“Tôi đã ở Triều Tiên khi sinh viên Mỹ Otto được thả”

Theo dõi VGT trên

Chuyên gia Doug Bandow ở Viện Nghiên cứu Cato (Mỹ), nguyên trợ lý đặc biệt của Tổng thống Ronald Reagan, đã có mặt ở Bình Nhưỡng trong thời điểm sinh viên người Mỹ Otto Warmbier được thả. Ông đã có góc nhìn khá lạ về sự việc này trong bài viết được đăng trên trang mạng NationalInterest.

Tôi đã ở Triều Tiên khi sinh viên Mỹ Otto được thả - Hình 1

Otto Warmbier.

Trong bài viết có tiêu đề: “Tôi đã ở Bình Nhưỡng khi Otto Warmbier được thả”, chuyên gia Doug Bandow viết:

Trong suy nghĩ phổ biến, có thể không có điểm dừng chân nào trên trái đất hơn Bình Nhưỡng nữa. Một số người bày tỏ lo ngại khi đến Triều Tiên nhưng trên thực tế tôi không phải lo lắng về điều đó. Tôi đã làm khách mời chính thức, do Viện Nghiên cứu Châu Mỹ của Bộ Ngoại giao mời. Lần đầu tiên tôi đến Bình Nhưỡng cách đây 25 năm. Chuyến đi đó thú vị và không hề nguy hiểm. Khi họ mời tôi, Triều Tiên muốn chuyến đi diễn ra suôn sẻ. Tôi cũng hiểu những gì không nên làm.

Ngoài trường hợp của Otto Warmbier, sinh viên người Mỹ vừa qua đời sau khi được Triều Tiên thả ra mà Bình Nhưỡng tuyên bố là anh bị hôn mê do bệnh gây ra, hiện còn có ba người Mỹ khác vẫn đang bị giam giữ, trong đó hai người làm việc tại một trường học Cơ đốc dẫn đến nghi ngờ rằng họ đã tham gia vào truyền giáo, và một doanh nhân người Mỹ gốc Hàn, bị buộ.c tộ.i gián điệp.

Một số người cho rằng, cái chế.t của Warmbier sẽ khiến cho chính quyền Trump sẽ quyết đoán hơn với Bình Nhưỡng. Một nhà ngoại giao Mỹ đã hội đàm với CHDCND Triều Tiên, nhưng lời lẽ của ông được giới hạn trong bốn người Mỹ bị giam giữ. Nếu Tổng thống đưa ra một thỏa thuận, chính quyền đã không tiết lộ những gì được trao đổi lại.

Khi Washington yêu cầu thả Warmbier, song điều đó chỉ xảy ra sau khi Triều Tiên đơn phương tiết lộ tình trạng của sinh viên này. Hơn nữa, tổng thống Trump cũng không yêu cầu thả ba công dân Mỹ khác, có lẽ vì ông biết câu trả lời là không.

Trong khi đó ở Bình Nhưỡng tuần trước, tôi đã hỏi nếu chính phủ thả Warmbier về nhà có được xem như một cử chỉ hoà giải đối với chính quyền Trump. Một phản ứng rất rõ ràng rằng, đây là một vấn đề nhân đạo. Trên thực tế, một quan chức của Bộ Ngoại giao nói với tôi rằng một tòa án đã được thành lập cho trường hợp của Warmbier, đồng thời bác bỏ bất kỳ lời kết luận rằng CHDCND Triều Tiên muốn mở một kênh ngoại giao với Washington.

Mặc dù Mỹ nên thúc giục việc giải phóng công dân của mình khỏi Triều Tiên nhưng Washington lại không có khả năng để làm chủ tình huống đó.

Chính quyền Mỹ dưới các thời tổng thống khác nhau đều sử dụng hầu hết mọi công cụ để ngăn chặn Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và thử tên lửa, nhưng không thành công. Chiến tranh không phải là lựa chọn tốt cũng như các chế tài trừng phạt sẽ không có tác dụng nếu không có sự chấp thuận của Trung Quốc và các cuộc đàm phán cho đến nay đều đang bế tắc. Không còn nhiều việc phải làm nữa để giải phóng những người Mỹ được coi là bị giam cầm bất công.

Tôi đã ở Triều Tiên khi sinh viên Mỹ Otto được thả - Hình 2

Nữ công nhân đường sắt ở Bình Nhưỡng.

