“Tôi cứ nhắm mắt là hình ảnh bị vùi lấp lại hiện lên”
Đó là những gì mà Nguyễn Thị Tiêu, nạn nhân bị vùi lấp trong vụ sập nhà ở Hà Nội tâm sự với phóng viên tại Bệnh viện Bạch Mai khi kể lại sự việc kinh hoàng vừa xảy ra với mình.
Liên quan đến vụ sập nhà cổ tại địa chỉ số 107 Trần Hưng Đạo (Hoàn Kiếm – Hà Nội), sáng ngày 23/9, phóng viên đã có mặt tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức để ghi nhận tình hình các nạn nhân bị thương.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, ngày 22/9 Bệnh viện tiếp nhận cấp cứu hai nạn nhân vụ sập nhà tại Hà Nội, đó là bà Nguyễn Thị Tiêu (51 tuổi) và chị Nguyễn Thị Huyền (27 tuổi). Tính đến thời điểm 11 giờ ngày 23/9, bệnh viện đang theo dõi tình trạng sức khỏe cho nạn nhân Tiêu, còn chị Huyền đã được cho về điều trị ngoại trú.
Bà Tiêu đang được theo dõi tại Bệnh viện Bạch Mai.
Bài liên quan:
Có mặt tại khoa Ngoại, Bệnh viện Bạch Mai, nơi bà Tiêu đang được điều trị, chia sẻ sự việc đã xảy ra với mình, bà Tiêu chỉ thuật lại với giọng yếu ớt vì những vết thương vẫn còn quá nặng.
Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại bà Tiêu đã được các bác sĩ xử lý vết thương (chấn thương nặng nhất là ở vùng mặt, và gãy xương đòn). Theo bà Tiêu, sau khi vào viện bà vẫn tỉnh táo, tuy nhiên cả đêm qua bà mất ngủ bởi khi nhắm mắt lại là hình ảnh bức tường đổ sập và tưởng tượng cảnh mình bị vùi sâu trong đống đổ nát lại hiện lên.
“Khi tòa nhà sập xuống, tôi đang đứng ở đầu ngõ chỉ nghe tiếng ầm ầm và một khối đất đá đè lên người, lúc đó đau lắm nhưng không biết làm thế nào để thoát ra được, tôi nghĩ mình sẽ chết. Nhưng khi nghe tiếng người ở ngoài, tôi cố nói to mà không được và chỉ khẽ kêu ối giời ơi”, bà Tiêu thuật lại.
Video đang HOT
Nhân viên y tế đang chăm sóc nạn nhân vụ sập nhà ở Hà Nội.
Tuy bị thương, nhưng bà Tiêu vẫn cảm thấy mình còn may mắn, nếu mọi người không phát hiện ra chắc bà đã chết, bởi khối đá gạch nó vùi bà xuống sâu, đau lắm.
Liên quan đến ca cấp cứu bà Tiêu tại hiện trường, BS Đặng Thành Khẩn, Phó giám đốc Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115, người trực tiếp điều phối, chỉ huy cấp cứu tại hiện trường vụ sập và là người trực tiếp chỉ huy kíp trực đưa bà Tiêu đến cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Khi tìm thấy bà Tiêu, lúc này bà ấy vẫn tỉnh, tiếp xúc được.
Có vết thương vùng trán 4cm, vết thương phần mềm bàn chân trái. Chẩn đoán: Đa vết thương phần mềm, đội cấp cứu đã xử trí bang cách băng ép vết thương và chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Bạch Mai”.
BS Đặng Thành Khẩn kể lại giây phút điều phối, cấp cứu các nạn nhân vụ sập nhà cổ ngày 22/9.
Còn nói về tình trạng sức khỏe bà Tiêu hiện tại, trao đổi với phóng viên TS Trần Mạnh Hùng – Phó trưởng khoa Ngọa (BV Bạch Mai) cho biết: “Khi nhập viện bà Tiêu ở trong tình trạng có sốc. Sau khi đánh giá, nhận thấy bà có các chấn thương hàm mặt, gãy xương đòn và đã xử lý cấp cứu, chiếu chụp, làm các xét nghiệm.
Hiện, nạn nhân này vẫn được theo dõi chặt để kịp thời phát hiện các chấn thương khác nếu có. Còn bệnh nhân Huyền cũng là nạn nhân vụ sập nhà vào viện chiều qua nhưng tình trạng nhẹ hơn, đã được kiểm tra, sơ cứu và kê đơn thuốc cho điều trị tại nhà”.
Tại Bệnh viện Việt Đức, khoảng 10 giờ sáng nay các bác sĩ đã có buổi tiếp xúc báo chí cung cấp thông tin về tình hình các bệnh nhân nhập viện, theo đó hiện chỉ còn hai nạn đang được theo dõi và điều trị tại bệnh viện.
