Tôi đã thực hiện 7 điều sau và cắt giảm được một nửa chi phí đi siêu thị mà vẫn hạnh phúc!
Chất lượng cuộc sống của tôi không thay đổi quá nhiều, đơn giản là tôi tiếp cận việc mua sắm theo một cách khác mà thôi.
Bài viết là chia sẻ của cô gái trẻ độc thân tên Michelle Jackson được đăng tải trên trang web tài chính Businessinsider.
Tôi là người thích thử nghiệm các công thức nấu ăn mới, thích đi lang thang trong siêu thị để xem hôm nay họ có bán gì hay ho. Tôi duy trì thói quen đó, để rồi đến một ngày phải giật mình nhận thấy chi tiêu cho các mặt hàng tạp hóa, thực phẩm đã vượt quá tầm kiểm soát.
Nó chẳng những làm tổn hại nghiêm trọng đến túi tiền của tôi mà còn phải mất nhiều công sức để xử lý rác thải thực phẩm hơn. Vì thói quen mua sắm bừa bãi nên không phải lúc nào tôi cũng sử dụng hết những thứ mua về.
Sau khi nghiêm túc suy nghĩ và thực hiện những biện pháp sau đây, tôi tiết kiệm được một nửa chi phí đi siêu thị mua sắm các mặt hàng tạp hóa và thực phẩm.
1. Thực hiện thử thách không đi siêu thị
Ảnh minh họa
Tôi cố gắng ăn hết những gì còn ở tủ lạnh và phòng đựng thức ăn trong thời gian lâu nhất có thể.
Bằng cách đó, tôi đột nhiên phát hiện ra mình còn rất nhiều đồ ăn chưa sử dụng đến. Đồng thời tôi còn nấu nướng một cách sáng tạo hơn với những nguyên liệu có sẵn không được phong phú cho lắm. Những loại trái cây và rau củ đông lạnh của tôi được sử dụng hết triệt để, không còn tình trạng dư thừa trong tủ lạnh nữa.
Thử thách này không chỉ giúp tôi hạn chế số lần ghé thăm siêu thị mà còn phá bỏ thói quen mua sắm không suy nghĩ trước đây của mình. Tôi đã nhận thức rõ hơn bản thân từng chi tiêu hoang phí ra sao và lãng phí đồ ăn nhiều đến thế nào.
2. Dự trữ những thứ cần thiết
Tôi bắt đầu chú ý hơn đến việc dự trữ các mặt hàng thiết yếu với số lượng lớn trong nhà, chẳng hạn như giấy vệ sinh, kem đánh răng và các chất làm sạch. Tôi đảm bảo rằng mình có đủ các mặt hàng đó để dùng đến vài tháng. Với cách mua số lượng nhiều, tôi luôn có được giá rẻ hơn, nhờ đó mà tiết kiệm thêm tiền.
3. Giới hạn việc mua sắm 1 lần/tuần và luôn mang theo danh sách
Để chi tiêu ít hơn ở siêu thị, tôi đã thực hiện một sự chuyển đổi quan trọng là giảm tần suất mua sắm xuống còn 1 lần/tuần. Riêng quyết định đó đã cắt giảm đáng kể số tiền chi tiêu của tôi.
Video đang HOT
Và tôi cũng luôn đảm bảo mang theo danh sách mua sắm đã soạn sẵn từ nhà. Đó là một biện pháp chẳng mới nhưng không bao giờ mất đi hiệu quả. Danh sách mua sắm là cách thức luôn đúng để bạn biết chính xác những gì mình cần mua và tránh mang về các món đồ không có nhu cầu sử dụng.
4. Sử dụng ứng dụng mua hàng
Một trong những cách tiết kiệm tiền yêu thích của tôi là sử dụng ứng dụng đi siêu thị. Bạn sẽ nhận được nhiều chương trình ưu đãi và giảm giá khi mua hàng qua app.
5. Quản lý chặt chẽ mong muốn của bản thân
Giống như nhiều người khác, tôi luôn có mong muốn mua rất nhiều thứ. Nhưng cuối cùng tôi đã học được cách quản lý ham muốn ấy. Có một sự thật là bạn không cần phải có mọi thứ mà mình mong muốn đâu.
