Tôi đang trả giá vì xây nhà trên đất bố mẹ vợ cho
Tiền của mình chắt chiu, công sức bỏ ra nhưng chẳng có quyền được sở hữu. Tôi cảm thấy buồn và chán nản vô cùng, bỏ thì tiếc mà ở không nổi.
Tôi đang trả giá vì xây nhà trên đất bố mẹ vợ cho
Tôi cưới vợ cách đây 24 năm. Cưới xong, vợ chồng ở nhà tập thể do cơ quan hóa giá cho tôi trước hôn nhân. Năm 1991, tôi làm thủ tục xin đất vì làm việc trong biên chế nhà nước. Bố vợ ngăn cản với lý do mất 500.000 đồng tiền thủ tục hành chính, ông la tôi nghèo mà bày đặt. Ông cho một mảnh đất nhỏ xéo, chia từ mảnh đất ông đang ở của nhà nước cấp cho.
Lúc ấy vợ tôi chưa có công việc, nợ thì chồng chất. Tôi có ý định mở cửa hàng tạp hóa cho vợ bán nên vợ chồng thống nhất bán mảnh đất nhà tập thể, cộng với số tiền tôi tích lũy trước hôn nhân để xây nhà trên mảnh đất bố vợ vừa cho. Mảnh này ở mặt đường lớn, thuận tiện cho việc buôn bán. Nhiều người thấy thế bảo tôi dại, như thế cũng mang tiếng ở rể, không thì cũng là ở nhờ trên đất của bố mẹ vợ. Lúc đó, đất cho cũng chẳng nhiều người ham vì hầu như không ai buôn bán đất. Tôi cứ nghĩ đơn giản, ở đâu tiện thì sống, quan trọng gì ở rể hay không. Thế nhưng bây giờ sống trên mảnh đất của bố mẹ vợ cho, tôi mới thấy vô cùng phức tạp, tủi nhục và đau đớn.
Hình như bố mẹ vợ quên mất để dựng được căn nhà trên mảnh đất đó, tôi đã phải bán mảnh đất và nhà tập thể, lấy tiền tích lũy của tôi trước hôn nhân. Thi thoảng có chuyện gì ông bà không vừa ý, tôi là người hứng chịu sự chì chiết, khinh bỉ từ mẹ vợ và những lời bàn tán xì xào từ nhà vợ, vì đây là mảnh đất bố mẹ cô ấy cho. Gặp riêng tôi, mẹ vợ hay kể lể chuyện đất có giá từ khi thị xã lên thành phố. Bị khủng bố tinh thần liên tục, tôi stress nặng.
Tôi ốm đau nghỉ việc vào miền Nam sống và chữa bệnh. Mẹ vợ vào thăm xỉa xói tôi. Nhà đất ông bà không sang tên cho vợ chồng tôi, nếu tôi gợi ý thì chỉ nhận lời lẽ khó nghe từ bố vợ. Trong khi đó, đất cũng chưa chuyển đổi mục đích sử dụng, nghe đâu hiện nay muốn chuyển mục đích sử dụng thì phải nộp thuế 16 triệu đồng một m2.
Video đang HOT
Khi tôi làm nhà, bố vợ chỉ đạo phải thế này thế nọ theo ý ông. Lúc đó, tôi muốn buông nhưng vì bao nhiêu tiền đổ ra, cả công sức mồ hôi của tôi, tôi thấy tiếc và nhịn nhục. Thật đúng với cái từ nhịn là nhục, nó đúng với hoàn cảnh của tôi lúc bấy giờ.
Sau gần bốn năm tôi từ miền Nam về, ông bà đã chuyển đến nhà tôi ở mà không nói một lời. Nhà ông bà cho con trai ông bà ở. Tôi về, mẹ vợ đuổi ra khỏi nhà. Mỗi khi có ai đến chơi, mẹ vợ lại kể việc cho chúng tôi đất để xây nhà. Nghe thế người ta lại trầm trồ ông bà thương con gái quá, chia cả đất nhà thì còn gì bằng. Rồi họ nhắc nhở tôi, con rể phải sống sao cho phải với bố mẹ vợ trong khi tôi làm nhà chẳng ai giúp tôi một lời nói.
Tôi là con rể, con rể cũng là con người, vậy mà tôi có cảm giác bố mẹ vợ không nghĩ như vậy. Tôi cứ nghĩ gia đình mình ăn riêng, ở riêng còn phức tạp như thế, huống hồ là ở rể, ra vào chạm mặt không biết phức tạp đến mức nào. Đàn ông tốt nhất nên tự chủ về mọi thứ, chứ phải nhờ nhà vợ thế nào cũng bị coi thường. Tôi đã mắc một sai lầm rất lớn mà khó tha thứ cho bản thân, mang tiền xây nhà trên đất của bố mẹ vợ cho. Giờ đây tôi đã phải trả giá cho sự nông nổi của mình. Tôi cảm thấy buồn và chán nản vô cùng, bỏ thì tiếc mà ở không nổi.
