Tôi đã từng “đứng đường nuôi miệng”
… Nhưng tôi luôn khát khao được hoàn lương, được trở về là chính mình.
Ừ, ai gọi tôi là gái đứng đường cũng được, là cave cũng được. Tôi cũng biết rằng chả còn lý do gì để yêu cầu người khác phải tôn trọng mình nhưng tôi cũng muốn nói với anh rằng: tên tôi là Tâm.
Cô quay mặt đi không nói một lời nào nữa. Hình như nước mắt cô rơi. Bao nhiêu năm làm cái nghề “khốn nạn” ấy, đây là lần đầu tiên cô biết rơi một giọt nước mắt. Cô cảm thấy xấu hổ và nhục nhã với cái “nghề” của mình. Cô chưa bao giờ được người đời coi như một con người bình thường bởi cô đâu có bình thường, đến cái tên của cô cũng chả ai thèm biết, không ai thèm quan tâm, người ta chỉ gọi cô bằng cái tiếng muôn thuở “gái đứng đường”. Cô cần một cái tên biết bao, lâu lắm rồi cô khát thèm cảm giác được ai đó gọi tiếng: “Tâm à”.
Cuộc đời có ai không muốn sống hạnh phúc. Cô cũng như bao người, khát khao mái ấm gia đình, khát khao tình yêu và hạnh phúc. Nhưng hoàn cảnh đã xô đẩy cô đến bước đường cùng, cô không còn lối thoát nào khác. Cô muốn trả thù người mẹ kia, người đã khiến cô không còn niềm tin vào cuộc sống.
Cuộc đời có ai không muốn sống hạnh phúc. Cô cũng như bao người, khát khao mái ấm gia đình, khát khao tình yêu và hạnh phúc. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Bố cô mới mất được 2 tuần, người đàn bà mà cô gọi là mẹ ấy đã mang một người đàn ông khác về nhà. Sau 2 tuần bố mất, mắt cô còn ngân ngấn nước, họ hàng con chưa vơi nỗi đau buồn thì chính mẹ cô, chính người đàn bà ấy đã đứa một người đàn ông khác về nhà, ôm ấp nhau trong chính căn phòng của bố cô.
Nỗi uất hận nghẹn lên trong tâm can cô. Chưa bao giờ cô thấy hận mẹ mình đến thế. Chỉ một hành động như thế thôi, cố thể vứt bỏ tất cả tình nghĩa mẹ con bao nhiêu năm nay. Cô tiến đến gần phòng bố, vứt chiếc khăn tang trắng vào mặt mẹ và người đàn ông lạ mắt. Mắt cô dưng dưng không nói thành lời nhưng nó ẩn chứa một nỗi căm hận vô cùng.
…Cô đã đi bao nhiêu ngày cũng không ai biết nữa và cũng chả ai hỏi han được tung tích của cô. Những người hiện tại sống cùng cô cũng không biết cô là ai, xuất thân ra sao và quê quán chốn nào. Dĩ nhiên là cô giấu biệt, cô không muốn cho người đàn bà kia tìm được mình.
Cuộc sống ngoài xã hội thật nhiều cám dỗ với cô. Cô không biết kiếm sống bằng gì. Rồi tình cờ cô gặp được một người quen tại đó, cô cảm thấy mình thật may mắn vì được cô bạn cưu mang xin cho vào một quán bar làm việc. Thời gian trôi đi, thoáng đó đã 2 năm rồi. Lúc này cô mới nhận ra mình đang làm gì và giá trị của mình ra sao. Cô đã không còn là con bé Tâm ngày nào nữa và có lẽ cũng chả ai nhận ra cô nữa. Người ta nhìn cô bằng ánh mắt khó chịu và đôi lúc là sự coi thường. Biết thế nhưng làm sao được khi chính cô vướng vào con đường này từ khi nào cô cũng không biết. Cái tên duy nhất mà người ta gọi cho cô, dù là không dám gọi trước mặt cô, là “gái đứng đường”.
Có gì để oán trách người ta đâu khi đích thị cô là như vậy. Cô thuê trọ trong một góc tối và ngõ hẻm để tránh sự dòm ngó của người khác và hơn nữa để tranh công an nếu có gì xảy ra. Ngày ngày cô phải đi đi về về một đoạn rất xa. Ban ngày làm quán bar, ban đêm nếu hết tiền thì ra đường “làm ăn”. Cô không còn thiết tha gì cuộc đời nữa. Những người làm xe ôm cũng nhìn ngó cô với ánh mắt khác lạ. Họ cứ thì thào nhau rằng cô là “gái đứng đường” mỗi khi chở cô về đến ngõ.
“Ừ, ai gọi tôi là gái đứng đường cũng được, là cave cũng được. Tôi cũng biết rằng chả còn lý do gì để yêu cầu người khác phải tôn trọng mình nhưng tôi cũng muốn nói với anh rằng: tên tôi là Tâm”. Cô chua xót nói những lời đó khi nghe loáng thoáng ai đó khinh miệt mình. Đó là lần đầu tiên cô biết phản kháng, biết giành giật lại chút danh dự vốn đã bị quên lãng từ lâu.
Hai hôm sau ngày biết tin mẹ mất vì ốm nặng cũng là ngày cô tìm đến cái chết. Người ta đã kịp đưa cô đi cấp cứu khi phát hiện cô nằm bất tỉnh trong phòng trọ. Không ai biết cô quê quán ra sao nhưng cũng đủ thương hại một cô gái thân cô thế cô ấy. Trong cơn hấp hối, cô mở mắt, cố nói mấy tiếng thều thào với người bên cạnh: hãy gọi tên tôi, tôi là Tâm, Tâm Tít. Có lẽ đó là biệt tên cún cơm mà mẹ cô đã đặt cho cô khi cô còn bên mẹ. Mắt cô nhắm lai, nước mắt trào ra. Có lẽ đó là những cảm xúc cuối cùng của cô muốn gửi lại cõi trần.
