Tôi ghét nhất là bóc tỏi cho đến khi học được mẹo bóc tỏi siêu tốc dưới đây
Clip hướng dẫn bóc tỏi này đã thu hút tới hơn 21,4 triệu lượt xem, hơn 435 ngàn lượt “like” và hàng trăm ngàn lượt bình luận trên Twitter cơ đấy!
Bóc tỏi, làm sạch từng tép tỏi tươi không phải là điều đơn giản và ngốn kha khá nhiều thời gian của các bà nội trợ?
Do vậy mà mỗi khi “hóng” được một mẹo bóc tỏi hay, các mẹ đều tìm hiểu và áp dụng ngay.
Và clip được tài khoản Twitter có tên VPestilenZ (sống tại Toronto, Canada) mới đăng tải lên trang cá nhân của mình cũng đã cho thấy sức hút của nó.
Học cách bóc tỏi của VPestilenZ “nhanh như chớp”.
Cụ thể, clip của VPestilenZ đăng tải đã thu hút hơn 21,4 triệu lượt xem, hơn 435 ngàn lượt “like” và hàng trăm ngàn lượt bình luận trên Twitter.
Clip của VPestilenZ đăng tải đã thu hút hơn 21,4 triệu lượt xem, hơn 435 ngàn lượt “like
VPestilenZ bật mí, mẹo bóc tỏi này là phương pháp tốt nhất để bóc tỏi. Theo đó, trong clip của mình, VPestilenZ đã sử dụng con dao nhọn cắm nghiêng vào từng tép tỏi, sau đó nhẹ nhàng tách từng tép ra khỏi củ tỏi.
Lúc này, vỏ trên từng tép tỏi sẽ được tách ra một cách sạch sẽ mà không cần mất công để bóc vỏ sau khi đã tách tép ra khỏi củ tỏi.
Nhiều người dùng mạng xã hội cho biết đã thực hiện theo cách thức bóc tỏi do VPestilenZ hướng dẫn và đã thành công. Tuy nhiên cũng có không ít người phản hồi là họ làm theo nhưng không tách sạch vỏ trên tép tỏi mà còn bị đứt tay khi sử dụng dao nữa.
Còn bạn thì sao? Hãy thử ngay cách làm này của VPestineZ hướng dẫn và chia sẻ xem mình có thành công hay không! Hoặc bạn cũng có thể nói xem mình có cách bóc tỏi nào siêu nhanh không để chia sẻ với các mẹ khác nữa nhé!
Theo afamily
Phong trào #KuToo: Đi giày cao gót có hại đến thế nào mà khiến chị em công sở lại "dậy sóng" phản đối thế này?
Vậy chính xác thì đi giày cao gót có hại thế nào đối với sức khỏe người phụ nữ. Câu trả lời dành cho chị em ở dưới đây.
Yumi Ishikawa, 32 tuổi, một nhân viên công sở tại Nhật Bản hay phải đi giày cao gót làm việc, chính là người đầu tiên khởi xướng phong trào này.
Bắt nguồn từ việc thấy các đồng nghiệp nam của mình thoải mái được đi giày thấp trong khi làm việc trong khi phụ nữ thì không, cô đã ước rằng giá như phụ nữ được phép đi những đôi giày bệt như vậy, công việc sẽ trở nên dễ chịu hơn.
Cô Ishikawa muốn phụ nữ công sở được giải thoát khỏi đôi giày cao gót.
Cô đã đăng tải dòng suy nghĩ ấy lên tài khoản Twitter của mình và không ngờ lại nhận được nhiều sự tán đồng đến vậy. Phong trào #KuToo đã ra đời kể từ đó. Nó bắt nguồn từ hai từ trong tiếng Nhật là "kutsu" (giày) và "kutsuu" (nỗi đau).
Cô Ishikawa cho hay, vấn đề quan trọng nhất ở đây đó chính là sức khỏe. Phụ nữ đi giày cao gót nhiều sẽ ảnh hưởng đến đôi chân, ảnh hưởng đến cột sống và dễ mắc các bệnh về viêm khớp.
Vậy chính xác thì đi giày cao gót có hại thế nào đối với sức khỏe người phụ nữ. Câu trả lời dành cho chị em ở dưới đây:
Theo afamily
Phát hiện bất ngờ "phụ nữ nào cũng có nốt ruồi giữa cổ tay": Tưởng không thật mà thật không tưởng, chị em nháo nhào khoe ảnh bằng chứng Thử giơ tay mình lên và kiểm tra xem bạn có đặc điểm kỳ lạ giống rất nhiều chị em phụ nữ khác không nào! Mạng xã hội từ lâu đã trở thành "bạn đồng hành" không thể thiếu đối với mọi người trên khắp thế giới. Từ trẻ tới già, từ lớn tới bé dường như đều sở hữu riêng một tài...