Gia đình Otto Warmbier đổ lỗi cho chính quyền Obama vì đã không thể làm gì cho trường hợp con của họ. Nhưng, thực thế thì, quyết định đó luôn luôn là do Bình Nhưỡng đưa ra chứ không phải là của Washington.

Vậy, tại sao bây giờ CHDCND Triều Tiên lại thả Otto? Có lẽ nên hiểu rằng, Kim Jong-un đã quyết định việc giam giữ một tù nhân hôn mê là một trách nhiệm về chính trị, và đây là thời điểm thích hợp để đưa ra một con cờ trong ván cờ vua toàn cầu này.

Vấn đề tù nhân người Mỹ ở Triều Tiên như trường hợp của Warmbier và những người Mỹ khác, một vài năm trở lại đây, đều bi thảm. Nhưng người Mỹ không phải là nạ.n nhâ.n duy nhất. Hiện tại, CHDCND Triều Tiên đang giam giữ 6 người Hàn Quốc và 7 người khác không phải là người Mỹ.

Video đang HOT

Hơn nữa, CHDCND Triều Tiên không phải là nước duy nhất buộ.c tộ.i người nước ngoài về các “tội ác đáng ngờ”, chẳng hạn như truyền giáo. Sự khác biệt chính ở đây là Triều Tiên nhìn thấy giá trị chính trị tiềm ẩn trong những người Mỹ bị tống giam.

Tuy nhiên có một điều rằng, không phải bất kỳ người Mỹ nào cũng phải chịu sự giam giữ của Triều Tiên. Thật vậy, hàng trăm người Mỹ ghé thăm Triều Tiên hàng năm và không bị bắt. Không có bằng chứng nào cho thấy Triều Tiên thu hút khách du lịch đến đây với mục đích bỏ tù họ (Điều gì đã xảy ra với Warmbier vẫn còn là bí ẩn, cuộc kiểm tra y tế đã làm giảm sự đối khớp với lời giải thích của Bình Nhưỡng nhưng không có bằng chứng về lạm dụng thể xác.)

Triều Tiên đã đón nhận nhiều du khách. Young Pioneer Tours, đơn vị tổ chức chuyến đi mà Warmbier đã tham gia, đã chỉ ra rằng, đã có khoảng 8.000 hành khách tham gia mà không có sự cố nào. Trên máy bay của tôi đến Triều Tiên, tôi ngồi bên cạnh một công dân Anh, người đang thực hiện chuyến đi đến Triều Tiên lần thứ 3. Lần này anh ấy đang lên kế hoạch cho các chuyến bay trực thăng ở Bình Nhưỡng. Người này nằm trong một nhóm gồm các khách du lịch khác, và giới thiệu tôi với lãnh đạo công ty du lịch, người đã đưa mọi người vào Triều Tiên du lịch thường xuyên.

Ngày ở Bình Nhưỡng, khi tôi đi ăn sáng vào buổi sáng đầu tiên tôi đã nghe những bài hát của những người theo Thiên Chúa giáo. Một số nhân viên của tổ chức phi chính phủ và tình nguyện viên, trong một khoảng thời gian dài tạm trú để chăm sóc y tế, đã tụ tập để thờ phượng vào buổi sáng. Họ mặc quần áo với tên tổ chức của họ, đã lái những chiếc xe có logo của họ ở hai bên và mang theo các vật dụng y tế trong các hộp có đán.h dấu tên. Không có ai từng bị tù ở Triều Tiên.

Cũng có một vài người phương Tây thực hiện các chuyến thăm chính thức hơn, như tôi. Nhưng dường như không ai trong số họ là “mục tiêu” của Triều Tiên nhắm đến.

Trên thực tế, việc bắt giữ không phải là ngẫu nhiên theo như quan điểm của Triều Tiên mà họ có lý do gì đó. Các quan chức CHDCND Triều Tiên nói rằng họ trừng phạt các hành vi vi phạm theo luật định, không phải do tình cờ. Tôi đã trò chuyện với người đứng đầu một tổ chức phi chính phủ phương Tây hoạt động ở Triều Tiên, người này giải thích rằng nhóm của bà đã xem xét các trường hợp của những người bị bắt giam, tất cả đã có hành vi bất hợp pháp. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là hành động của họ phải bị trừng phạt.

