Tôi còng lưng trả nợ hộ chồng mà vẫn bị chửi là láo toét
Hơn một tháng chiến tranh lạnh, tôi làm lành nhưng dường như anh không còn muốn hàn gắn nữa.
ảnh minh họa
Tôi lập gia đình 4 năm, có bé hơn 3 tuổi. Tôi đang làm cho một tập đoàn nước ngoài với mức lương khoảng 20 triệu/tháng, còn chồng làm kinh doanh. Từ lúc sinh bé, công việc của anh không thuận lợi, nên suốt 3 năm nay tôi gần như là trụ cột chính, vừa lo toan mọi thứ trong cuộc sống, vừa gánh cả những khoản nợ làm ăn thua lỗ của anh. Chúng tôi hiện vẫn thuê nhà và đến giữa năm sau mới trả hết nợ.
Bình thường anh là người yêu chiều vợ con, nhưng cứ mỗi lần cãi nhau, anh sẽ giận cả tháng, xưng hô mày tao với tôi, ngay cả con anh cũng có thái độ không cần. Xa nhau 2 tháng, khi tôi và con về ngoại, anh không một lần gọi điện hỏi thăm con. Lúc tôi xuống lại, bao nhiêu đồ đạc, gọi chồng ra đón anh không ra, để mặc tôi khóc giữa bến xe, rồi nhờ những người xa lạ giúp đỡ gọi xe về nhà.
Tôi chưa bao giờ nói tục hay chửi bậy, chỉ đôi lúc tỏ thái độ vì cảm thấy mệt mỏi khi phải nai lưng đi làm sớm tối, ít có thời gian chăm sóc con, mà tiền kiếm được toàn để trả nợ cho anh, vậy mà anh luôn bảo tôi là đồ láo toét. Hơn một tháng chiến tranh lạnh, tôi làm lành nhưng dường như anh không còn muốn hàn gắn nữa. Tôi hỏi anh định sống như thế nào, anh trả lời “Tùy cô”.
Anh rất ít đưa hai mẹ con đi chơi, Tết đến tôi chỉ mong anh ở nhà, đừng đi thâu đêm với bạn nhưng không được. Anh cau có mắng chửi tôi “Lần sau mày không cần về nhà tao ăn Tết nữa”. Năm nào về quê anh ăn Tết đều như vậy, còn nếu về quê tôi anh chỉ đưa hai mẹ con lên rồi về. Xin chuyên gia và mọi người tư vấn tôi nên làm thế nào bây giờ? Nếu ly dị vào thời điểm này, tôi sẽ không có người trông con, vì mẹ anh đang giúp tôi đưa đón cháu đi học. Tôi chỉ còn nửa tháng lương để nuôi hai mẹ con vì nửa còn lại đang trả ngân hàng cho anh.
Em đang đứng trước những câu hỏi lớn mang tính bước ngoặt, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc hôn nhân và tương lai. Với mỗi câu hỏi, em sẽ là người cân nhắc những thu hoạch hay mất mát theo niềm tin, giá trị của chính em mà không ai biết được. Tôi chỉ có thể đồng hành với em về mặt cách thức, phương pháp cân nhắc lợi hại một cách khách quan và định lượng để em dễ đưa ra quyết định hơn.
Chẳng hạn, với câu hỏi “tôi có nên tiếp tục cuộc hôn nhân này không?”, em hãy thật bình tâm liệt kê ra tất cả những gì em tin mình sẽ được hoặc mất. Ví dụ, nếu tiếp tục cuộc hôn nhân, những cái em có thể được là: có người trông con giúp (bà nội); cảm thấy tốt vì ít nhất gia đình mình không tan vỡ; ông bà ngoại sẽ không bị mất thể diện; em không phải ứng phó với các câu hỏi khó xử về hôn nhân của bản thân… Tuy nhiên, những thiệt hại em có thể phải nhận là: tiếp tục tổn thương sâu sắc vì chồng bạo hành lời nói và không quan tâm; cảm thấy kiệt sức vì phải tiếp tục làm mọi việc từ kiếm tiền đến chăm con mà không được ghi nhận; cảm thấy bị lợi dụng vì hàng tháng bỏ ra nửa tháng lương để trả nợ cho chồng, nhưng vẫn bị đối xử như người giúp việc…
Video đang HOT
Sau khi đã liệt kê hết tất cả những điểm lợi và hại, em cho điểm từng mục xem những mục ấy có giá trị với em như thế nào, theo thang điểm từ 1-10. Tính tổng điểm xem em đang thiên về lợi ích hay thiệt hại.
