Tôi cưu mang chồng 3 năm thất nghiệp, khi có việc anh đòi ly hôn
Tôi không ngờ những ngày tháng mình vất vả mưu sinh, hết lòng vì chồng lại nuôi dưỡng cho anh tính ích kỷ, để anh quyết định dứt áo ra đi.
Lấy chồng 4 năm, hai vợ chồng vất vả mưu sinh ở thành phố. Việc con cái hiếm muộn khiến tôi thực sự mệt mỏi. Nhiều lần tôi và chồng phải đi khám, gánh nặng kinh tế chồng chất khiến hai đứa cảm thấy không còn sức lực.
Nhưng vì gia đình, tôi vẫn không nản lòng. Tôi làm mọi việc để kiếm tiền, chạy chữa khắp nơi. Cuối cùng, trời cũng không phụ người có công. Sau hơn 4 năm, tôi với anh cũng có một con gái.
Nhưng từ ngày sinh con ra, cuộc sống của chúng tôi càng chật vật hơn, nhất là về kinh tế. Chồng đang có công việc ổn định tự nhiên thất nghiệp. Có lúc tôi buồn lắm nhưng không dám nói ra vì tôi biết tính chồng sĩ diện cao, không thích bị vợ nói này, nói nọ. Tôi luôn tự nhủ, có con là điều tuyệt vời nhất nên dù công việc của anh có không như ý, đó là vì duyên chưa tới.
Tôi nói chồng cứ ở nhà, mình sẽ gánh vác việc kiếm tiền. Mọi thứ trong nhà chi tiêu tiết kiệm đi một chút, vợ chồng cũng không quá vất vả. Ngoài tiền ăn uống, sinh hoạt, lo cho con cái, chúng tôi còn phải trả thêm tiền lãi ngân hàng để mua nhà trả góp.
Thực chất, tôi rất mệt. Nhưng vì chồng, vì con, tôi cố gắng từng ngày. Tôi làm thêm nhiều việc như bán hàng online (trực tuyến), bán hàng thêm trong chung cư, nhận các việc bên ngoài để có thêm tiền trang trải cuộc sống. Chỉ gần một năm, tôi gầy đi trông thấy, thân xác cũng tiều tụy.
Tôi cưu mang chồng suốt 3 năm thất nghiệp để rồi anh đòi ly hôn (Ảnh minh họa: Pix).
Điều tôi buồn là suốt một năm ở nhà, chồng không động tay chân vào việc gì. Khi tôi hỏi tại sao anh không đỡ đần vợ việc nhà cửa như cơm nước, dọn dẹp, bát đũa, chồng kêu “việc đó của đàn bà”. Tôi nói lý với chồng rằng, nếu việc đó của đàn bà thì việc gì của đàn ông, “việc kiếm tiền chăng”?.
Câu hỏi của tôi đã chạm đến lòng tự trọng của chồng. Anh cho rằng, tôi đang coi thường anh không có công việc, không kiếm ra tiền. Vậy là chồng dỗi, hơn một tuần anh và tôi không nói chuyện với nhau.
Video đang HOT
Những tưởng chồng sẽ chỉ nghỉ việc ở nhà một thời gian rồi đi kiếm việc khác nhưng anh không chịu. Anh nói muốn nghiên cứu thị trường bán hàng để chuyển hướng nghề nghiệp nhưng cả ngày chỉ thấy anh cắm mặt vào chơi điện tử và điện thoại. Đến con cái, chồng cũng bỏ bê. Một mình tôi vừa đi làm, vừa về chăm sóc con cái, kiệt quệ sức lực.
Anh nghỉ việc thêm hai năm khiến kinh tế gia đình khốn đốn. Nhưng biết tính chồng, suốt thời gian đó, mệt tôi cũng không dám kêu. Hai vợ chồng sống với nhau như người dưng, chỉ đi làm rồi về ăn bữa cơm chung. Tiền chi tiêu, mời mọc bạn bè cà phê, chồng cũng phải xin tôi vì anh chẳng làm ra một xu nào.
Mẹ anh ra chơi, tôi khốn khổ vì bị anh nói coi thường mẹ, coi thường anh. Chẳng là bữa cơm canh rau đạm bạc trong một tuần mẹ ra chơi khiến anh nghĩ tôi coi thường anh không kiếm ra tiền nên không cho mẹ anh ăn uống đàng hoàng. Có chuyện gì hay nói câu gì không phải là anh nổi cáu, nói vợ cậy làm ra tiền, coi khinh chồng.
