Tôi hối hận vì quyết định lấy vợ sau một tháng quen nhau
Sau khi sinh con vợ tôi đâm đầu vào game, ăn tiền lô đề trên mạng. Tháng trước vợ báo nợ gần 500 triệu.
Tôi 28 tuổi, sinh ra và lớn lên ở quê nghèo. Tôi xin việc tại một tập đoàn của nhà nước mức lương 7 triệu, không lâu sau tôi chuyển công tác về thành phố cách nhà không xa. Tôi cũng có một tình yêu thật đẹp 3 năm với người con gái trong ngành công an, yêu từ khi em học năm thứ 2 đến khi ra trường gia đình hai bên có đi lại và xác định thời gian để làm đám hỏi.
Lý lịch nhà tôi không được tốt, nếu lấy nhau em phải ra khỏi ngành. Em có bố và em trai làm trong ngành nên tôi chủ động gây ra xích mích để hai đứa chia tay. Sau 3 tháng em lên xe hoa với một người trong ngành, tôi cảm thấy hụt hẫng. Đúng lúc đó, người trong công ty đã giới thiệu cho tôi một cô ít hơn tôi 3 tuổi, là vợ tôi bây giờ (cô này có bà con bên nhà chồng của đồng nghiệp). Sau vài lần nói chuyện tôi thấy hợp gia cảnh, bố cô ấy cũng mất sớm, một mình mẹ nuôi con. Chúng tôi quyết định cưới sau một tháng gặp và tìm hiểu, giờ tôi thấy hối hận. Tôi là mối tình đầu của cô ấy, mọi chuyện cứ vậy êm đềm trôi qua, tháng 4 vừa rồi chúng tôi đón con gái đầu lòng.
Mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ đây, sau khi sinh con vợ tôi đâm đầu vào game, ăn tiền lô đề trên mạng. Tháng trước vợ báo nợ gần 500 triệu, số tiền mà nghĩ thôi tôi cũng không dám nghĩ. Vợ đã bán hết của hồi môn của chúng tôi, vay mượn khắp nơi, kể cả bốc họ và vay xã hội đen. Giờ đây gia đình tôi không thể vay mượn thêm được nữa, tôi phải làm gì? Tôi quá bế tắc, nếu tiếp tục làm lương 7 triệu, trả góp đã 5 triệu thì không thể sống được (tôi vay trả góp để trả nợ cho vợ 2 lần trước đó). Mong các bạn cho tôi lời khuyên.
Theo vnexpress.net
"Bắt bệnh" nguyên nhân xảy ra hàng loạt vụ gian lận thi cử gây chấn động thời gian qua
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội vừa công bố Báo cáo kết quả khảo sát về kì thi THPT quốc gia năm 2018 do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ngô Thị Minh ký. Báo cáo chỉ rõ những hạn chế của kỳ thi, nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vụ việc gian lận thi cử gây bức xúc dư luận.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng đọc lệnh khởi tố bị can đối với đối tượng có sai phạm quy chế thi trong vụ gian lận thi cử ở Sơn La.
Giao địa phương tự tổ chức chấm thi là chưa phù hợp!
Báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chỉ rõ, thời gian qua Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã chủ động xây dựng các quy chế, ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức tập huấn và chuẩn bị các phần mềm phục vụ cho kỳ thi THPT quốc gia.
Tuy nhiên, kết quả giám sát của Ủy ban cho thấy, trong công tác chỉ đạo, triển khai tổ chức thi, Bộ GDĐT còn một số hạn chế.
Thứ nhất, trách nhiệm của Bộ GDĐT, dù đã có quy chế, tuy nhiên trong công tác chỉ đạo, quản lý tổ chức thi chưa gắn kết mật thiết với chính quyền của địa phương; nhất là trong công tác kiểm tra, giám sát ở từng khâu của các quy trình tổ chức thi và chấm thi.
Thứ hai, Sở GDĐT tại một số địa phương đã không bám sát quy chế, trong tham mưu và tổ chức thi, chưa chủ động xây dựng hoặc đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu cực, gian lận trong thi cử, có Sở vi phạm vào quy chế quản lý, tổ chức thi, chấm thi.
Thứ ba, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ thanh tra cắm chốt chưa nhận thức, thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ của mình, thậm chí vi phạm nghiêm trọng quy chế thi, để lại hậu quả nặng nề cho xã hội.
Báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng cho rằng, sự phối hợp giữa ngành giáo dục và ngành công an tại một số địa phương chưa đạt yêu cầu, để xảy ra tình trạng tiêu cực, thông đồng giữa các cán bộ coi chấm thi, vi phạm nghiêm trọng quy chế thi.
Nhiều cán bộ trong ngành giáo dục đã vi phạm nghiêm trọng quy chế thi. Ảnh: Công an tỉnh Sơn La
Công tác chỉ đạo của một số Hội đồng thi chưa phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng thi tại các địa phương như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình...
Quy trình tổ chức thi được đánh giá là chặt chẽ, nhưng việc giao cho các Sở GDĐT tự tổ chức chấm thi chỉ phù hợp với yêu cầu công nhận kết quả tốt nghiệp THPT, không phù hợp với việc tuyển sinh CĐ, ĐH.
Đây chính là kẽ hở để phát sinh tiêu cực, sai phạm nghiêm trọng tại các địa phương, ảnh hưởng tới chất lượng tuyển sinh của các trường đại học.
Cần làm rõ trách nhiệm từng cá nhân!
Việc để xảy ra hàng loạt vụ gian lận thi cử trong thời gian qua đã gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trước thực tế này, cơ quan giám sát về giáo dục của Quốc hội kiến nghị, đề xuất một số nội dung sau:
Trước tiên, đề nghị Bộ GDĐT tiếp tục phối hợp với Bộ Công an và các cấp có liên quan rà soát, xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan đến sai phạm tại một số địa phương. Cần sớm có kết quả về sai phạm, cách xử lý mọi cá nhân, tổ chức liên quan. Việc này sẽ giúp lấy lại niềm tin trong nhân dân.
Ngoài ra, cần nghiêm túc xem xét lại vai trò, trách nhiệm của Bộ GDĐT và chính quyền địa phương trong các khâu coi thi và chấm thi. Trách nhiệm của lãnh đạo một số Hội đồng thi; cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ trong việc phối hợp tổ chức thi tại địa phương...
Bên cạnh đó, Bộ GDĐT cần xác định rõ cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý với chính quyền địa phương; phân cấp cụ thể và trách nhiệm của từng bên liên quan trong bảo đảm an toàn đối với kỳ thi THPT quốc gia.
Tăng cường kiểm tra, giám sát đến từng khâu của kỳ thi, có đánh giá, nhìn nhận chuẩn mực, kịp thời phát hiện để không xảy ra sai sót trong các kỳ thi tiếp theo.
Theo laodong
Kỳ thi THPT quốc gia những năm tới: Kiến nghị thành lập trung tâm khảo thí độc lập Về các kỳ thi THPT các năm tiếp theo, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng cần nghiên cứu thành lập các trung tâm khảo thí độc lập, chuyên nghiệp trong tương lai. Đề thi được cho là chưa chuẩn hóa, gây khó khăn cho một bộ phận thí sinh Ủy ban Văn hóa, Giáo...