Tôi cứ luôn chủ động để bao cao su vào va-li của chồng
Không biết chị em có tin không nhưng tôi luôn làm như thế suốt 10 năm chung sống với chồng.
Do đặc điểm công việc của chồng tôi thường xuyên phải đi công tác rất nhiều, hầu như tháng nào cũng đôi ba chuyến. Mỗi lần thu xếp đồ cho chồng, tôi luôn cẩn thận để vào đó vài chiếc bao cao su.
Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên tôi có hành động này, chồng tôi đã có vẻ giận dỗi vì cho rằng tôi làm thế là không tin tưởng anh, là xúc phạm anh. Thời điểm đó, chúng tôi mới cưới, còn chưa có con, anh phải đi công tác xa một tuần.
Khi đó, tôi đã giải thích cho chồng hiểu rằng tôi yêu anh và muốn bảo vệ hạnh phúc của chúng tôi. Tôi quan niệm, một người đàn ông chung thủy là người đàn ông biết bảo vệ người phụ nữ của mình và hạnh phúc gia đình mình ngay cả những lúc khó kiểm soát bản thân nhất.
(ảnh minh họa)
Tôi vẫn thường nói với chồng, chuyện cặp bồ thì tôi không bao giờ chấp nhận, nhưng nếu trong một phút giây yếu lòng nào đó không kiểm soát được thì tôi có thể tha thứ nhưng tuyệt đối không được phép để lại hậu quả.
Video đang HOT
Hậu quả ở đây chính là chuyện bệnh tật mang về nhà, rồi lây cho vợ, là chuyện không hay của chồng bị vỡ lở.
Chính vì thế, trước mỗi chuyến công tác xa của chồng, bao giờ trong va- li quần áo, đồ dùng cá nhân cũng kèm theo vài chiếc bao cao su.
Suốt 10 năm qua, sau mỗi chuyến công tác về nhà, tôi chưa bao giờ thấy số lượng bao cao su tôi để vào va- li của anh bị sụt giảm. Không biết do anh không sử dụng hay là anh mua thế cái khác vào đó để tôi yên tâm. Còn tôi và anh thì đã quá quen với chuyện chuẩn bị bao cao su rồi.
Tôi yêu chồng và nghĩ chồng cũng rất yêu mình, trân trọng gia đình. Tôi nghĩ hành động của tôi sẽ như lời nhắc nhở chồng về trách nhiệm tự bảo vệ mình và hạnh phúc của gia đình mình.
Theo Vietnamnet
Từ vụ bắt cóc trẻ sơ sinh: Áp lực vô sinh khiến phụ nữ làm liều
Đọc câu chuyện về vụ bắt cóc trẻ sơ sinh tại BV khiến dư luận xôn xao suốt 2 ngày hôm nay, bất chợt tôi lại nhớ đến vụ tại BV Phụ sản Trung ương 2 năm về trước.
Họ đều là những người đàn bà, có thể vì khao khát một đứa con để ôm ấp, vỗ về, hoặc để khẳng định vị trí của mình, níu kéo một gia đình đang bên bờ vực của sự tan vỡ chỉ vì thiếu vắng 1 đứa con. Thế nên họ mới nghĩ quẩn.
Việc làm ấy, rõ ràng là đáng trách, đáng tránh lắm, và chắc chắn họ sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì mới thấy, phụ nữ chúng ta đúng là quá khổ, họ khổ đến trăm đường.
Nào là vất vả ngược xuôi, chăm sóc nhà cửa, gia đình, cung phụng chồng, bố mẹ, anh em, họ hàng nhà chồng. Ấy vậy mà, khi không sinh được con thì bao nhiêu điều tiếng xấu xa lại đổ hết lên đầu họ. Họ bị gọi là "gái độc", là "người đàn bà không biết đẻ" thậm chí là "người đàn bà vứt đi", rồi bị chồng, gia đình nhà chồng hắt hủi, xua đuổi...
