Tôi có nên tố cáo anh rể?
Cô từng bị anh rể tấn công tình dục nhưng không một ai trong gia đình cô quan tâm.
Cô đau đớn khi nhận ra việc phải sống trong một gia đình mà mọi người đang bình thường hóa những gì đã xảy ra, thì việc gào thét cũng chẳng ích gì.
Cách đây đã 3 năm, khi đó Điệp mới 22 tuổi, chị gái và kẻ đã từng tấn công cô chuẩn bị kết hôn. Gia đình biết sự việc, kể cả chị gái cô, nhưng cô cảm thấy mình nhận được rất ít, thậm chí không có sự hỗ trợ nào từ họ.
Bất chấp những gì cô cảnh báo, chị gái vẫn kết hôn với anh ta. Cô nói rằng sự xuất hiện của anh ta khiến cô cảm thấy ghê tởm nhưng chị gái vẫn dẫn theo anh ta ngay cả khi biết cô sẽ có mặt.
Lý do duy nhất khiến cô không thể khai báo hay buộc tội anh ta là vì chị gái. Cô buộc phải bỏ qua cảm xúc của chính mình để bảo vệ cuộc hôn nhân của chị gái. Nhưng những gì cô phải chịu đựng khiến cô ngày càng oán giận gia đình.
Khi họ thực sự cần cô, cô giúp đỡ hết mình mà không ngần ngại. Nhưng khi cô ở tận cùng của đau khổ và tổn thương, không một ai nắm lấy tay cô. Có lúc, cô đau đớn, thất vọng đến mức muốn bỏ mặc tất cả.
Video đang HOT
Để cứu chính mình, cô đã đi trị liệu, đồng thời cô cũng nhận được sự hỗ trợ của bạn thân và bạn trai. Dẫu vậy, cô chưa bao giờ ngừng căm ghét anh rể. Cô nghĩ mình không thể ở lại để tiếp tục chịu đựng tủi nhục này.
Nếu quyết định ra đi, cô sẽ không phải chạm mặt anh ta nữa. Nhưng điều đó không công bằng với cô. Anh ta mới là kẻ nên biến mất. Cô không thể chấp nhận việc người đàn ông từng tấn công tình dục mình kết hôn với chị gái của mình mà không phải chịu hậu quả gì. Cô tự hỏi: Liệu trong 3 năm qua, con quỷ đó còn tấn công những ai nữa?
Khi lắng nghe tâm sự của cô, bạn thân khuyên cô: “Điều quan trọng là bây giờ cậu nên làm những gì cậu thực sự muốn, chứ không phải những gì mà hành động của kẻ kia buộc cậu phải làm. Cậu biết không, ngay cả khi sự việc xảy ra đã lâu, cậu vẫn có thể khai báo”.
Chuyên gia trực tiếp trị liệu cho cô cũng rất bức xúc khi nghe được câu chuyện: “Tôi rất tiếc vì em phải sống trong một gia đình như vậy. Không ai lắng nghe em, không ai bảo vệ em. Nhưng tôi thấy em là một cô gái dũng cảm. Em đã xoay xở để chiến đấu với việc này trong 3 năm, và điều đó có nghĩa là em có sức mạnh nội tại cực lớn, điều đó thật tuyệt vời.
Một điều may mắn nữa là em có sự hỗ trợ từ một người thân và bạn trai của em. Họ có thể giúp em nói chuyện này với những người có kinh nghiệm. Tôi muốn nhấn mạnh một điều: Em không phải làm bất cứ điều gì em không muốn, em cũng không cần phải rời đi hoặc ở lại, bởi vì những ai đang thương yêu em chân thành sẽ giúp em quyết định điều gì là đúng đắn nhất.
Tôi cảm thấy thương hại chị gái của em, bởi có lẽ cô ấy đang bị mắc kẹt với người đàn ông tồi tệ đó, nhưng em thì không. Em đang có cuộc sống của riêng em, có tự do của riêng em, Vì vậy, em không cần phải chịu đựng tình huống này”.
Bác sĩ tâm lý không chỉ trò chuyện với cô mà còn làm việc với cả bạn trai của cô. Cô vô cùng xúc động khi nghe bạn trai kể lại những gì anh được nghe từ bác sĩ: “Em biết không, trong lúc em nghỉ ngơi, ông ấy đã tranh thủ giờ ăn trưa để trò chuyện với anh. Ông ấy nói rằng trái tim của ông ấy hướng về những tổn thương của em.
Cảm giác mệt mỏi, kiệt quệ của em là hoàn toàn có cơ sở. Những hậu quả từ việc cưỡng hiếp theo đúng nghĩa đen có thể gây bệnh cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi nó, trong đó có cả anh. Vì vậy, ông ấy rất quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của anh”.
Trong quá trình trị liệu, bạn trai luôn sát cánh bên cô. Anh đã làm chính xác những gì bác sĩ tâm lý khuyến nghị – lắng nghe mà không đưa ra bất kỳ phán xét nào. Anh thường xuyên nhắc nhở cô: “Bất cứ khi nào em quyết định báo cáo sự việc, anh có thể hỗ trợ em thực hiện điều này”.
