Tôi đã cõng rắn độc về nhà!
Đến đầu ngõ nhà Hồng, tôi chết đứng khi nhìn thấy em đang xúng xính váy áo leo lên một chiếc xe quen thuộc, vòng tay qua eo của một người đàn ông quen thuộc. Đó là chồng tôi. Tôi nuốt vào lòng giọt nước mắt cay đắng.
ảnh minh họa
Sinh ra trong một gia đình tri thức khá giả, tôi được bố mẹ lo cho ăn học đầy đủ, cẩn thận. Học xong Đại học, tôi thi đỗ một học bổng thạc sĩ ở Thụy Điển. Tôi và anh quen nhau chính tại nơi ấy. Nơi đất khách quê người, gặp được một người đồng hương là niềm vui lớn. Chúng tôi dựa vào nhau, chia sẻ cùng nhau bao khó khăn những ngày xa xứ ấy. Từ tình cảm anh em, bạn bè, tình yêu nảy nở. Sau khi hai đứa tốt nghiệp, về Việt Nam, chúng tôi làm đám cưới.
Khi mới về nước, tôi và chồng cùng xin vào làm giảng viên tại trường Đại học trước kia bố tôi làm việc. Trẻ tuổi, lại yêu nghề, cả hai chúng tôi đều rất thân thiết với các em học sinh. Riêng anh lại càng được sinh viên nữ hâm mộ. Nhiều lúc trên facebook của anh, các em sinh viên vào còn chẳng thèm gọi anh là thầy mà toàn “anh, em” ngọt xớt, thậm chí có đứa còn trắng trợn gọi là anh yêu… Lúc đầu, tôi cũng ghen dữ lắm, nhưng về sau, nghĩ bọn trẻ nghịch ngợm, vả lại chắc các em thấy thầy giáo trẻ nên đùa, tôi cũng chẳng để ý.
Năm 2010, tôi lần đầu tiên được chủ nhiệm một lớp niên chế tại trường. Ngay từ khi vào lớp, tôi rất ấn tượng với một cô bé. Em tên Hồng, là người Thanh Hóa, đồng hương với chồng tôi. Người em nhỏ thó, gầy gò, da ngăm ngăm nhưng bù lại, đôi mắt rất sáng và nụ cười duyên của em lại rất hút hồn người khác. Buổi đầu tiên, em đã xung phong làm lớp trưởng. Gia đình nghèo, bố mất từ khi em còn nhỏ, mẹ ốm yếu liên miên, Hồng quyết tâm học để thoát nghèo. Không chỉ học giỏi, sự tháo vát, nhanh nhẹn của em làm tôi rất quý. Ngoài việc trên lớp, cô trò thỉnh thoảng vẫn cùng nhau đi trà chanh, nói đủ chuyện trên trời dưới biển. Phải nói, Hồng là một người con gái nói chuyện rất duyên và cuốn hút. Cô trò chúng tôi rất hợp nhau và ngày càng thân thiết. Tôi dần dần coi em không chỉ là một sinh viên mà như một em gái bé bỏng của mình.
Một buổi tối, tầm 11 giờ, tôi nhận được tin nhắn từ Hồng vẻn vẹn hai chữ: “Cứu em!”. Lo lắng, tôi gọi điện cho Hồng liên tục nhưng em không bắt máy. Tôi vội gọi cho một sinh viên trong lớp hỏi địa chỉ của Hồng rồi cùng ông xã chạy đến đó. Tới nơi, chúng tôi gọi cửa ầm ĩ nhưng không ai ra mở. Tôi phải gọi công an phường gần đó hỗ trợ. Phá được khóa vào nhà, chúng tôi thấy ông chủ chỗ trọ đang ngã vật trên sàn nhà còn Hồng đang ngồi thu lu một góc khóc, quần áo trên người xộc xệch. Thì ra ông chủ say rượu, tính có hành động sàm sỡ với Hồng. Hoảng loạn, em dùng cây đèn bàn đánh vào đầu lão bất tỉnh…
Video đang HOT
Tuy chưa có chuyện gì xảy ra nhưng tâm lý của Hồng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì lo cho em, tôi bàn với chồng đưa em về nhà mình chăm sóc, để em sinh hoạt trong căn phòng vợ chồng tôi dự tính làm phòng ngủ cho con sau này. Tôi và chồng đã nhiệt tình giúp đỡ, tận lòng chăm sóc Hồng. Từ khi về ở nhà tôi, em vui vẻ hơn hẳn, tâm lý em ổn định, nụ cười đã trở lại thường xuyên trên môi em. Hồng và chồng tôi rất hợp nhau.