Tôi là người yêu thích nấu nướng, dù quản lý khao khát của bản thân nhưng tôi vẫn có cách để mình cảm thấy vui vẻ. Mỗi tuần hoặc cách tuần tôi sẽ bắt tay vào nấu nướng một công thức mới và duy trì đều đặn thói quen đó. Nó giúp tôi tận hưởng điều mình yêu thích đó là nấu ăn, thử các công thức mới và khám phá thế giới ẩm thực muôn màu nhưng vẫn không phải chi tiêu quá nhiều cho thực phẩm.
Ảnh minh họa
6. Ăn ít thịt hơn
Thịt là một trong những thực phẩm thường được sử dụng và có giá thành tương đối cao. Trước đây tôi ăn khá nhiều thịt song khi bắt đầu cắt giảm ngân sách cho thực phẩm thì tôi ăn ít thịt hơn. Sự thay đổi chế độ ăn thậm chí còn giúp tôi có những chuyển biến tích cực về sức khỏe.
7. Tôi giới hạn số tiền chi tiêu mỗi tháng
Theo Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, một phụ nữ trong độ tuổi từ 19 đến 50 thường chi tiêu trung bình từ 172 USD đến 342 USD mỗi tháng cho thực phẩm và các mặt hàng tạp hóa. Khi trước tôi thậm chí còn chi tiêu nhiều hơn con số ấy không ít, vậy nhưng bây giờ tôi chỉ mất khoảng 250 USD một tháng để đi siêu thị.
Chi tiêu số tiền ít hơn nhưng tôi vẫn ăn các thực phẩm hữu cơ, mua những sản phẩm như thịt bò ăn cỏ hoặc format thuần chay cao cấp. Chất lượng cuộc sống của tôi không thay đổi quá nhiều, đơn giản là tôi tiếp cận việc mua sắm theo một cách khác mà thôi.
Ngoài ra, bất cứ khi nào thấy mình chi tiêu nhiều hơn so với số tiền quy định, tôi sẽ thực hiện thử thách không đi siêu thị, ăn hết tất cả những thứ còn lại trong nhà. Nhờ đó mà tôi luôn kịp thời điều chỉnh mức chi tiêu tổng thể của mình.
Hãy nắm ngay 9 "thủ thuật" khó ngờ này của siêu thị để tiết kiệm thêm tiền khi đi mua sắm
Bạn có biết rằng siêu thị luôn có một số thủ thuật khiến khách hàng chi nhiều tiền hơn hay không?
Đi siêu thị là một trong những việc mà chúng ta làm thường xuyên để mua các mặt hàng thiết yếu. Vào mua sắm rất nhiều lần nhưng bạn có biết rằng siêu thị luôn có một số thủ thuật khiến khách hàng chi nhiều tiền hơn hay không?
Những "mánh khóe" ấy không quá phức tạp song rất nhiều người vẫn "mắc bẫy". Nếu bạn có thể nhìn thấu chúng, không lãng phí thêm tiền ở siêu thị thì bạn rất tỉnh táo và thông minh.
1. Các mặt hàng có lợi nhuận cao được đặt ở gần lối vào
Khi bạn vừa bước chân vào siêu thị, đó là thời điểm mà hứng thú mua sắm ở mức cao nhất. Dường như các khách hàng sẵn sàng chi tiền mua đồ và cũng dễ dàng bị cám dỗ hơn cả.
Đó là lý do mà nhiều siêu thị thường xếp các mặt hàng có lợi nhuận cao ở ngay lối vào, nơi mà chúng ta sẽ nhìn lập tức thấy khi đặt bước chân đầu tiên đến siêu thị.
2. Xếp thực phẩm theo dạng "cặp đôi hoàn hảo"
Khoai tây chiên chấm sốt cà chua là một sự kết hợp hoàn hảo, mang lại sự trải nghiệm tuyệt vời cho người thưởng thức. Chính vì thế, nhiều siêu thị luôn xếp khoai tây chiên cạnh các lọ nước sốt, dù cho 2 mặt hàng này khác phân loại.
Khi mua khoai tây chiên, bạn cũng sẽ muốn mua nước sốt. Ngay cả khi khách hàng không có ý định đó từ đầu thì khả năng cao vẫn thay đổi khi thấy 2 loại được xếp cạnh nhau.