Khi không sinh được con, họ bị gọi là "gái độc"... Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Có ai hiểu rẳng, xét cho cùng thì khi đã kết hôn, nói đến chuyện con cái, có người phụ nữ nào lại không mong muốn? Họ muốn quá chứ, bởi với người phụ nữ, không gì hạnh phúc hơn là thiên chức làm mẹ. Khi có con, người phụ nữ coi con là tất cả, họ yêu quý đứa con thậm chí còn hơn cả cuộc sống của mình.
Thế nhưng, cuộc sống trớ trêu, nhiều phụ nữ không có khả năng sinh con, hoặc hiếm muộn, thì đó đã là một sự thiệt thòi, họ chắc chắn đã đau khổ đến tột cùng rồi. Thế nên, lẽ ra, khi rơi vào hoàn cảnh đó, người chồng, gia đình, anh em bạn bè phải là những người ở bên cạnh họ, an ủi, động viên, bù đắp tình cảm để người phụ nữ ấy có thêm chút động lực để mà sống tiếp.
Đằng này, tôi biết, có bao nhiêu gia đình, khi thấy kết hôn 1 vài năm mà vẫn chưa thấy người phụ nữ mang thai (mà lỗi thậm chí chẳng phải của người phụ nữ), nhưng đã vội vàng hắt hủi, xua đuổi, đòi ly hôn với người phụ nữ ấy. Hoặc không thì bắt ép người phụ nữ phải chấp nhận chung chồng với một, thậm chí vài người phụ nữ khác chỉ vì gia đình người chồng đó đang cần một đứa con nối dõi.
Như vậy, có phải là thất đức quá không?
Rồi anh em, bạn bè, đồng nghiệp ngoài xã hội nữa, vừa thấy 1 chị lấy chồng vài năm mà vẫn chưa sinh được con đã vội vàng bàn ra tán vào, rồi suy đoán này nọ, thậm chí là gán cho người phụ nữ ấy cái mác "vô phúc" khiến họ đã mệt mỏi lại càng áp lực nhiều hơn.
Thế nên, khi rơi vào hoàn cảnh đó, nhiều người tâm lý không vững, lại kém hiểu biết, họ nghĩ quẩn cũng là điều dễ hiểu.
Ngay như một cô em của tôi, lấy chồng 6 năm vẫn chưa có con nên cũng bị nhà chồng mỉa mai, bóng gió và gây áp lực không ít.
Tuy nhiên, cô ấy may vì có người chồng tâm lý. 2 vợ chồng cứ nghe đâu có thầy chữa giỏi là tìm đến. Nhưng vì mãi vẫn chưa có kết quả nên gia đình chồng không thể kiên trì hơn. Họ tổ chức họp mặt gia đình, bắt cô em tôi phải lựa chọn, một là ly hôn để anh chồng đường đường chính chính đi lấy vợ mới, 2 là chấp nhận chung chồng với người phụ khác, vì anh ta là con một trong gia đình.
Cô em tôi khóc hết nước mắt, cũng định khăn gói ra đi. Nhưng ông chồng giữ lại. Sau đó, 2 vợ chồng bàn nhau đi làm ăn ở vùng kinh tế mới, bí mật nhận một đứa con nuôi, rồi lâu lâu sau mới dẫn con về chào ông bà.
Thế đấy, đôi khi những định kiến của gia đình, xã hội đã vô tình đẩy con người ta đến bước đường cùng, chỉ có người sáng suốt hơn chút thì mới không mắc phải những sai lầm..
Theo VNE
Yêu một đàng, "ôm" một nẻo Anh bảo, anh yêu cháu thật lòng, không muốn chia tay, nhưng tự nhận là mình tham lam, không muốn bỏ người nào. Sau khi chia tay bạn trai, cháu tình cờ biết anh qua mạng, dần phát sinh tình cảm. Sau mấy tuần hẹn hò và nhiều lần truy hỏi, anh mới thú thật với cháu là đã có con rơi với...