Bữa cơm, hai người chuyện trò khá vui vẻ, những câu chuyện, kỷ niệm về tuổi thơ gắn với quê hương làm hai người xích lại gần nhau hơn. Dần dần, tôi có cảm giác rất kỳ lạ và thật sự ghen tị mỗi khi mình như người thừa giữa chồng và em. Cảm thấy tình trạng của Hồng đã tốt, tôi bèn kín đáo tìm một nhà trọ an toàn để em chuyển đến. Nhưng chưa kịp nói ra thì một ngày, Hồng đã xin phép tôi chuyển ra ngoài, em không muốn làm ảnh hưởng tới cuộc sống của vợ chồng tôi. Khi ấy, tôi đã ân hận lắm vì thấy mình cả nghĩ, lại bị ghen tị làm mờ mắt nghi ngờ chồng và em. Sau khi chuyển đi, thỉnh thoảng Hồng vẫn qua sang chơi nhà tôi. Đôi khi, em làm riêng những món ăn đặc sản của Thanh Hóa tặng riêng cho chồng tôi…
Ngày hôm ấy là tròn một tháng sau khi Hồng dọn ra khỏi nhà tôi. Tuy không phải là giờ dạy của tôi nhưng do một chị cùng trường bận, nhờ tôi dạy thay nên tôi vẫn dắt xe ra khỏi nhà. Đi được nửa đường thì chị ấy gọi điện báo là đã thu xếp được công việc, nói tôi không cần phải đến trường nữa. Tiện công ra đường, tôi quyết định đi mua ít đồ về làm một bữa cải thiện cho gia đình. Nhìn thấy ở chợ có bán món nem chua mà cả Hồng và ông xã đều rất thích, tôi quyết định mua một ít mang đến cho Hồng. Đến đầu ngõ nhà Hồng, tôi như chết đứng khi nhìn thấy em đang xúng xính váy áo, leo lên một chiếc xe quen thuộc, vòng tay qua eo của một người đàn ông quen thuộc. Đó là chồng tôi.
Tôi lẳng lặng bám theo hai người. Họ đi vòng vèo một lúc lâu rồi rẽ vào một nhà nghỉ trong một con ngõ nhỏ. Tim tôi như ngừng đập. Tôi cứng người chẳng biết phải làm sao. Người học trò – người em gái, người chồng mà tôi tin tưởng đã nhẫn tâm với tôi như thế. Tôi rẽ vào quán cà phê ở đối diện, nhắn tin cho Hồng: “Khi nào em và thầy Huy xong việc, xuống gặp cô ở quán cà phê phía trước. Cô chờ hai người!”. Mười lăm phút sau, hai người đó xuống gặp tôi. Chồng tôi chẳng dám nói câu nào, còn Hồng thì luôn miệng xin lỗi, xin tha thứ. Tôi im lặng. Hồng quỳ đầu xuống đất lạy tôi. Chồng tôi hốt hoảng đỡ người tình dậy, quay qua tôi gắt: “Kìa Em nói gì đi chứ! Đừng hạnh hạ Hồng như vậy!”. Thấy chồng cùng học trò ngang nhiên tình tứ, tôi càng thêm hận. Sau hôm ấy, tôi bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi cần thời gian để suy nghĩ…