Không biết trên đời này có ai rơi vào hoàn cảnh tôi không, để tôi được chia sẻ, vơi đi phần nào sự đau đớn… Tôi viết lên đây nhằm cảnh báo những ai sắp có hoàn cảnh tương tự nên suy xét cho kỹ, kẻo rồi một đời ân hận như tôi. Tiền của mình chắt chiu, công sức của mình bỏ ra nhưng chẳng có quyền được sở hữu. Xin được chia sẻ với các bạn.
Theo VNE
Muốn chia tay vì người yêu đòi "quan hệ" rồi mới cưới!
Em năm nay 27 tuổi, anh ấy 31, yêu nhau được 2 năm nhưng không đi quá giới hạn về thể xác. Em nói anh ấy nên giữ gìn cho nhau đến ngày cưới.
Năm ngoái anh ngỏ ý làm đám cưới, nhưng do hai gia đình có chuyện lộn xộn nên bố mẹ anh không cho cưới nữa. Mặc dù vậy, chúng em vẫn quen nhau. Một năm nay em không còn qua nhà anh chơi nữa.
Hồi tuần trước anh ngỏ ý đòi hỏi chuyện thể xác, nếu "cho" năm tới anh sẽ sang nhà xin cưới mặc kệ ba mẹ, còn không sẽ chia tay. Em vẫn một mực không chịu quan hệ tình dục trước hôn nhân, song anh bảo anh không bỏ em đâu mà sợ. Em hoang mang quá không biết làm sao, xin chuyên gia cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn. (Duyên)
Trả lời:
Bạn Duyên mến,
Có lẽ trong tình yêu, việc đấu tranh giữa "cho" và "không cho" là một cuộc chiến dai dẳng triền miên dưới 2 đối tác trong cuộc bạn nhỉ. Kéo theo đó là 1.001 vấn đề xoay quanh chuyện cho hay không cho này: giận, hờn, chia tay...
Hình Minh Họa
Chuyện tình yêu của bạn và anh ấy lúc đầu thật đẹp, cả hai bạn yêu nhau, tin nhau và quyết định giữ cho nhau đến ngày cưới. Nhưng chuyện bất ngờ xảy ra, gia đình 2 bên có vấn đề gì đó, và 2 bạn chưa thể nên duyên chồng vợ được.
Lẽ ra, trong giai đoạn này, nếu vẫn còn yêu thương anh ấy bạn nên giữ mối quan hệ bình thường như trước đây để giúp cho anh ấy vững tin thuyết phục gia đình thì bạn lại làm điều ngược lại không qua nhà anh ấy nữa. Thử đặt trường hợp bạn là anh ấy, bạn sẽ nghĩ sao nếu anh cũng làm như bạn hiện nay?
Tôi thông cảm với sự đòi bạn "cho" của anh ấy, có thể anh ấy đang sợ mất bạn nên muốn được đóng dấu "chính chủ" như một cách để níu kéo bạn trong vòng tay mình.
Tuy nhiên, tôi không đồng ý với cách xử sự như vậy của anh ấy, đặc biệt là với tuyên bố phải cho mới cưới, "phải cho thì năm tới sẽ xuống cưới". Điều này, thể hiện anh ấy đang coi thường bạn, và đang mặc cả trong tình yêu cũng như trong chuyện cưới hỏi với bạn.
Giả sử là bạn "cho" anh ấy thì điều gì đảm bảo rằng sau khi được nhận, anh ta sẽ cưới bạn? Hay là sau khi "con ong đã tỏ đường đi lối về", anh ấy sẽ có 1.001 lý do nào đó để không thực hiện những hứa hẹn trước đó của mình?
Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ trong việc này, cho hay không cho là quyền của bạn. Nhưng theo tôi, bạn chỉ nên cho khi hoàn toàn tự nguyện và thoải mái, chứ không phải cho vì một sự ràng buộc, vì một điều kiện a, b, c nào đó hay để trao đổi. Bởi vì khi cho trong những điều kiện như vậy, bạn đã không còn giữ được sự bình đẳng, quyền được tôn trọng trong mắt của đối tác của mình.
Và nếu anh ấy là người đàn ông đúng nghĩa, người đàn ông biết tôn trọng người yêu, anh ấy sẽ quan tâm tìm ra cách tốt nhất để có bạn chung đường suốt cuộc đời chứ không phải chỉ chăm chú đến chuyện "cho" thì mới yêu tiếp và mới cưới.
Chúc bạn có được quyết định sáng suốt và đúng đắn.
Theo VNE
Khổ như gặp phải gia đình chồng toàn người máu dê! Làm dâu, nhiều người phụ nữ đã ức chế, khổ sở vì những kẻ "yêu râu xanh" là người thân của chồng. Chuyện tế nhị, thật khó để thổ lộ, chia sẻ cùng người đầu ấp tay gối. Và vì thế, sự việc cứ ngày một trầm trọng. Bi "sam sơ" ngay trong nhà Lấy chồng, chị Đặng Vương Phương Trâm, (ngụ Củ...