Tôi động tâm với đề nghị sinh con của bạn trai nước ngoài có vợ
Riêng tôi cũng muốn có con vì tuổi không còn trẻ, nhưng sợ sau này không biết phải trả lời con thế nào.
Hình ảnh minh họa
Tôi 38 tuổi, chưa kết hôn, đang quen một người nước ngoài được 10 năm. Chúng tôi làm cùng công ty, anh chuyển sang Việt Nam làm việc luôn và cả hai liên lạc lại, nói chuyện cùng nhau. Sau một thời gian, anh ngỏ lời yêu và muốn tôi sống cùng anh tại Việt Nam (anh đã có vợ con ở nước kia). Anh là người có trách nhiệm với gia đình, con cái. Từ khi chúng tôi liên lạc lại và gặp nhau, anh luôn chăm sóc, lo cho sức khỏe, ăn uống của tôi, giúp tôi làm việc nhà (mặc dù cả hai chưa đi quá giới hạn). Anh muốn chúng tôi có con chung và nói sẽ có trách nhiệm lo cho con. Tôi cảm nhận được những điều anh nói là chân thành, vì trước nay anh luôn giữ lời hứa với tôi.
Tôi thương anh nhưng lo nếu đồng ý, cha mẹ chưa chắc đã chịu vì nhà tôi ở quê. Riêng tôi cũng muốn có con vì tuổi không còn trẻ, nhưng sợ sau này khi con hỏi “tại sao không có tên cha trên giấy khai sinh”, tôi không biết phải trả lời con thế nào. Và liệu mối quan hệ này kéo dài được bao lâu? Mong chuyên gia và độc giả cho tôi lời khuyên có nên tiếp tục với anh không?
Hằng
GS.TS Vũ Gia Hiền gợi ý:
Chào bạn Hằng,
Video đang HOT
Bạn 38 tuổi và chưa kết hôn, tính ra cũng là muộn so với những người khác, nhưng không bao giờ muộn đối với bạn. Cuộc sống con người ngoài cái chung, cái riêng, còn có cái đơn nhất là giá trị đích thực của mỗi người mà ở đó không ai có thể vay mượn, tước đoạt hoặc hiến tặng, như việc mỗi người không thể ốm thay người khác và ngược lại, dù có yêu thương bao nhiêu.
Bạn đang quen người nước ngoài nhưng anh ta đã có vợ con ở nước kia, tức là theo pháp luật quy định, anh ta không được phép có vợ nữa. Trong hoàn cảnh này mà anh ta muốn có con với bạn là không nghiêm túc về pháp lý. Bạn nói anh ta là người có trách nhiệm với gia đình và con cái, điều này quả thực khó giải thích. Theo bạn, trách nhiệm là tiền hay là gì? Trách nhiệm trước hết phải sống và làm việc theo pháp luật. Nếu không, trách nhiệm đó chỉ ở phạm vi rất hẹp, không thể nói là hành vi xã hội.
Từ quan điểm này bạn cho biết “anh nói sẽ có trách nhiệm lo cho con”, tức là lo tiền nuôi con hay trách nhiệm pháp lý với người con. Hai loại trách nhiệm này hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, một người nuôi thú cưng cũng rất có trách nhiệm và còn đưa nó đi bác sĩ thú y để chữa bệnh; còn trách nhiệm pháp lý trong trường hợp này là không thể có.
Ngày nay, một số phụ nữ cho rằng chỉ cần đứa con, không cần chồng. Đây là một hiện tượng xã hội của những người thiếu trách nhiệm với con cái. Một đứa trẻ sinh ra không được biết đến cha, hoặc biết nhưng không được ghi trong khai sinh, lý lịch, sau này đứa trẻ đó lớn lên có buồn không? Chắc chắn rất buồn và không có cách nào khắc phục vì đó là hậu quả của quá khứ để lại. Không ai làm lại được quá khứ, bởi vậy người có ý thức cần cẩn trọng trong từng hành vi để khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận.