Cách tôi giải tỏa mâu thuẫn với anh rể
Thảo rất yêu thương chị gái và các con của chị ấy nhưng không thể chịu đựng được việc ở bên cạnh anh rể.
Vì lý do này mà Thảo không gặp họ thường xuyên như mong muốn. Nhiều lần cô tự hỏi bản thân: "Anh rể đã làm gì khiến mình có cảm giác khó chịu đến thế?". Nhưng cô không thể lý giải được.
Mỗi khi stress vì không giải tỏa được cảm giác khó chịu của mình, Thảo chỉ biết xoa dịu bằng cách nghĩ rằng đôi khi mình còn cảm thấy khó chịu với bố mẹ đẻ huống chi là anh rể.
Thảo cố gắng hít thật sâu và thở ra thật chậm để bình thản chấp nhận những điều mình không thể thay đổi. Cô phải thành thật với bản thân rằng mình rất muốn đến thăm chị gái và các cháu vào mỗi dịp cuối tuần. Vì thế, cô phải chấp nhận chạm mặt anh rể ở đó.
Nếu Thảo để chị phát hiện mình không ưa anh rể, chắc chắn chị sẽ phải suy nghĩ rất nhiều. Thảo cũng có thể khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn. Thậm chí, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tôn trọng mà chị và các cháu đang dành cho cô.
Thảo định im lặng và giấu thật kỹ cảm xúc thật của mình. Nhưng rồi một thứ gì đó không ngừng thôi thúc cô tiếp tục tìm hiểu lý do và giải quyết để cảm giác khó chịu trong cô phải tan biến.
Đầu tiên, Thảo muốn mình tự giải quyết trước. Cô muốn mình xác định rõ các vấn đề với anh rể là sự khác biệt về tính cách hay niềm tin? Nếu vấn đề đơn giản như vậy, cô chỉ cần giảm thiểu mức độ tương tác với anh về bất kỳ chủ đề nóng nào tạo ra xung đột giữa hai người. Còn nếu vấn đề ở mức độ phức tạp hơn, chẳng hạn cô thấy khó chịu khi chứng kiến anh cằn nhằn hoặc to tiếng với chị thì cô cần phải trò chuyện thẳng thắn và trực tiếp với chị.
Thảo biết mình có thể kiểm soát được phản ứng về mặt cảm xúc của mình với anh rể. Cô cũng hiểu rằng cảm xúc của mình thường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những suy nghĩ mà mình đang có. Thảo cố gắng thực hành bằng cách lưu tâm đến lời tự nói của mình khi gặp anh rể, sau đó, cô thay đổi những suy nghĩ sao cho chúng thực tế, chính xác và công bằng hơn.
Mỗi khi nhìn thấy anh, thay vì nghĩ "mình ghét anh rể quá", Thảo sẽ cố gắng tập trung vào suy nghĩ "ừ thì mình không thích anh ấy lắm, nhưng dù sao anh ấy cũng yêu thương và đối xử tốt với chị gái mình. Chị cũng rất yêu anh. Anh rể có thể cũng đã cảm nhận được mình không ưa anh, nhưng ơn giời, ít ra mình không phải là người chung sống với anh ấy".
Cuối cùng, Thảo nhắc nhở bản thân phải quyết định xem hạnh phúc của chị gái và các cháu quan trọng hơn hay cảm xúc tiêu cực của mình đối với anh rể quan trọng hơn. Nếu mình không thể suy nghĩ tích cực hơn về anh rể, mình cũng còn nhiều giải pháp, chẳng hạn mình sẽ ghé thăm chị và các cháu vào những ngày anh rể không ở nhà hoặc những buổi tối anh phải trực ở cơ quan.
Nhưng suy cho cùng, Thảo biết mình vẫn phải chấp nhận một sự thật: Muốn gặp chị và các cháu nhiều hơn, mình sẽ phải gặp anh rể nhiều hơn. Vào một ngày, Thảo quyết định sẽ thử trò chuyện với anh xem sao.
Thảo không thích anh, anh cũng chẳng ưa cô nhưng như thế thì đã sao, bởi cả 2 đều yêu thương và quý trọng một người. Vì thế, Thảo tin anh rể cũng đang có suy nghĩ giống mình: Mong muốn 2 người hòa hợp nhất có thể. Mỗi khi đối diện anh rể, Thảo cố gắng duy trì sự tập trung vào những mặt tích cực của anh. Điều đó cũng khiến Thảo trở nên bớt khó chịu trong mắt anh.
"Thấy chồng tôi thăng chức, anh rể huy động cả làng đến vay tiền" Vợ chồng tôi xuất thân nông thôn nhưng cùng làm việc trên thành phố. Lúc đầu, lương chúng tôi rất thấp. Hồi ấy tình cảm với anh chị chồng vẫn tốt nên mỗi lần về chúng tôi đều mua rất nhiều quà. Giai đoạn đó chúng tôi không có tiền nên thậm chí còn chẳng dám sinh con. Anh rể với chị chồng...