Ngoài ra, em có thể xem những điểm đã liệt kê sẽ ảnh hưởng đến mình trong ngắn hạn hay lâu dài, gây ra những hậu quả nghiêm trọng hay không nghiêm trọng để cân nhắc sâu hơn. Chẳng hạn, lợi ích duy trì hôn nhân khiến em thấy mình tốt vì ít nhất gia đình không tan vỡ. Liệu cảm giác này có tồn tại bền vững không? Nếu duy trì hôn nhân là để có bà nội trông giúp cháu thì liệu có giải pháp đơn giản nào khác thay thế trong tương lai không? Còn thiệt hại là tổn thương do chồng bạo hành lời nói, về lâu dài có gây nên những hậu quả nghiêm trọng không? Ví dụ: sẽ dẫn đến bạo hành thể chất; cảm thấy kiệt sức vì phải lo nhiều việc từ kiếm tiền đến chăm con, về lâu dài có thể khiến em bị trầm cảm…
Em hãy làm tương tự với những câu hỏi hoặc tình huống khác, như không ly dị nhưng không tiếp tục trích lương trả nợ cho chồng thì có điểm lợi gì, hại gì… Sau khi bản thân em đã rất rõ ràng về những điểm lợi và hại, hãy thêm với một vài người thân thiết, tin tưởng để tham khảo thêm, cũng như có động lực quyết định.
Chúc em quyết định sáng suốt.
Theo Vnexpress
Xót xa 2 mẹ con dù bị tra tấn dã man vẫn phải sống với người chồng "ác quỷ"
Dù phải chịu đựng những đau đớn vĩnh viễn khi 1 đứa con đã chết, đứa còn lại thì bị biến dạng khủng khiếp và bản thân cũng chịu nhiều tổn thương do bị chồng bạo hành, nhưng người phụ nữ này vẫn phải chấp nhận sống chung với kẻ tàn ác ấy 25 năm qua.
Ấn Độ vốn là quốc gia còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nỗi thống khổ vì bị phân biệt đối xử và bạo lực mà phụ nữ nước này phải chịu đựng vẫn trở thành nỗi ám ảnh luôn thường trực. Những vụ án nổi tiếng được đề cập trong loạt bài " Phụ nữ Ấn Độ và nỗi ám ảnh về bạo hành, hiếp dâm" sau đây sẽ phần nào hé lộ cuộc sống đọa đày của không ít phụ nữ tại đất nước này.
Đó là câu chuyện của mẹ con cô Geeta Mahour (40 tuổi) và Neetu (28 tuổi), nạn nhân của chính người mình gọi là chồng, là cha - Inderjeet Mahour (60 tuổi).
Neetu không còn nhớ gì về vụ án xảy ra khi cô mới 3 tuổi.
Ngày kinh hoàng
Cách đây gần 30 năm, Geeta Mahour khi đó mới là một cô bé "ăn chưa no, lo chưa tới" nhưng nghe theo sự sắp đặt của người lớn đã chấp nhận kết hôn với Inderjeet Mahour - người đàn ông hơn mình 20 tuổi.
Tuy nhiên, cuộc sống của cô gái trẻ ngày càng rơi vào tuyệt vọng bên người chồng nát rượu và vũ phu với những trận đòn vô cớ nhiều không kể xiết. Không chịu nổi cuộc hôn nhân căng thẳng, Geeta quyết định đưa 2 cô con gái nhỏ về sống cùng mẹ ở thành phố Agra, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Tức giận, Inderjeet Mahour đã lên kế hoạch trả thù theo cách vô cùng độc ác. Khi đó, 3 mẹ con Geeta đang ngủ và không hề hay biết có người lẻn vào. Bỗng nhiên, cảm giác đau đớn tới từng thớ thịt, cô bật dậy và nhanh chóng hiểu chuyện gì đang xảy ra. Người chồng, người cha vô nhân tính đã đổ axit sát hại 3 mẹ con cô.
Khi nghe thấy tiếng la hét của con cháu, mẹ cô liền chạy vào và suýt ngất vì những điều kinh hoàng đang diễn ra trước mắt. Cảnh sát và xe cứu thương ngay lập tức được huy động.