Bạn nói “từ khi liên lạc và gặp gỡ nhau, anh luôn chăm sóc, lo cho sức khỏe, ăn uống của tôi, giúp tôi làm việc nhà” là hành vi tốt nhưng không hay, bởi một người đàn ông có vợ phải biết giới hạn của bản thân ở đâu. Bạn đã nhầm lẫn về một người giúp việc, cho tiền với một người có tình yêu chân chính. Vì thế bạn mới thấy “những điều anh nói là chân thành, vì trước nay anh luôn giữ lời hứa”. Bạn cần hiểu rõ giữ lời hứa vì cái gì. Nếu giữ lời hứa là giúp đỡ, mua quà, lo cho bạn ăn uống… đó chỉ là một loại tình cảm đơn thuần. Giữ lời hứa để sinh ra đứa con không có tên cha trong khai sinh, thì mới là thủ đoạn mua chuộc phụ nữ của những người đàn ông vô trách nhiệm với thế hệ sau. Một người như vậy không xứng đáng làm cha của con bạn.
Cái nguy hiểm của bạn là cũng thương anh ta, tức là bạn đã chấp nhận điều này từ trong ý thức, may mà cha mẹ bạn chưa chắc đã chịu, đây là cái bên ngoài không thuộc ý thức của bạn. Bạn nhầm lẫn khi cho rằng vì nhà ở quê nên gia đình mới vậy. Những gia đình đàng hoàng ở thành phố cũng không thể chấp nhận có đứa cháu ngoại không cha, trừ khi bất khả kháng.
Bạn cũng muốn có con vì tuổi không còn trẻ. Cái muốn này là của những người phụ nữ thiếu trách nhiệm với con, không quan tâm đến suy nghĩ của con. May mà bạn còn sợ sau này con hỏi tại sao không có tên cha trên giấy khai sinh, nhưng đáng tiếc lo lắng này lại dành cho sự ích kỷ khác “biết phải trả lời con thế nào”. Đáng lẽ bạn nên thấy cắn rứt lương tâm rằng sau này con có đủ sức sống trước cuộc đời như những đứa trẻ khác không, đó mới là người mẹ xứng đáng.
Bạn hỏi liệu mối quan hệ này kéo dài bao lâu, cho thấy bạn là người chỉ nghĩ đến bản thân mà không nghĩ cho người thân, trách nhiệm với xã hội và gia đình người khác. Bạn cẩn thận, nếu không sẽ phá vỡ hạnh phúc của người phụ nữ khác và để lại bất hạnh cho trẻ thơ.
Chúc bạn sáng suốt.
Theo vnexpress.net
Vì khi em làm vợ đã không còn là cô gái anh yêu trước kia nữa (P2)
Bước vào một cuộc hôn nhân trách nhiệm không chỉ đặt trên vai của người đàn ông mà người phụ nữ cũng có rất nhiều nỗi lo.
Sẽ có những lúc bạn bỗng dưng cảm thấy mệt mỏi với cuộc hôn nhân của mình, sẽ có lúc bạn cảm thấy bế tắc và không thể chia sẻ cho ai những chuyện đang xảy ra. Nhưng hôn nhân chính là vậy chúng ta có được hạnh phúc thì cũng sẽ có lúc phải đánh đổi vì chẳng có cuộc hôn nhân nào chỉ toàn màu hồng.
Sáng hôm sau khi cô dậy đã thấy anh đi làm, trên bàn vẫn để quyển sổ tiết kiệm hôm qua cô đưa cho anh với dòng nhắn: "Số tiền này là của em anh xin lỗi vì chuyện hôm qua". Cô không giận vì anh đã nói những lời đó mà cô cảm thấy chạnh lòng vì anh đã không hiểu cô.