Chuyện trở nên rắc rối khi một tuần sau, chồng tôi hẹn tôi nói chuyện và thú nhận Hồng đã có thai hơn 1 tháng với anh. Vậy là hai kẻ ấy đã dan díu với nhau ngay từ thời gian cô ta ở nhà tôi. Tôi nuốt vào trong lòng giọt nước mắt đắng cay. Còn trách ai được nữa. Chính tôi đã cõng rắn về nhà. Sau ngày hôm ấy, cô ta ngày nào cũng đến nhà mẹ đẻ tôi, đòi được xin tôi tha thứ. Tôi quyết không gặp. Cô ta quỳ trước cửa nhà, quỳ lạy tôi hãy buông tha chồng để cho cô ta và anh đến với nhau. Tôi không tiếp thì cô ta đến làm phiền bố mẹ tôi, nói rằng mình không còn lối thoát, rồi thì vợ chồng tôi chưa có con, nếu li dị thì vẫn chưa có ảnh hưởng lớn,… Câu nói của cô ta, rằng chồng tôi và cô ta yêu nhau thật lòng như xát muối vào lòng tôi. Hai cụ nhà tôi đã phải muối mặt bao nhiêu với hàng xóm vì chuyện này. Mẹ chồng tôi ở quê cũng gọi điện ra, cụ khóc rất nhiều, cụ nói cụ không thể bỏ rơi dòng giống của họ tộc và người sinh thành ra cháu nội mình. Cuối cùng, tôi cũng chấp thuận ly hôn với kẻ bội bạc.
Chịu không nổi điều tiếng, tôi phải nghỉ làm ở trường, đi dạy nơi khác. Nhưng đến đâu, tôi cũng gặp những lời nói xì xào. Các em sinh viên đều bàn ra tán vào về câu chuyện của tôi. Không thể sống cuộc sống ấy, tôi chuyển vào miền Nam, bỏ nghề dạy học, đi làm cho một công ty chứng khoán.
Tôi kể câu chuyện này ra đây không phải để lấy thương cảm của mọi người. Tôi viết những dòng này là vì muốn gửi đến tác giả bài viết “Người đàn ông đầu tiên của tôi bằng tuổi ông ngoại tôi” đôi lời qua chuyện đời tôi. Bản chất em không phải người xấu! Em vẫn còn hơn kẻ đã phá nát gia đình tôi, em còn biết ân hận, còn biết quay đầu lại. Không như cô ta, nhẫn tâm đối với người đã đưa tay cứu giúp mình khi khốn khó Em còn trẻ, tôi mong em hãy tỉnh ra, từ bỏ tình cảm sai lầm ấy mà bước tiếp trên đường đời. Nếu tâm em nổi lên ý định xấu xa nào đó, xin em hãy nhớ tới tôi, nhớ tới những cay đắng của tôi mà rút lui, đừng làm cho thêm một người phụ nữ nữa phải chịu nỗi đau xé tâm can như tôi. Tôi xin chúc em luôn đứng vững trên con đường tiếp theo của mình!
Theo Afamily
Mâu thuẫn với nhà chồng vì cách dạy con
Tôi cầm roi dạy con, bố chồng xông ra thét lên: 'Mẹ gì như hổ vồ, đàn bà phụ nữ gì mà ác thế, bảo đàn ông đánh con đã đành, nên học công dung ngôn hạnh' và còn một loạt ngôn từ khác rất chợ búa.
Tôi 33 tuổi, chồng 35, có một con trai 7 tuổi, hiện có bầu bé thứ hai. Chúng tôi ở cùng bố mẹ chồng, ông bà rất thương con cháu, đặc biệt ông yêu cháu một cách mê muội, có thể vì cháu giống bố, mà bố lại rất giống ông. Ông hợp, yêu và chiều cháu, cuộc sống vợ chồng tôi tương đối hòa hợp ở mọi khía cạnh. Vợ chồng đều có công việc, thu nhập tạm nói là tốt trong thời điểm này. Tôi hay đọc mục Tâm sự với mục đích chính để có cái nhìn toàn cảnh về con người, xã hội trong bối cảnh hiện tại, mong muốn lường trước những cạm bẫy, bảo vệ gia đình an toàn và luôn hạnh phúc.