Theo Eva
Em đã không còn nhận ra anh nữa
Chưa đầy năm năm bên nhau mà đã bao lần em phải kinh ngạc nhìn anh và tự hỏi: "Anh đây sao?".
Anh thay đổi nhiều quá, anh giờ đây chỉ còn biết nghĩ đến bản thân mình, chẳng chịu chia sẻ chút gì với người bạn đời suốt ngày đầu tắt mặt tối, và mắt mờ chân chậm đến nơi, cũng vì núi việc không tên mà anh vẫn hay gọi chung là việc vặt.
Em đẻ hai con rồi mà lúc nào anh cũng thắc mắc sao bụng không phẳng, đẹp như ngày xưa, và rồi anh chẳng giấu giếm những lần cầm điện thoại chụp ảnh những em xinh tươi đang dạo trên đường phố, những cô mà em tin chỉ mơn mởn bằng một phần của em ngày xưa. Em thức đêm thức hôm chăm sóc con, anh thì hôm nào cũng được ngủ thẳng giấc, rồi làu bàu trách em sao cứ để nó quấy. Đồng thời vẫn muốn em đẻ thêm đứa nữa bởi lúc nào anh cũng thích có con trai, trong khi đó đang đêm con khóc thì sẵn sàng lấy chân đá em một cái "sang dỗ con đi để anh ngủ". Lâu rồi quà không có, hoa càng không, thậm chí một lời nói dịu dàng cũng không cánh mà bay mất từ lúc nào không ai rõ tung tích.
Có bao giờ anh thầm hỏi sao mình có năng khiếu, tài đến nỗi biến một cô gái xinh xắn gọn gàng trở nên như vậy hay không? Còn em, chẳng thể làm gì khác bởi một ngày của em cũng chỉ có hai mươi tư giờ và lúc này đây em không thể tự biến hóa cho mình có thêm hai cái tay nữa để mà hoạt động liên tục.
Em vẫn nhớ rõ ngày xưa ấy em tự thấy mình có giá lắm, vì được nâng niu, coi trọng và được chăm sóc. Còn giờ đây em nhận ra mình chẳng còn một tí "tài sản" nào, ngoài hai đứa con mà em quanh quanh với chúng cũng hết cả một ngày, đến mức em chán chả buồn nói và "nhờ" anh giúp em quan tâm đến chúng nữa. Lúc nào anh cũng chúi mũi vào đồ công nghệ cao, đó mới chính là những đứa con gần gũi thân cận với anh nhất. Anh nói mình là trụ cột đi làm kiếm tiền, anh dành hết thời gian vào mục đích lớn nhất đó và lợi nhuận thu được anh lại phục vụ cho thú vui riêng của mình, trong khi em thì chẳng thấy vui gì cả, anh nói em chẳng biết gì.
Thì đúng rồi, mở mắt ra một cái là nghe tiếng con khóc, thôi thì đủ, đói có, đái có, khóc vì chẳng có lý do gì cũng có, loanh quanh phục vụ cả gia đình rồi đi làm. Về nhà lại long tóc gáy lên cho con ăn, tắm rửa và nấu ăn cho cả nhà, ngẩng mặt lên thì trời tối mò, ngồi nghỉ thôi, thời gian ấy quý giá cần phải hít thở thật sâu để còn tái sản xuất sức lao động, sẵn sàng cho một ngày mai hoạt động đều đặn như thế. Thử hỏi thời gian đâu để mà chăm sóc, thời gian đâu để mà spa thư giãn, làm gì có lúc nào mà tìm hiểu cái "thú vui" của anh. Chờ được đến lúc con lớn thì giá trị cũng đã hao mòn, còn điểm phấn tô son làm gì cho thêm buồn với dấu vết thời gian, thêm nữa em bực tức nghĩ anh không xứng đáng có được một người vợ vừa đảm đang vừa xinh đẹp.
Em ước mong anh sẽ bớt chút thời gian quý như kim cương của mình để chơi cùng con, bởi đứa con là tài sản chung lớn nhất, là điều cần vun đắp cùng với tình cảm vợ chồng. Em đã thể hiện niềm khao khát ấy từ lâu, thậm chí ghi cả điều ước gửi ông già Noel. Rồi dùng đủ hình thức, mặn, nhạt, ngọt, gắt để du đẩy cái quan niệm "việc vặt là của đàn bà" của anh vậy mà lòng anh "vẫn vững như kiềng ba chân". Em muốn xõa tung hết cả, biến mình thành một con người khác, sống vì mình, tự chau chuốt cho bản thân, cho mình chứ chẳng cần phải cho ai khác. Song thực sự em không có đủ thời gian và tâm trí nữa. Cuộc sống như vậy thử hỏi còn nghĩa lý gì?
Theo VNE
Ly dị vì chuyện ăn Tết nhà nội hay ngoại Gần mười năm cưới nhau, cứ mỗi lần Tết đến là Hùng luôn sống trong sợ hãi. Bên cạnh nỗi lo cơm áo gạo tiền cùng hàng trăm thứ nỗi lo ngày Tết thì quyết định "ăn Tết bên nào" (nhà nội hay nhà ngoại). Điều đó luôn là một thách thức căng thẳng, nó tốn không biết bao nhiêu mồ hôi (cãi...