3 năm ròng rã chồng thất nghiệp là 3 năm tôi chịu áp lực về kinh tế và tinh thần. Chỉ cần tôi nói động gì đến chuyện đi xin việc hay tính chuyện làm ăn thì chồng lại nói: “Vốn đâu mà làm, tiền một xu không có. Một mình cô làm cũng chỉ đủ lo cho cái nhà chứ đừng nghĩ to tát”.
Một mình tôi làm đủ lo cho cả nhà này, nhưng anh lại không cho đó là việc đáng ghi nhận. Anh thậm chí còn nghĩ lương tôi thấp, chẳng có vốn liếng cũng không chịu vay mượn bạn bè cho anh làm ăn.
Anh liên tục giục tôi vay người này, người kia cho anh lấy vốn nhưng tôi nào có khả năng đó. Lo từng đồng tiền trong nhà đã khiến tôi kiệt quệ, gánh thêm nợ người ngoài nữa thì biết trả thế nào?
Bỗng một ngày đẹp trời, anh nói mình xin được việc thông qua lời giới thiệu của một người bạn đại học. Tôi vô cùng vui mừng vì cuối cùng, chồng cũng có công ăn việc làm, bớt gánh nặng kinh tế cho vợ. Nhưng đi làm được 7 tháng, anh đề nghị ly hôn và không đưa cho tôi một đồng lương nào.
Anh nói mấy năm nay đã chịu đựng tôi, chịu đựng vợ sỉ nhục, khinh thường. Anh không thích một người vợ có chồng thất nghiệp vài năm đã suốt ngày càu nhàu, khó chịu. Câu nói của anh khiến người đàn bà vốn nên đau khổ như tôi phải phì cười. 3 năm qua, tôi nhẫn nhịn anh thế nào, chỉ có anh là người hiểu. Có lẽ đó chỉ là cái cớ để người đàn ông ra đi.
Tôi thật không dám tin sau 3 năm cưu mang chồng, cho anh từng đồng tiền đi cà phê, cuối cùng lại nhận về cái kết ê chề như vậy. Lòng đau và buồn nhưng tôi không tiếc. Bởi tôi thấy mình đã quá nỗ lực vì cuộc hôn nhân này. Còn anh, anh đã làm được gì cho tôi?
Biếu mẹ vợ 5 triệu ăn Tết, chồng khó chịu ra mặt, vợ nói một câu anh cúi đầu
Bây giờ tôi mới nhận ra chồng mình ích kỷ, khó chịu. Tôi thực sự không biết trong đầu anh nghĩ được gì mà bủn xỉn vài triệu biếu mẹ vợ ăn Tết.
Lấy chồng 5 năm, ngoài các dịp giỗ chạp, vợ chồng tôi đều có trách nhiệm đóng góp và biếu xén bố mẹ chồng. Vốn là con một trong gia đình nên chồng đã được nuông chiều từ bé, chỉ biết bản thân. Anh gia trưởng và cho rằng làm dâu là phải đóng góp mọi việc, gánh trách nhiệm trong nhà.
Chưa năm nào tôi thực sự có một cái Tết thảnh thơi ở nhà chồng. Tôi cảm giác, anh lấy tôi về chỉ để lo toan mọi việc trong nhà anh, để mẹ và anh được nghỉ ngơi. Cứ 27 Tết là tôi phải sắm sửa đầy đủ từ ban thờ, quất đào, bánh kẹo...
Thức ăn thức uống tôi cũng phải lên danh sách và mua bán sẵn đặt trong nhà để mẹ anh khỏi phải lo gì. Rồi ngày 30, mùng 1 Tết cúng cáp những gì, tôi phải lên thực đơn ghi ra trước rồi cứ thế mà làm.
Nhiều năm rồi, cứ Tết là vợ chồng có vấn đề. Ảnh minh họa: 163
5 năm lấy chồng, mẹ đẻ ngạc nhiên vì con gái bà như trở thành một con người khác. Từ một cô con gái chỉ biết ăn, biết ngủ, dựa vào mẹ, tôi giờ đây xăm xắn, chu đáo và giỏi giang bếp núc.
Mẹ nói không biết nên buồn hay nên vui cho tôi nữa. Mẹ vui vì tôi đã đảm đang tháo vát hơn xưa nhưng lại lo lắng vì tôi quá vất vả ở nhà chồng.