Song, cô vẫn lên mạng tìm việc và thật may khi cô được một người bạn giới thiệu cho công việc khá phù hợp với khả năng. Tuy lương không cao nhưng ít ra cô cũng đã có thể đi làm mà không cần phải dựa dẫm vào anh nữa. Nhưng đúng là khi đi làm cô chỉ sẽ khong thể hoàn thành tốt mọi trách nhiệm của mình. Bây giờ đi làm về cô cũng chỉ nấu những món đơn giản nhanh chóng còn cho con ăn. Chỉ như vậy thôi là đến tối cả người cô đau ê ẩm.
Nhìn thấy cô như vậy anh lại bảo cô ở nhà đừng đi làm nữa nhưng cô không muốn mình sẽ trở thành gánh nặng, mặc dù chuyện cũ cô không giận song vẫn còn để ý đến những lời anh đã nói.
Hôm đó, sau khi đi làm về cô thấy con quấy khóc biết là con ốm nên gọi điện cho anh về sớm, nhưng cô gọi mãi mà anh không nghe máy một mình cô vội vàng đưa con vào viện. Đến đêm cô và con mới từ bệnh viện về nhưng anh vẫn chưa về nhà, cô thật sự rất khó chịu đang định gọi cho anh thì có tiếng mở cửa.
Anh ngạc nhiên khi thấy cô chưa ngủ, cô nhìn anh mà tự nhiên nước mắt ứa ra: "Anh có biết con bị sốt cao chỉ có hai mẹ con tôi đưa nhau vào viện, đến một cuộc điện thoại anh cũng không thèm nghe". Lúc ấy anh mới vội vàng lấy điện thoại ra xem, cô đã gọi hơn chục cuộc nhưng anh không để ý. Anh xin lỗi cô nhưng cô không muốn nói chuyện với anh lúc này.
Nhưng anh lại nói với theo trách cô vô lý và không hiểu cho công việc của anh. Cô đặt con lên giường rồi đi xuống dưới nhà nói chuyện với anh. Cô đã cố giữ bình tĩnh hơn so với lúc nãy, cô hỏi anh đi đâu mà không nghe điện thoại. Anh nói phải đi tiếp mấy đối tác, cô nhìn anh rồi cười nhạt: "Đối tác của anh dùng nước hoa nữ à? Anh bận thì cũng phải nghe máy nhỡ đâu hôm nay con xảy ra chuyện gì thì sao?"
Anh bỗng nổi nóng với cô nói cô đang làm quá mọi chuyện lên, công việc của anh có cả đối tác nữ nên không thể tránh được những chuyện như vậy. Cô nhìn anh thở dài, bây giờ anh đã có gia đình cô cũng đã là vợ là mẹ không phải cô gái anh yêu trước đây để đi theo trông anh suốt cả ngày.
Hai người đều có trách nhiệm với gia đình này, không phải chỉ có một mình cô cố gắng thì mọi chuyện sẽ tốt lên. Đối với cô hạnh phúc gia đình chính là điều quan trọng nhất, cô muốn hai người có thể chia sẻ mọi chuyện giống như trước đây, cô muốn cùng anh đưa con ra ngoài mỗi khi có thời gian.
Sẽ rất khó để có thể làm một người vợ hoàn hảo nhưng cô luôn muốn mình là một người vợ tốt của anh. Sẽ có những lúc hai người cãi vã, sẽ có những lúc cô cảm thấy lạc lõng trong cuộc hôn nhân của mình, nhưng cô sẽ luôn tìm anh và để anh yên tâm có một nơi sẵn sàng chờ anh trở về. Chỉ là cô cần anh cũng phải biết trở về mà thôi.
Theo ilike.vn
Tôi và nhà chồng mâu thuẫn lớn từ việc khai sinh cho con Tôi rất sợ khi gần họ. Mỗi lần thấy ba mẹ chồng là huyết áp tôi tăng lên, chóng mặt buồn nôn, đi lại không nổi. Tôi 29 tuổi, nhân viên xuất nhập khẩu, thu nhập ổn định, có con được một tuổi. Từ ngày có con, mối quan hệ của tôi với chồng và gia đình chồng rất xấu. Ba mẹ chồng...