Bệnh nhân nặng nhất tên Hằng đang được theo dõi chảy máu ổ bụng, vỡ xương chậu. Hiện bệnh nhân đã được làm thủ thuật và không còn tình trạng chảy máu ổ bụng, tuy nhiên vẫn phải theo dõi sát sao.
Một bệnh nhân còn lại nhẹ hơn, bị gãy xương cẳng chân, bàn chân hiện đã được phẫu thuật và cũng đang được theo dõi tại bệnh viện.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn hai nạn nhân trong vụ sập nhà đó là chị Vũ Thị Thu Hằng, đang điều trị tại BV Việt Đức và bệnh nhân Nguyễn Thị Tiêu, đang điều trị tại BV Bạch Mai là cần phải theo dõi đặc biệt, những bệnh nhân còn lại cơ bản qua cơn nguy kịch, một số bệnh nhân được chuyển về nhà theo dõi.
Theo_Eva
Bệnh viện Bạch Mai cứu sống trẻ mắc viêm màng não mủ
Đây là trường hợp hi hữu bệnh nhân được cứu sống, không để lại di chứng sau 9 ngày mắc viêm màng não mủ.
Sáng 18/8, Khoa Nhi BV Bạch Mai vừa họp báo công bố đã cứu chữa thành công cho một bệnh nhân nhi tên Đồng Quốc Việt (8 tháng tuổi, Hải Hậu, Nam Định) mắc viêm màng não mủ với tiên lượng ban đầu xấu.
Theo BS. Phạm Văn Hưng (Khoa Nhi, BV Bạch Mai), bệnh nhân nhi nhập viện trong tình trạng sốt, ho, tiêu chảy và nôn và được chuẩn đoán viêm phổi, tiêu chảy.
Được biết trước khi nhập viên, bệnh nhân đã được điều trị ở tuyến dưới với chuẩn đoán bệnh tương tự nhưng bệnh không đỡ. Sau thời ngắn điều trị không hiệu quả, bệnh nhân được cho xét nghiệm dịch não tủy với kết luận viêm màng não mủ.
Bé Việt bên cạnh BS Hưng và người thân, sau thời gian điều trị thành công bệnh viêm màng não mủ
Sau 7 tuần liên tiếp điều trị với chỉ định dùng kháng sinh liều gấp đôi, truyền tĩnh mạch kéo dài 3h/lần. May mắn trẻ đã hoàn toàn bình phục không để lại di chứng. Theo BS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, đây là một trường hợp hi hữu được cứu sống mà không để lại bất kỳ di chứng nào đối với trẻ.
Bởi theo y văn thế giới, khi mắc căn bệnh này từ 3-7 ngày, nếu được chữa trị bệnh nhân sẽ khỏi bệnh nhưng sẽ để lại di chứng và sau 7 ngày phát bệnh mới điều trị thì sẽ để lại di chứng rất nặng như mù, liệt, sa sút trí tuệ... Điều đáng lưu ý ở bệnh nhân nhi này là không có những biểu hiện của bệnh như đau đầu, cứng cổ, táo bón mà trẻ lại có biểu hiện tiêu chảy...khiến các bác sĩ có những chuẩn đoán chưa chuẩn.
Bên cạnh đó, do bệnh nhân đã dùng kháng sinh trong điều trị trước khi nhập viện đã khiến trẻ mất dấu hiệu bệnh viêm màng não. "Khác với người lớn, trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi biểu hiện bệnh thường không rõ ràng, do vậy khi trẻ sốt, ho, co giật và mệt lờ đờ nên nghĩ tới mắc bệnh viêm màng não và cần xét nghiệm dịch não tủy để kịp thời phát hiện và điều trị", Bs. Dũng khuyến cáo.
Chia sẻ với Báo Giao thông, chị Nguyễn Thị Thắm (mẹ bệnh nhân) xúc động cho biết: "Khi đưa con nhập viện, gia đình đã xác định tình huống xấu nhất có thể xảy đến và gần như không còn chút hi vọng cứu chữa. Tuy nhiên, sự tận tình của các bác sĩ khoa Nhi đã mang lại sự sống mới cho con tôi. Con tôi đã được tái sinh nhờ y bác sĩ nơi đây. Với gia đình chúng tôi không còn niềm hạnh phúc nào hơn bế trên tay đứa con đã hoàn toàn khỏe mạnh như bây giờ"./.
Báo GTVT
Theo_VOV
Sập nhà cổ ở Hà Nội: Tổ chức tạm cư cho 16 hộ dân tới Định Công Tô chức sơ tán các hô dân bị ảnh hưởng, bô trí nơi tạm cư cho 16 hộ dân với 61 nhân khâu trong vụ sập nhà cổ ở Hà Nội. Theo báo cáo nhanh của Quận ủy Hoàn Kiếm- Hà Nội, ngay sau khi nhận được tin báo sập nhà, UBND thành phố đã chỉ đạo các Sở ngành và các lực...