bị sa thải. Anh không cho con chơi với hàng xóm vì ba mẹ nó là công nhân. Anh lúc nào cũng cho mình là đẳng cấp và tài giỏi, nói gia đình anh mà không có anh như rắn không đầu. Anh chửi đuổi anh của chị dâu khi người ta qua nhà chúc Tết. Tôi góp ý thì anh lại nói sao không bênh chồng?
Tôi không có quyền dẫn con đi chơi, không được chăm sóc con. Có lúc anh đổ tô cháo tôi nấu cho con vì tôi cho nghệ vào. Con bị nghẹt và khô mũi, khó thở nửa đêm, tôi nhỏ nước muối cho con thì anh giật con khỏi tay tôi, la tôi khi thấy con khóc. Mỗi lần tôi đi chơi hay làm gì phải được phép của anh. Khi thuê người làm, tôi yên tâm cày cuốc bên ngoài để trả nợ thì anh lại bảo tôi không lo cho gia đình, không “cơm bưng nước rót” cho chồng. Anh kỹ tính, hay soi mói từng hành động của người giúp việc, đứng rình khi người ta cho con ăn, cho con tắm. Anh chê người này tắm không sạch, người kia ăn đồ ăn của con. Từng người làm rồi cũng bị anh chửi rủa, đuổi đi trong nước mắt, ai trước khi đi cũng nói thấy thương tôi, tội cho tôi sống trong nhà mình mà còn không có quyền bằng em gái anh.
9 tháng sau sinh tôi không ngủ một đêm nào trọn vẹn, thức cho con bú. Những khi con bệnh tôi là người dẫn con đi chữa cùng người giúp việc. Rồi tôi phát bệnh nặng, vừa rối loạn giấc ngủ dẫn đến ảo giác, đồng thời bị viêm loét manh tràng phải điều trị lâu dài, may mắn là sau sinh thiết tôi chưa bị ung thư. Những ngày tôi bệnh phải tự đi bốc số từ 3,4 giờ sáng để khám, tự mình chạy chữa mà anh không hề hỏi han hay chăm sóc. Anh chỉ hỗ trợ phụ chăm con, coi ngó người giúp việc khi tôi ở cơ quan, vì từ khi tôi trở lại cơ quan thì cũng thuê người giúp việc để thay thế, nhưng anh lại nói rằng con tôi chỉ do ba nó chăm sóc, rằng nếu không có anh thì con tôi sẽ không được như hôm nay. Lúc nào anh cũng cho rằng kiếm tiền, nuôi con, đều do công sức của anh, anh không hiểu tôi đã hy sinh sức khỏe như thế nào.
Những gì cố được tôi đã cố hết sức. Sau rất nhiều nước mắt và mệt mỏi, giọt nước tràn ly, tôi quyết định ly hôn vì nghĩ với tình trạng này chỉ chịu đựng vài năm chứ không thể chịu suốt đời. Con tôi cũng không thể nào hạnh phúc khi thấy cảnh ba mẹ cãi nhau suốt. Tôi không phủ nhận anh thương con, rất thương gia đình anh, có điều anh chưa bao giờ coi tôi hay nhà tôi là gia đình của anh. Thôi cứ ly hôn, nếu còn duyên và thương nhau thì quay lại và sẽ trân trọng nhau hơn.
Thu
Theo vnxepress.net
Ngủ bù sau mất ngủ không có tác dụng
Một nghiên cứu của Mỹ kết luận bạn không thể bù lại thời gian mất ngủ bằng việc ngủ thêm.
Nhiều người coi thời gian ngủ như tài khoản ngân hàng: rút được một giờ vào đầu tuần rồi thêm một giờ vào cuối tuần để cân bằng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Cathy Goldstein, Phó giáo sư Thần kinh học tại Trung tâm Rối loạn giấc ngủ Đại học Michigan (Mỹ), con người cần bốn ngày liên tiếp ngủ đủ để bù cho một giờ thiếu ngủ. Nếu không, món nợ giấc ngủ sẽ tiếp tục tích lũy theo thời gian.
Thỉnh thoảng thức đêm hoặc dậy sớm không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nhưng bà Goldstein khẳng định thiếu ngủ liên tục không chỉ dẫn đến mệt mỏi, giảm năng suất lao động, học tập, hoạt động thể chất, mà còn phá vỡ đồng hồ sinh học.
Ảnh: ThoughtCo.
Thông thường, cơ thể sản sinh hormone melatonin khoảng 9h tối và duy trì ở mức cao trước khi giảm dần vào buổi sáng. Đồng hồ sinh học sẽ hoạt động ổn định nếu bạn có thể ngủ và thức dậy đúng giờ.
Thay đổi nhỏ trong đồng hồ sinh học cũng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo Time, hiện tượng này được ghi nhận ở người làm ca đêm với nguy cơ mắc ung thư, giảm nhận thức, thậm chí chết trẻ. Hơn nữa, một nghiên cứu khác ước tính tác động của một giờ thiếu ngủ tương đương ăn thêm 200 calo vào ngày hôm sau.
Nếu cảm thấy mệt mỏi do ngủ không đủ, bà Goldsetin khuyến cáo nên ngủ ngắn vào ban ngày do vào lúc này, ánh sáng đóng vai trò quan trọng để giữ cho đồng hồ sinh học hoạt động ổn định. Các nghiên cứu trước kết luận ngủ trưa tăng khả năng tập trung cũng như thúc đẩy sự sáng tạo ở não. Quỹ Giấc ngủ Quốc gia Mỹ đưa ra khoảng thời gian lý tưởng để ngủ trưa là 20 phút.
Phúc Lương
Theo VNE
Áp lực công việc làm rối loạn giấc ngủ Rối loạn giấc ngủ là tình trạng bị thiếu ngủ thường xuyên, giấc ngủ bị giảm về thời lượng dưới 5 giờ/ngày, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, thường xuyên bị tỉnh giấc. Ảnh: Shutterstock Theo Trần Quốc Tuấn (Bệnh viện Gia An 115, TP.HCM), mất ngủ xảy ra là do một trong số các nguyên nhân như: cuộc sống công...