Chúng ta chưa thể biết được điều gì đã xảy ra với Otto Warmbier. Trường hợp bi thảm của ông đã đưa ra một lời cảnh báo mạnh mẽ: thăm Triều Tiên đòi hỏi phải thận trọng nhiều hơn bất cứ quốc gia nào. Nhưng đó không phải là lý do để chặn người Mỹ đến Triều Tiên. Cả hai đều có những mục đích của mình: Học tập và giảng dạy.

Theo Danviet

Trung Quốc đối diện áp lực chế ngự Triều Tiên sau cái chế.t của Warmbier

Trung Quốc đang đứng trước sức ép lớn từ Mỹ về việc phải hành động nhiều hơn để kiềm chế Triều Tiên sau cái chế.t của sinh viên Otto Warmbier.

Trung Quốc đối diện áp lực chế ngự Triều Tiên sau cái chế.t của Warmbier - Hình 1

Otto Warmbier được máy bay đưa về sân bay Lunken ở thành phố Cincinnati, bang Ohio, trong tình trạng hôn mê hôm 13/6 và qua đời ít ngày sau đó. Ảnh: Cincinnati Enquirer

Căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên một lần nữa leo thang vì cái chế.t của sinh viên Mỹ 22 tuổ.i Otto Warmbier hôm 19/6. Sau 17 tháng bị giam giữ ở Triều Tiên, Warmbier được phóng thích trong tình trạng hôn mê và qua đời tại Mỹ.

Warmbier tới Triều Tiên theo một tour du lịch hồi năm ngoái, bị bắt và kết án 15 năm tù khổ sai với cáo buộc "âm mưu lật đổ chính quyền" sau khi anh thừa nhận lấy trộm biểu ngữ tuyên truyền tại khu vực dành cho nhân viên thuộc một khách sạn ở Bình Nhưỡng.

Cái chế.t của Warmbier đã khiến Washington gia tăng thúc ép Bắc Kinh cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng, kêu gọi trừng phạt các công ty làm ăn với Triều Tiên. Tuy nhiên, Trung Quốc lại không muốn bị nhìn nhận quy phục trước sức ép từ Mỹ, theo South China Morning Post.

Không muốn đầu hàng trước sức ép

Bất kỳ biện pháp nào mà Bắc Kinh đưa ra để trừng phạt các công ty bị cáo buộc hỗ trợ Triều Tiên đều cần phải được tính toán kỹ để vừa có thể buộc Bình Nhưỡng dừng các vụ thử hạt nhân nhưng đồng thời cũng tránh khiến Trung Quốc bị xem như đầu hàng trước sức ép của Mỹ, chuyên gia nhận định.

Đến nay, Bắc Kinh vẫn không lay chuyển trước những lời kêu gọi liên tiếp từ phía Washington, yêu cầu Trung Quốc trừng phạt các công ty nước này có quan hệ làm ăn, kinh doanh với Triều Tiên.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi kết thúc cuộc đối thoại an ninh và ngoại giao Mỹ - Trung ở Washington hôm 21/6, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nhấn mạnh Trung Quốc phải có "trách nhiệm ngoại giao" trong việc gây áp lực kinh tế đối với Bình Nhưỡng.

Tuần trước, ông cũng nói Washington trông đợi Bắc Kinh đưa ra biện pháp trừng phạt 10 công ty ở Trung Quốc bị nghi ngờ có giao dịch ngầm với Bình Nhưỡng. Song Triều Tiên cũng côn.g kíc.h Trung Quốc vì nghe lời Mỹ.

"Tôi nghĩ thật không thỏa đáng nếu Mỹ chỉ đưa cho Trung Quốc một danh sách các công ty cần bị trừng phạt", Lu Chao, giám đốc Viện nghiên cứu Biên giới thuộc Học viện Khoa học Xã hội tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, nói. "Nếu Mỹ phát hiện bất kỳ công ty Trung Quốc nào vi phạm nghị quyết Liên Hợp Quốc, nước này phải chỉ ra những việc làm sai trái của họ để Trung Quốc có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt cần thiết".

Theo ông Lu, Mỹ có thể thất vọng vì Trung Quốc hiện duy trì một khoảng cách lớn so với Mỹ trong nhận thức về những mục tiêu khi áp đặt các lệnh trừng phạt lên Triều Tiên.