3. Các lối đi giống như một đường băng
Hầu hết siêu thị đều áp dụng cách thiết kế lối đi giữa hai kệ hàng rất thẳng và dài như một đường băng. Khách hàng bắt buộc phải đi hết chiều dài của lối đi trước khi rẽ sang một kệ khác.
Một khi dành nhiều thời gian hơn ở dãy sản phẩm nào đó, bạn sẽ dễ mua những mặt hàng ngoài kế hoạch hơn.
4. Chiến lược sắp xếp hàng hóa
Bạn có biết rằng những sản phẩm có giá cao hơn so với mặt hàng cùng loại thường được siêu thị xếp ngang tầm mắt người mua?
Những thứ có giá tiền "mềm" hơn lại thường đặt ở phía trên hoặc phía dưới. Bởi vậy khi cần mua món đồ nào đó, bạn hãy dành ra chút thời gian để so sánh giá giữa các sản phẩm có công dụng tương tự nhau nhé.
Giống như vậy, các mặt hàng hướng đến trẻ em sẽ luôn đặt thấp hơn để vừa tầm mắt trẻ nhỏ.
5. Xe đẩy lớn hơn mức cần thiết
Nếu chỉ có vài món đồ như trứng, sữa và 1 ổ bánh mì, trông chúng sẽ thật lẻ loi, nhỏ bé trong chiếc xe đẩy cỡ lớn. Tình cảnh ấy làm bạn dễ có xu hướng tiếp tục mua thêm nhiều hàng hóa, cho đến khi xe đẩy nhìn có vẻ đầy hơn.
6. Thủ thuật niêm yết giá
Khi đi siêu thị, hẳn bạn đã quá quen thuộc với cách niêm yết giá kiểu như "chỉ còn X nghìn đồng khi mua 5 cái trở lên". Đúng là bạn sẽ mua được với giá rẻ hơn một chút. Thế nhưng trong trường hợp bạn không thực sự cần số lượng lớn thì vô hình trung lại gây lãng phí khi mua cả combo.
Ngoài ra, hầu như siêu thị nào cũng có phong cách đặt giá "99,9 nghìn đồng", khiến khách hàng nảy sinh ảo giác rằng họ mua được rẻ hơn khá nhiều và nhanh chóng móc hầu bao. Thực tế thì 99,9 nghìn so với 100 nghìn gần như không khác gì nhau.
7. Hàng dùng thử
Không khó để bắt gặp những gian hàng cho sử dụng thử các sản phẩm của họ, như đồ ăn, nước giải khát, mỹ phẩm... Phương án này nhằm mục đích làm chậm chân người mua sắm, thu hút sự chú ý của khách hàng đến thứ mà có thể ban đầu họ không định mua.
Ngoài ra thủ thuật ấy còn đánh vào tâm lý áy náy, mang ơn của người tiêu dùng. Khi đã dùng thử sản phẩm, cho dù bạn không thực sự yêu thích nhưng với tâm lý áy náy, nhiều người vẫn sẽ mua hàng dù ít dù nhiều.
8. Thiết kế cổng thanh toán đặc biệt
Trong khi chờ đợi thanh toán, có khi nào bạn từng quyết định để lại một vài món hàng mà mình đã chọn? Nếu có thì bạn sẽ phát hiện ra rằng ở vị trí quầy thu ngân, dường như không có chỗ nào cho bạn bỏ lại hàng cả.
Ngược lại, xung quanh nơi bạn đứng chờ thanh toán lại có rất nhiều món đồ nhỏ bắt mắt, dụ dỗ bạn mua sắm thêm. Giả dụ bạn chưa từng nhặt thêm kẹo cao su, kẹo ngọt ở quầy thu ngân bỏ vào giỏ hàng chỉ vì tiện tay, bạn rất tỉnh táo đấy!
Mẹ Nhật tiết kiệm được cả tỷ tiền sinh hoạt trong 3 năm nhờ 2 mẹo đơn giản khi đi siêu thị Nếu bạn đang cần phải thắt chặt chi tiêu một cách tối đa thì hãy tham khảo 2 bí quyết đi siêu thị của bà mẹ này. Chắc hẳn bà nội trợ nào cũng có chung một câu hỏi: "Làm thế nào để tiết kiệm tối đa trong chi tiêu sinh hoạt hàng ngày?". Nhất là khi điều kiện kinh tế gia đình...