Chuyện chẳng có gì nói nếu bố chồng không quá yêu thương và bao bọc cháu, mà cháu ông lại là đứa trẻ ý thức rất kém. Quan điểm của vợ chồng tôi là chăm sóc tốt, ăn học, mặc, chơi đàng hoàng nhưng không chiều chuộng thái quá. Chúng tôi muốn rèn con có tính tự lập, tuổi nhỏ làm việc nhỏ phù hợp với sức lực, có tính tự giác, không mè nheo, bầy hầy, điều này kéo dài sẽ tạo ra một sự ỷ lại, thái độ không tốt với người lớn. Rút từ kinh nghiệm trong cuộc sống, IQ là nền tảng nhưng EQ quyết định thành công, cả hai không thể tách rời và hỗ trợ qua lại với nhau khăng khít.
Ảnh mang tính minh họa.
Con trai tôi biếng ăn và ý thức tự giác rất kém, ham chơi, mỗi ngày đến lớp là một câu chuyện, đổi lại cháu thông minh, tiếp thu tạm nói là nhanh, khéo mồm, nói nhiều, rất hiếu động. Sau một loạt những mâu thuẫn nhỏ, tôi biết cả ông cũng chịu đựng vì những sự quát mắng của vợ chồng tôi dành cho cháu.
Buổi tối hôm qua là "tức nước vỡ bờ", đi làm về tôi đưa con vào tắm gội, 19h phải ăn tối, 20h ngồi vào học, con luôn bầy hầy và muốn thêm thời gian xem tivi. Tôi hết nhỏ nhẹ, phân tích, con vẫn nhùng nhằng khóc, nói mách ông, đưa con vào nhà tắm con bấu véo mẹ, nói không chơi với mẹ, nói muốn mở cửa nhà tắm để xem qua gương (phản chiếu từ tivi vào). Mẹ không đồng ý vì mở cửa nhà tắm sẽ có gió lạnh, làm gì phải tập trung làm tốt cho xong, con khóc thét ăn vạ nói mẹ ích kỷ, mẹ bực lấy khăn quất vào mông, con khóc thét gọi ông ơi mẹ đánh con.
Bố cầm roi dọa cháu tại sao mẹ nói con không chịu nghe, bà nội ở nhà bếp nói hắt ra, hết mẹ đánh rồi đến bố hùng hổ, ông xem tivi ở trong phòng xông ra thét lên: "Mẹ gì như hổ vồ, đàn bà phụ nữ gì mà ác thế, bảo đàn ông đánh con đã đành, nên học công dung ngôn hạnh" và còn một loạt ngôn từ khác rất chợ búa. Chồng tôi biết ông đang thương cháu quá mà nói mẹ, anh muốn phân tích để ông hiểu rằng việc ông xử lý thế chỉ khiến "trống đánh xuôi kèn thổi ngược", cháu hư vẫn hoàn hư.
Ông bảo chồng tôi bênh vợ chằm chằm, đội vợ lên tận đầu, không phải dạy khôn ông, đầu ông có sạn rồi, bọn tôi đi làm mà đầu óc rỗng, đừng tưởng làm được chút mà ra vẻ, ngu vẫn hoàn ngu. Tôi cũng phải nói thêm ông học rất giỏi, được nhà nước cho học bổng bên Nga, nhưng ông có tính hiếu thắng cao, những người nào giỏi hơn ông, ông ghét, kém hơn ông hay coi thường. Ông kém ngoại giao, chậm chạp, ù mì, nhiều người không ưa.