Hồi tháng 2, Trung Quốc tuyên bố ngừng mua than từ Triều Tiên. Đây là nguồn thu ngoại tệ chính của Bình Nhưỡng.

Trung Quốc cho rằng động thái trên là một phần trong các nỗ lực của họ nhằm thực hiện những nghị quyết trừng phạt từ Liên Hợp Quốc sau khi Triều Tiên tháng 9 năm ngoái tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 5.

"Cần có thời gian để thấy các tác động của biện pháp trừng phạt này. Trung Quốc đang hành động và tôi tin Trung Quốc đang đóng một vai trò lớn trong nỗ lực kiềm chế Triều Tiên theo đuổi tham vọng hạt nhân", ông Lu nhận xét.

Trong khi đó, ngay trước cuộc đối thoại an ninh và ngoại giao Mỹ - Trung, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết trên Twitter rằng ông dường như nên từ bỏ hy vọng về việc Bắc Kinh có thể gây bất kỳ sức ép thực sự nào lên nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Ông viết: "Dù tôi đán.h giá cao các nỗ lực giúp đỡ Mỹ của Chủ tịch Tập và Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên, chúng vẫn không mang lại kết quả. Ít nhất tôi biết Trung Quốc đã cố gắng".

Hạn chế du khách đến Triều Tiên

Trung Quốc đối diện áp lực chế ngự Triều Tiên sau cái chế.t của Warmbier - Hình 2

Phái đoàn Mỹ và Trung Quốc tại cuộc đối thoại an ninh và ngoại giao Mỹ - Trung ngày 21/6 tại Washington. Ảnh: Reuters.

Cheng Xiaohe, phó giáo sư ngành quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho rằng Mỹ đã có thêm lý do để gây sức ép buộc Trung Quốc phải gia tăng trừng phạt Triều Tiên khi cả thế giới phẫn nộ trước cách mà Bình Nhưỡng đối xử với Warmbier.

Hạn chế du khách Trung Quốc đến thăm Triều Tiên có thể là một phương án được Trung Quốc tính đến. Xiaohe nhận định phương án này nhiều khả năng được Trung Quốc chấp nhận hơn là phương án ngừng xuất khẩu dầu thô sang Triều Tiên bởi Bắc Kinh muốn duy trì tình trạng ổn định trên bán đảo.

"Mỹ có thể áp dụng một loạt biện pháp trả đũa mạnh mẽ đối với Triều Tiên và chúng ta không thể loại trừ khả năng Mỹ đơn phương hành động, trừ phi Bình Nhưỡng phóng thích ba công dân Mỹ khác vẫn còn bị giam giữ tại Triều Tiên", Xiaohe bình luận.

Ngưng cung cấp dầu

Trong khi đó, Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao thuộc tổ chức phi lợi nhuận RAND Corporation, Mỹ, đán.h giá Bắc Kinh có thể cắt nguồn cung dầu để gấp áp lực với Bình Nhưỡng.

Một động thái như vậy không phải là chưa có tiề.n lệ. Sau một vụ thử tên lửa của Triều Tiên hồi năm 2003, Bắc Kinh đã khóa đường ống cung cấp dầu cho Bình Nhưỡng trong ba ngày với lý do hư hỏng kỹ thuật.

Trung Quốc cung cấp cho Triều Tiên khoảng 500.000 tấn dầu thô và 200.000 tấn sản phẩm dầu mỏ tinh chế mỗi năm. Dù nhu cầu năng lượng ở Triền Tiên chủ yếu dựa vào nguồn than đá dồi dào trong nước nhưng thiếu dầu, các hoạt động sản xuất nông nghiệp và vận tải sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Thiếu dầu cũng sẽ làm giảm mức độ tự tin của giới lãnh đạo Triều Tiên về khả năng huy động hiệu quả trang thiết bị chuẩn bị cho một cuộc xung đột.

Tuy nhiên, để tạo ra tác động thực sự, Bắc Kinh cần ngừng cung cấp dầu cho Bình Nhưỡng nhiều tháng, chứ không phải chỉ trong ba ngày.

Thu hẹp giao dịch thương mại

Thị trường Trung Quốc chiếm đến 90% kim ngạch ngoại thương của Triều Tiên. Do đó, bất kỳ quyết định nào từ phía Bắc Kinh nhằm thu hẹp hoặc ngưng các hoạt động xuất nhập khẩu với Bình Nhưỡng đều sẽ tạo ra tác động lớn.