Hai vợ chồng làm công ăn lương, không có nhiều tiền tiết kiệm, cả năm chỉ trông chờ vào khoản thưởng Tết. Vậy nên trước khi có thưởng, chúng tôi thường hạch toán rõ ràng tiền quà cáp, biếu xén đôi bên nội ngoại.
Ngày trước, anh quy định nhà nội phải hơn nhà ngoại vì chúng tôi ăn uống ở nhà nội còn nhà ngoại thì không. Tôi đồng ý vì thực ra, bố mẹ đẻ tôi còn muốn cho thêm con cái chứ không muốn lấy gì của con cái.
Nhưng dù bố mẹ không muốn nhận tôi cũng ép bố mẹ phải nhận. Tôi muốn chồng nhìn thấy sự công bằng mà biết cách đối nhân xử thế.
Năm ngoái, công việc của chúng tôi tốt hơn, Tết được thưởng cao, tôi với chồng bàn nhau biếu nhà nội, nhà ngoại 8 triệu sắm Tết. Nhưng năm nay kinh tế khó khăn, tôi tính hạ bớt vì dù sao mình cũng sắm sửa rất nhiều.
Nhưng chồng khăng khăng không chấp nhận. Anh cho rằng chúng tôi sinh sống ở nhà nội thì 8 triệu quá ít, có hạ thì hạ ở nhà ngoại. Anh nói chỉ biếu nhà ngoại 3 triệu, còn nhà nội vẫn 8 triệu.
Nghe chồng nói vậy tôi rất bực. Mỗi năm chúng tôi về quê được vài lần, biếu bố mẹ được mấy đồng mà anh tính toán hơn thua?
Tôi kiên quyết phải công bằng nhưng chồng không đồng ý. Cãi nhau một hồi cuối cùng tôi là người phải nhượng bộ nhưng với số tiền là 5 triệu chứ không phải 3 triệu như anh nói. Trong lòng chồng vẫn hậm hực nhưng không làm gì được.
Ngày về quê, rút số tiền 5 triệu biếu bố mẹ vợ, con rể có vẻ không thực sự hài lòng. Lúc ra về, anh còn kêu ca mãi trên xe.
Nào là: "Mình đi lại xa xôi, tiền xăng xe, tiền phí đường, tiền quà cáp... đã tốn bao nhiêu rồi còn biếu bố mẹ 5 triệu nữa thì khác gì 8 triệu đâu? Gì thì gì em cũng phải tính toán cho hợp lý. Cứ thế này một cái Tết không biết hết bao nhiêu tiền".
Nghe chồng nói tôi thực sự nóng mặt. "Nếu anh đã tính như vậy thì thử tính luôn hộ em 6-7 con gà trống mào đỏ, 2-3 buồng chuối, chục cái bánh chưng, mấy con ngan, chục cân thịt lợn nhờ hàng xóm mổ, hoa quả, bánh trái... làm quà gửi lên biếu bố mẹ anh hộ em cái.
Chỗ đó xem có quá 5 triệu của nhà anh không mà anh ngồi ấy tính toán chi ly? Nếu anh thích sòng phẳng thì em nói luôn, ở nhà anh em chỉ có sắm thôi chứ không có nhận.
Mà sắm rồi còn phải biếu thêm bố mẹ tiền tiêu Tết. Đừng tính nữa, đừng để em phải nói ra những lời không hay... ".
Nhiều năm nay, những ấm ức trong lòng dồn nén khiến tôi khó chịu, đến hôm nay mới nói được ra. Tôi biết chồng chi ly, tính toán nội ngoại nhưng tôi không ngờ anh lại còn so bì như vậy. Sau câu nói của vợ, anh câm nín, không nói thêm một lời nào nữa, chỉ biết cúi đầu xấu hổ.
Lấy chồng xa, làm dâu xa, không được về quê ăn Tết với bố mẹ đã là thiệt thòi của phụ nữ chúng tôi. Không lẽ biếu bố mẹ mấy triệu cũng phải xin phép chồng rồi cân đong đo đếm?
Osin lương 30 triệu đồng/tháng ngủ với chồng, tôi nhận ra bài học đắt giá Tôi quyết định đuổi việc osin ngay vì quá tức giận. Nhưng câu nói và lời gửi gắm sau cùng của cô ta khiến tôi phải tự suy nghĩ lại về chính mình. Sinh ra trong gia đình giàu có, từ bé, tôi được cha mẹ nuông chiều, chẳng phải động tay vào bất cứ việc gì. Chuyện quét nhà, giặt quần áo...