Ông nói việc dạy con không phải dùng roi vọt, phải phân tích đúng sai, kiên trì và dứt khoát. Nếu vợ chồng chúng mày kiếm một tài liệu nào khuyên dạy con bằng roi vọt mà tốt lên, mang về đây cho tao, tao sẽ quỳ xuống xin lỗi vợ chồng mày. Ông giờ hơn 70 tuổi, nhiều bệnh tật, sức khỏe rất yếu, mất ngủ, đau khớp thường xuyên nên tính tình khá nóng nảy.
Tôi là người độc lập, sắc sảo, nóng tính, không thích sống chung đụng, rất ngại va chạm, nhưng nghĩ đi nghĩ lại chồng tôi là con cả (nhà có hai anh em trai), ông luôn yêu thương, chăm sóc cháu và muốn sống với nó. Tôi nghĩ cũng nhờ có ông bà mà tôi có người chồng thật tốt, yêu thương tôi, hiếu thuận với bên ngoại. Tôi hứa sẽ cố gắng hết sức chu toàn và đúng đạo với bên nội, theo như suy nghĩ của ông bà tôi là người thu nhập chính, trụ cột. Thu nhập của tôi nếu không phân tán để lo cho công ty của chồng, lo đóng góp mua nhà cho chú, trang hoàng nhà cửa, chi tiêu gia đình thì tôi thừa mua một miếng đất. Nhưng như ông nói tất cả những công lao của tôi gây dựng lên chỉ một lời phản biện được cho là láo toét và mọi công sức kia đổ xuống sông xuống biển.
Tôi chợt nghĩ ở nhà bố mẹ đẻ mình, trong thời gian vừa đi học vừa đi làm, tôi đã lần lượt giúp các anh em mình người học cao đẳng, người học nghề. Ra trường, bằng mối quan hệ tôi đã xin được việc cho các anh em (cả thảy là bốn), bố mẹ đẻ luôn thông cảm tính cách thẳng thắn của tôi, trân trọng sự hiếu thảo mà tôi dành cho gia đình. Phải chăng ở hai nơi này có sự khác biệt?
Anh trai khuyên tôi, ông già rồi không còn sống được bao nhiêu nữa, cùng lắm là 5 năm, có muốn mắng muốn quát cũng không còn quát được nữa. Vợ chồng còn trẻ lại là con cái nên lựa ông một chút, dạy dỗ con cái cũng hạn chế quân phiệt, phân tích đúng sai, đứa trẻ nào cũng vậy không ít thì nhiều, mỗi lứa tuổi lại có những tâm lý khác nhau.
Bản thân tôi rất hiểu và muốn thông cảm cho ông, cũng muốn khuyên chồng để hai vợ chồng cùng nhau làm cho ông bà vui hơn. Nhưng nghĩ đến những lời nhiếc móc của ông tôi thực sự chỉ muốn mua căn hộ gần đó ở riêng, như thế ông vẫn được vui chơi với cháu. Tôi biết điều này sẽ không được chồng chấp nhận, càng làm ông đau khổ và buồn phiền hơn. Nhưng về lâu dài tôi sẽ sinh cháu nữa, không dám chắc mâu thuẫn không xảy ra.
Tôi viết thư này mong những anh chị đi trước cho tôi một sự chia sẻ. Hy vọng tôi sẽ có đầy đủ sự bao dung, quên hết những lời nhiếc móc của ông, vui vẻ yêu thương ông, cố gắng dung hòa giữa ông và nuôi dạy con để gia đình luôn hòa thuận, đầm ấm.
Theo VNE
Bất lực chị, em chồng liên tục nhờ vả Cứ thứ bảy, chủ nhật hoặc chiều các ngày, khi chồng tôi có nhà là chị, em chồng thay nhau nhờ chở đi chỗ này chỗ kia. Tôi năm nay 27 tuổi, đã lập gia đình và có một bé trai 2 tháng tuổi. Chồng tôi hơn tôi hai tuổi, là một người chồng có trách nhiệm, một người cha tốt. Mọi chuyện...