Trung Quốc chỉ mới chấm dứt nhập khẩu than từ Triều Tiên nhưng không cấm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác của Triều Tiên như hải sản hay hàng dệt may vì lo ngại động thái này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân Triều Tiên.

Thương mại hai chiều Trung - Triều tăng 37,1% trong quý 1/2017 so với cùng kỳ năm 2016, cho thấy Trung Quốc rõ ràng không muốn áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Triều Tiên, Derek Grossman nhận xét.

Ngừng ủng hộ ngoại giao

Ngoài khía cạnh kinh tế, Bắc Kinh cũng có thể dừng bảo vệ Bình Nhưỡng trên phương diện ngoại giao tại Liên Hợp Quốc bằng cách không phủ quyết những biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên mà các thành viên Hội đồng Bảo an đề xuất.

Nhưng Triều Tiên dường như không quan tâm nhiều đến việc duy trì những hoạt động ngoại giao song phương với Trung Quốc. Điều này thể hiện ở việc không quan chức cấp cao nào của Trung Quốc đến thăm Triều Tiên kể từ năm 2015 và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng chưa bao giờ gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un kể từ khi ông lên nắm quyền năm 2013. Rút đại sứ Trung Quốc tại Triều Tiên về nước sẽ làm giảm lượng thông tin tình báo về Bình Nhưỡng mà Bắc Kinh nhận được qua các kênh ngoại giao.

Derek Grossman kết luận dù Bắc Kinh thực hiện một hoặc một số phương án trừng phạt trên trong nhiều tháng, mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên vẫn là viễn cảnh xa vời.

Song theo ông, các đòn trừng phạt như vậy ít ra có thể gây đủ sức ép để khiến Bình Nhưỡng quay trở lại bàn đàm phán. Đây cũng chính là mục tiêu mà Bắc Kinh nhắm đến và nếu Trung Quốc tin rằng những đòn trừng phạt đó sẽ có hiệu quả mà hoàn toàn không gây bất ổn cho Triều Tiên, khả năng Trung Quốc thực hiện chúng sẽ tăng lên.

Hồng Vân

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chernobyl hiện ra sao sau khi con người rời bỏ do thảm họa hạt nhân?
20:04:13 29/09/2024
Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện Nhật Bản trong tháng 10
13:03:42 30/09/2024
Số người thiệ.t mạn.g do lũ lụt tại Nepal tăng lên 59 người
07:21:36 29/09/2024
Nga dồn lực hiệp đồng tác chiến, Ukraine mất hơn 18.500 quân ở Kursk
07:48:44 30/09/2024
Tác động của việc Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo phi basmati đối với Việt Nam và thế giới
14:28:01 30/09/2024
Chuyên gia: Trung Quốc đối mặt thách thức chưa từng có từ tình trạng già hoá dân số
19:40:07 30/09/2024
Liban khẳng định ngoại giao là giải pháp duy nhất
15:26:21 30/09/2024
Hàn Quốc chuẩn bị đối phó bão Krathon
13:23:22 30/09/2024

Tin đang nóng

Cô giáo xin ủng hộ laptop: "Chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích tôi thôi"
18:41:04 30/09/2024
Một mỹ nhân điện ảnh: Từng được Chánh Tín tán tỉnh, 74 tuổ.i vẫn có người theo đuổi
20:46:10 30/09/2024
Tại sao phát ngôn bỏ học của Negav trở thành chuỗi khủng hoảng lan rộng?
22:13:22 30/09/2024
Hiệu trưởng đã ra quyết định với giáo viên "xin hỗ trợ cái laptop"
23:13:58 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Dàn sao Việt "bóc" Lý Quý Khánh
19:57:45 30/09/2024
Negav phốt chồng phốt: Bị đào lại loạt status thô tục chấn động, đăng ảnh tr.ẻ e.m trong group bàn chuyện nhạy cảm
19:45:25 30/09/2024
Anh Hằng Du Mục bị đồn LGBT liền "dỗi", bất ngờ gặp nạn vì người đặc biệt của Pu
21:32:02 30/09/2024

Tin mới nhất

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Thủ tướng Israel bổ nhiệm đối thủ cũ vào Nội các an ninh

21:18:18 30/09/2024
Giới quan sát nhận định thỏa thuận ngày 29/9 không chỉ trao cho ông Saar cơ hội để khôi phục sự nghiệp chính trị, mà còn giúp mở rộng liên minh đa số của Thủ tướng Netanyahu lên 68 ghế trong Quốc hội gồm 120 ghế.