Sau những nỗ lực chữa trị cua bác sĩ, cuối cùng, cô con gái đầu lòng Neetu mới 3 tuổi thì bị mù và khuôn mặt biến dạng hoàn toàn còn người em gái nhỏ Krisha 18 tháng chết vì nhiễm trùng vài tháng sau đó. Bản thân Geeta Mahour cũng chịu nhiều di chứng do axit.
Hai mẹ con Geeta và người chồng cũng là hung thủ đã ra tay tàn ác với họ.
Cắn răng sống chung vì quá nghèo
Sau vụ tấn công, Inderjeet Mahour đã bị bắt giữ. Trong thời gian ngồi tù, Inderjeet Mahour đã gửi thư cho vợ và hy vọng được tha lỗi. "Tôi thấy hối hận rất nhiều, đặc biệt là khi tôi thấy cô con gái Neetu. Tôi thực sự buồn khi thấy con gái mình ra nông nỗi này. Bất cứ khi nào thấy Neetu, trái tim tôi quặn thắt lại. Tôi đã nói xin lỗi vợ và con gái rất nhiều lần", Inderjeet Mahour nhớ lại.
Dù vậy, với những nỗi đau đã trải qua, Geeta Mahour không thể nguôi ngoai. Ai cũng nghĩ rằng rồi gia đình nhỏ ấy sẽ "tan đàn xẻ nghé" bởi sự ác độc của người chồng. Nhưng không, cuối cùng, thay vì tìm một nơi để có thể tránh xa người chồng tàn nhẫn thì Geeta và con lại trở về sống cùng người mà lẽ ra mẹ con cô phải hận suốt đời.
Trở lại thời điểm xảy ra vụ án, 2 mẹ con Geeta khi ra viện càng trở nên cùng quẫn khi không có tiền trang trải cuộc sống. Họ quá nghèo để có thể sống một mình. Bố của Geeta qua đời lúc cô mới 8 tuổi, một mình mẹ cô phải nuôi nấng các em và giờ là 2 mẹ con Geeta.
Ngoài ra, trước những dị nghị của hàng xóm, Geeta cảm thấy rất xấu hổ. Mọi người xung quanh luôn tỏ ra ghét bỏ mẹ con cô, họ cười cợt và nhìn cô với cặp mắt thiếu thiện cảm, thậm chí còn yêu cẩu 2 mẹ con rời khỏi đó.
Cuối cùng, Geeta đành phải tha thứ cho chồng và tiếp tục chung sống dưới một mái nhà. Hai vợ chồng sau đó còn có thêm người con thứ ba.
Mặc dù đã được tham gia một khóa cải tạo, ông Inderjeet Mahour vẫn thường nổi giận và có xu hướng bạo lực sau khi uống rượu. "Giờ đây, khi ông ta say rượu và dọa giết tôi, tôi cũng chẳng sợ nữa. Tôi khóc mỗi đêm vì nỗi đau mà mẹ con tôi phải trải qua. Nhưng chúng tôi chẳng có lựa chọn nào nữa", Geeta chia sẻ.
Điều Geeta lo lắng nhất chính là tương lai của con gái mình: "Mỗi đêm nghĩ về con gái, tôi đều khóc. Neeta hoàn toàn phụ thuộc vào chúng tôi. Tôi không biết khi tôi chết thì mọi chuyện sẽ như thế nào với con bé. Neetu là người mạnh mẽ nhưng việc không còn thị lực khiến nó gặp khó khăn trong nhiều công việc. Tôi ước gì phép màu sẽ xảy ra".
-
Mời quý vị đón đọc phần tiếp theo của loạt bài Phụ nữ Ấn Độ và nỗi ám ảnh về bạo hành, hiếp dâm vào 4h ngày 20/12/2017.
Theo Danviet
Lạm dụng thai thác đời tư nghệ sĩ, không chỉ có "Sau ánh hào quang" Không chỉ "Sau ánh hào quang", mà nhiều chương trình truyền hình cũng gây tranh cãi khi lạm dụng chuyện đời tư và ảnh hưởng nghiêm trọng đến người liên quan. Sau ánh hào quang sau khi phát sóng tập của Lê Giang gây tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội. Câu chuyện được chia sẻ trong chương trình kéo theo nhiều...