Đan Mạch và Đức tiếp tục tài trợ vũ khí cho Ukraine

21:14:28 30/09/2024
Tuyên bố nêu rõ số vũ khí và trang thiết bị được hỗ trợ này sẽ được sản xuất tại Ukraine, nhưng sẽ được tài trợ thông qua khoản tiề.n giải ngân của Đan Mạch.

Phó Tổng thống K.Harris huy động 55 triệu USD trong hai sự kiện gây quỹ cuối tuần

21:09:33 30/09/2024
Tại sự kiện này, cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã có bài phát biểu kêu gọi cử tri ủng hộ Phó Tổng thống Harris trong cuộc bầu cử sắp tới. Sự kiện cũng có sự tham gia của của nữ ca sĩ Andra Day.

Bão Krathon đổ bộ các đảo của Philippines, đ.e dọ.a gây thiệt hại lớn

20:49:09 30/09/2024
Thông thường, các cơn bão thường đổ bộ vào bờ biển phía Đông Đài Loan, nơi địa hình đồi núi và dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, bão Krathon lại di chuyển theo một quỹ đạo bất thường khi hướng về các khu vực đông dân cư ở phía Tây.

Ông Donald Trump 'tăng tốc' tại bang chiến địa dao động

20:31:33 30/09/2024
Tại cuộc vận động tranh cử ở hạt Erie, Tây Bắc Pennsylvania, ông Trump đã dành phần lớn bài phát biểu của mình để nói về tình hình phạm tội của người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.

Hình ảnh tiểu bang North Carolina của Mỹ 'xơ xác' sau bão Helene

20:07:33 30/09/2024
Lãnh đạo hạt Buncombe, North Carolina, nơi ghi nhận 30 trường hợp t.ử von.g, ngày 29/9 cho biết đã nhận được khoảng 600 báo cáo về người mất tích.

Bài học và thách thức trong công tác phòng, chống bão tại Mỹ

20:05:53 30/09/2024
Tiếp đến là kế hoạch sơ tán và bảo vệ tài sản. Khi một cơn bão lớn sắp đổ bộ, chính quyền địa phương và bang thường có các kế hoạch sơ tán cho cư dân ở những khu vực có nguy cơ bị ngập lụt hoặc chịu ảnh hưởng mạnh từ bão.

Dinh thự của Đại sứ UAE tại Sudan bị máy bay quân sự tấ.n côn.g

19:56:25 30/09/2024
Trước đó, quân đội Sudan đã nhiều lần cáo buộc UAE cung cấp vũ khí và hỗ trợ cho Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự trong cuộc xung đột kéo dài 17 tháng tại Sudan. Trong khi đó, UAE phủ nhận mọi cáo buộc từ phía Sudan.

Sơ tán do cháy nhà máy hóa chất tại Mỹ

19:38:05 30/09/2024
Chính quyền địa phương cũng đã yêu cầu người dân sống gần khu vực nhà máy không ra khỏi nhà, đóng kín cửa sổ và tắt điều hòa nhiệt độ để đảm bảo an toàn. Nhiều tuyến đường đã bị phỏng tỏa.

Giới đầu tư trong 'cơn thăng hoa' với thị trường chứng khoán Trung Quốc

15:01:24 30/09/2024
Nhìn chung, nhiều người cho rằng đây không phải lúc để hỏi liệu đó là một đợt phục hồi về cấu trúc hay kỹ thuật. Đối với những người đã phải chịu nhiều năm thua lỗ với chứng khoán Trung Quốc, đây đơn giản là thời điểm để họ theo đuổi...

Châu Âu dự kiến phóng hai vệ tinh tạo nhật thực toàn phần theo yêu cầu

14:57:19 30/09/2024
ESA tin rằng sứ mệnh này cũng sẽ đóng vai trò tiên phong cho các chuyến bay vũ trụ khác hỗ trợ nghiên cứu về sóng hấp dẫn, hành tinh ngoài hệ Mặt Trời và hố đen.

Có thể bạn quan tâm

Trương Minh Cường ôm chặt Trác Thúy Miêu mừng dịp đặc biệt

Sao việt

23:27:53 30/09/2024
Thưởng thức show thực cảnh do Trác Thúy Miêu dẫn dắt tại Đà Lạt, Trương Minh Cường bất ngờ cùng đội ngũ diễn viên và khán giả tổ chức sinh nhật cho nữ MC khiến cô bật khóc vì xúc động.

'Kiều nữ làng hài' Rebel Wilson kết hôn với bạn gái

Sao âu mỹ

23:24:54 30/09/2024
Sau 2 năm công khai hẹn hò, nữ diễn viên hài Rebel Wilson và bạn gái Ramona Agruma vừa tổ chức đám cưới riêng tư tại Ý.

Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt ra mắt ca khúc mới hợp tác cùng nhóm V Music

Nhạc việt

23:20:51 30/09/2024
Ngoài chăm chỉ đi hát, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt còn ra mắt các sản phẩm âm nhạc gửi đến khán giả sau khi đổi nghệ danh.

Man Utd thảm bại trước Tottenham, HLV Erik ten Hag không sợ bị sa thải

Sao thể thao

23:17:57 30/09/2024
Huấn luyện viên Erik ten Hag tin tưởng rằng ban lãnh đạo Man Utd không sa thải ông sau trận thua Tottenham 0-3 ở vòng 6 Ngoại Hạng Anh.

Khán giả bình phim Việt: Vì sao 'Độc đạo' hay nhưng chưa 'đạt đỉnh'?

Hậu trường phim

23:15:34 30/09/2024
Dù đang gây chú ý trên sóng phim giờ vàng nhưng Độc đạo vẫn lộ sự non tay về kịch bản, đặc biệt là xây dựng tính cách nhân vật.

Hà Giang: Người livestream, cảnh báo vụ sạt lở QL2 đã qua đời trước khi tìm thấy

Xã hội

22:53:12 30/09/2024
Vụ sạt lở xảy ra ở Hà Giang đã khiến nhiều người bị thương, qua đời và mất tích. Lực lượng chức năng vừa tìm thấy n.ạn nhân từng livestream và đưa ra lời cảnh báo trước khi bị vùi lấp.

"Đụng độ" cùng 1 show diễn: Jung Kook được khen hết lời, Lisa bị gọi là "nữ hoàng hát nhép"

Nhạc quốc tế

22:10:00 30/09/2024
Lisa bị chỉ trích vì hát nhép tại Đại nhạc hội Công dân Toàn cầu 2024 (Global Citizen Festival) khiến cư dân mạng nhớ đến Jung Kook.

BLACKPINK và 2NE1 trở lại cứu sống YG, lộ thêm 2 nhóm nữ khác cả gan cạnh tranh

Sao châu á

21:30:21 30/09/2024
Ở K-pop có một cột mốc đáng sợ mang tên lời nguyền 7 năm , bởi ít có nhóm nhạc nào vượt qua được ngần ấy năm ở nền giải trí có tỉ lệ đào thải bậc nhất trên thế giới. Trong đó có thể kể đến sự tan rã như 2NE1, GFriend và Lovelyz.

Hạnh Nguyên: Hot teen đến người mẫu sáng giá, từng "thân mật" với Hồ Quang Hiếu

Trẻ

21:05:05 30/09/2024
Hạnh Nguyên từng gây chú ý trên mạng xã hội khi còn là sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2022, cô bất ngờ trở thành tâm điểm bàn luận sau bộ ảnh tình tứ cùng Hồ Quang Hiếu.

Ngày 1/10/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như kết hôn, xuất hành, di chuyển chỗ ở, nhập học, nhận việc

Trắc nghiệm

20:52:27 30/09/2024
Xem ngày 1/10/2024 sẽ giúp bạn chọn được ngày lành tháng tốt phù hợp nhất cho công việc của mình. Ngày 1/10/2024 là ngày xấu không nên làm các việc như kết hôn, xuất hành

Hoa sữa về trong gió tập 23: Linh bị đồng nghiệp chơi xấu

Phim việt

20:04:13 30/09/2024
Trong Hoa sữa về trong gió tập 23, khi bị phát hiện dùng thủ đoạn để lấy hồ sơ khách VIP của Linh, Hoàn quyết trả thù bằng mưu hèn kế bẩn